hiệu của giống đậu tương Đ8.
Nốt sần ở rễ cây đậu tương được hình thành là do sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium japonicum với rễ cây. Loại vi khuẩn nốt sần này có khả
năng cố định nitơ tự do (N2) trong không khí để chuyển hóa thành đạm dễ tiêu (NH3). Những nốt sần đầu tiên xuất hiện từ khi cây có 2 - 3 lá thật và tăng dần trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và đạt cực đại ở thời kỳ làm quả. Số lượng nốt sần hữu hiệu và khối lượng nốt sần phản ánh khả năng cộng sinh và khả năng cố định đạm sinh học của vi khuẩn. Sự hoạt động của vi khuẩn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện đất đai, điều kiện ngoại cảnh, điều kiện canh tác và bản chất của giống. Kết quả theo dõi sự hình thành nốt sần ở các thời vụ gieo trồng khác nhau của giống đậu tương Đ8 được trình bày tại bảng 3.6 cho thấy:
* Thời kỳ bắt đầu ra hoa:
- Số lượng nốt sần hữu hiệu (SLNS) ở thời kỳ này biến động từ 18,90 – 21,09 nốt/cây, có xu hướng tăng dần số lượng nốt sần ở các thời vụ từ TV1 (15/5) đến TV5 (25/6), trong đó TV4 (15/6) đạt số lượng nốt sần cao nhất là 21,01 nốt và tiếp đến TV5 (25/6) là 21,09 nốt/cây, cả 2 thời vụ TV4 và TV5 đều cao hơn so với trồng ở các thời vụ TV 1 (15/5), TV 2 (25/5) và thời vụ 3 (5/6) có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Số lượng nốt sần hữu hiệu thấp nhất ở TV1 là 18,90 nốt sần/ cây.
- Về khối lượng nốt sần hữu hiệu (KLNS) thời kỳ này cũng dao động trong khoảng 0,21 – 0,26 g/cây. Ở TV3 (5/6) có khối lượng cao nhất, thời vụ 1 gieo trồng ngày 15/5 (TV1) có khối lượng thấp nhất đều có ý nghĩa ở mức xác
suất 95%, các thời vụ còn lại (TV2, TV4 và TV5) có khối lượng nốt sần tương đương nhau hoặc sai khác không có ý nghĩa.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng hình thành nốt sần của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương Thời vụ gieo Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ kết thúc hoa Thời kỳ quả mẩy SLNS (nốt/cây) KLNS (g/ cây) SLNS (nốt/cây) KLNS (g/ cây) SLNS (nốt/cây) KLNS (g/ cây) TV1 (15/5) 18,90d 0,21c 30,97d 0,60d 46,57d 0,88b TV2 (25/5) 19,08cd 0,23bc 38,15c 0.62c 52,16c 0,94b TV3 (05/6) 20,23b 0,26a 44,28b 0,67b 55,33b 1,17a TV4 (15/6) 21,01a 0,24ab 45,22a 0,68ab 57,27a 1,19a TV5 (25/6) 21,09a 0,23bc 45,04ab 0,69a 57,30a 1,17a Cv% 7,6 11,5 6,7 7,9 8,4 15,8
Ghi chú: Thí nghiệm xử lý theo phương pháp Duncan’s Multiple Range Test
(DMRT) - Trong cùng 1 cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý
nghĩa ở mức xác suất 95%.
* Thời kỳ kết thúc hoa:
- Số lượng nốt sần hữu hiệu (SLNS) ở các thời vụ khác nhau biến động từ 30,97 – 45,22 nốt/ cây, TV4 (15/6) có số lượng nốt sần hữu hiệu cao nhất đạt 45,22 nốt/ cây, tiếp đến TV5 có 45,24 nốt/ cây, TV1 (15/5) có nốt sần hữu hiệu thấp nhất 30,97 nốt/cây. Giữa TV4 và TV5 không sai khác về SLNS; Song sai khac giữa TV4 là hơn hẳn với 3 thời vụ TV1, TV2 và TV3 có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.
- Khối lượng nốt sần (KLNS) ở các thời vụ trồng dao động 0,60 – 0,69 g/cây, Khối lượng nốt sần đạt cao nhất ở TV5 (0,69 g/cây), tiếp đến TV4 đạt 0,68 g/cây, ở TV4 và TV5 đều cao hơn thời vụ TV1 và TV2 có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Ở thời vụ TV4 và TV3 không sai khác về khối lượng nốt sần.
* Thời kỳ quả mẩy
- Số lượng nốt sần hứu hiệu (SLNS) dao động 46,57 – 57,30 nốt/cây, TV5 (25/6) có số lượng nốt sần cao nhất đạt 57,30 nốt/ cây, TV4 có số lượng nốt sần đạt 57,27 nốt/cây tương đương với TV5; 2 thời vụ TV4 và TV5 có KLNS cao hơn hẳn so với trồng ở 3 thời vụ (TV1, TV2 và TV3) có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Với 3 thời vụ (TV1, TV2 và TV3) có khối lượng nốt sần hữu hiệu sai khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất 95%, số lượng nốt sần thấp nhất ở TV1 (46,57 nốt/cây), tiếp đến TV2 (52,16 nốt/cây) và TV3 là 55,33 nốt/cây. Như vậy, khi gieo trồng giống đậu tương Đ8 ở các thời vụ khác nhau trong điều kiện vụ hè có ảnh hưởng khác nhau đến số lượng nốt sần hữu hiệu. Trong đó, 2 thời vụ (TV4 và TV5) có KLNS cao hơn hẳn so với 3 thời vụ (TV1, TV2 và TV3).
- Khối lượng nốt sần (KLNS) ở các thời vụ khác nhau biến động từ 0,88 – 1,19 g/cây. Ở 3 thời vụ (TV3, TV4 và TV5) có KLNS tương đương nhau và cao hơn hẳn so 2 thời vụ (TV1 và TV2) có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Thời vụ 4 có KLNS đạt cao nhất (1,19 g/ cây) và thấp nhất ở TV 1 (0,88 g/ cây).
3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống đậu tương Đ8 trong điều kiện vụ Hè tại Gia Lộc-Hải Dương