đậu tương tại huyện Gia Lộc nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung * Một số thuận lợi
- Nhiều địa phương trong tỉnh đã có tập quán gieo trồng từ nhiều năm - Là cây trồng không kén đất, trồng trên nhiều loại đất khác nhau, có thể mở rộng diện tích trong tỉnh.
- Là cây dễ trồng, tốn ít công, vớinhiều phương thức gieo trồng và làm đất khác nhau đã được khuyến.
- Có nguồn lao động dồi dào, tận dụng được lao động nhàn dỗi, giảm chi phí sản xuất.
- Có phong trào sản xuất nông nghiệp và cây vụ đông nhiều năm.
* Khó khăn hạn chế
- Thiếu giống tốt, chưa xác định được bộ giống đậu tương phù hợp với cơ cấu luân canh cây trồng của tỉnh nói chung, cũng như huyện Gia Lộc nói riêng.
- Chưa có đơn vị, tổ chức, công ty nào đứng ra chịu trách nhiệm về chất lượng giống; Công tác kiểm nghiệm, chuyển giao giống đậu tương đến người sản xuất chưa được quan tâm. Hạt giống vẫn sử dụng nguồn tự để hoặc mua ngoài chợ... dẫn đến chất lượng kém, hiệu quả không cao.
- Vẫn coi cây đậu tương là cây trồng phụ.
- Kỹ thuật canh tác chưa đảm bảo như: thời vụ bố trí chưa phù hợp, sử dụng phân bón chưa đúng liều lượng, mất cân đối giữa NPK và mật độ trồng quá dày hoặc quá thưa... Ngoài ra, sâu bệnh phòng trừ chưa kịp thời; người dân chủ yếu làm theo kinh nghiệm.
* Giải pháp khắc phục
- Xác định bộ giống đậu tương phù hợp với cơ cấu mùa vụ, có khả năng thích ứng rộng.
- Xác định được thời vụ thích hợp nhất để đạt năng suất cao, đặc biệt trong điều kiện vụ hè đưa vào cơ cấu luân canh: Lúa xuân + Đậu tương hè + Rau vụ đông sớm... đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Nghiên cứu mật độ gieo trồng và nền phân bón hợp lý cho giống đậu tương mới. Hoàn thiện quy trình canh tác đạt năng suất cao, khả năng chống chịu tốt chuyển giao cho người sản xuất.
- Tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về sản xuất giống đậu tương.
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ khác nhau đến sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của giống đậu tương Đ8