Hải Dương là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, thâm canh tăng vụ... Là tỉnh sớm thực hiện nhiều phong trào sản xuất nông nghiệp so với nhiều địa phương của cả nước. Trong đó, Gia Lộc là huyện nông nghiệp luôn đi đầu các phong trào chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nhằm mở rộng phát triển cây vụ đông sớm cho hiệu quả kinh tế cao trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác, là
huyện điểm của cả nước, được nhiều địa phương đến thăm quan, học tập nhiều năm qua;
Với cây đậu tương ngắn ngày khả năng thích ứng rộng, phù hợp cho luân canh tăng vụ, tỉnh Hải Dương đã có diện tích gieo trồng đậu tương qua các vụ (vụ xuân, vụ hè và vụ đông) thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất đậu tương tại tỉnh Hải Dương qua các năm 2009 - 2013
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương, 2014
Các huyện Gia Lộc, Kim Thành, Chí Linh và Tứ Kỳ có nhiều diện tích đậu tương hàng năm, tập trung chủ yếu ở vụ hè để tham gia hệ thống luân canh cây trồng: Lúa xuân + Đậu tương hè + Cây vụ đông sớm (cây rau, màu...). Tính về hiệu quả kinh tế, nhiều địa phương cho thấy: cây đậu tương vụ hè so với cấy lúa mùa với giống ngắn ngày, trồng cây đậu tương đầu tư thấp hơn, nhưng cho hiệu quả về thu nhập lại cao, có thời gian sinh trưởng ngắn hơn (80- 85 ngày)... nên rất phù hợp với triển khai gieo trồng cây vụ đông sớm. Ngoài ra, cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo và nâng cao độ phì cho đất...
Giống đậu tương Đ8 do Viện Cây Lương thực và cây thực phẩm (địa điểm tại xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) thực hiện lai tạo và chọn lọc, đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho sản xuất thử từ
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản Lượng (tấn) 2009 1.360 21,46 2.919 2010 1.137 21,35 2.428 2011 821 20,22 1.660 2012 639 21,09 1.348 2013 578 20,64 1.193
năm 2010. Giống Đ8 đã được Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương đưa vào khảo nghiệm tại các địa phương và tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình sản xuất vụ xuân 2011 (Trang Khuyến nông - Báo Nông Nghiệp Việt Nam - 2011). Giống đậu tương Đ8 được đánh giá
cao về các ưu điểm vượt trội so với giống đối chứng tại địa phương về khả năng thích ứng rộng, nhiễm bệnh nhẹ hơn và ngắn ngày hơn từ 5 - 10 ngày, năng suất đạt cao tại cả ở 2 điểm trình diễn (huyện Gia Lộc và huyện Chí Linh) giống Đ8 năng suất đạt 30,6 tạ/ha (cao hơn giống DT84 là 14,0 - 18,6%), giống Đ8 gieo trồng được 3 vụ/năm. Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng tỉnh đã khuyến nghị nông dân thực hiện luân canh trên đất chuyên màu vụ xuân; vụ hè (đất trồng 1 vụ lúa) và vụ đông trên đất 2 vụ lúa... trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo số liệu của Chi cục thống kê huyện Gia Lộc cho thấy về tình hình sản xuất đậu tương của huyện không ổn định trong các năm gần đây thể hiện ở bảng 3.3.
- Về diện tích: năm 2008 diện tích có 216 ha, nhưng đến năm 2009 đã tăng lên 225 ha. Từ năm 2010 đến 2012 diện tích đậu tương của huyện giảm nhiều và không ổn định, thấp nhất năm 2012 (130 ha). Năm 2013 diện tích đậu tương của huyện có xu hướng tăng trở lại đạt được 190 ha.
- Về năng suất: qua các năm cho thấy, bị giảm mạnh từ 27,5 tạ/ha (năm
2010) xuống còn 19,8 tạ/ha (năm 2011), sau đó có xu hướng tăng và đạt 25,5 tạ/ha (năm 2013)
- Về sản lượng: Năm 2008 sản lượng đậu tương của huyện là 586,9 tấn
và đến năm 2009 sản lượng tăng 616,5 tấn. Sản lượng thấp nhất là 251,7 tấn (năm 2011). Năm 2013 sản lượng đậu tương đã tăng dần đạt được 485,0 tấn.
Cũng theo số liệu của Chi cục thống kê huyện Gia Lộc về tình hình sản xuất đậu tương vụ hè từ 2008 - 2013 cho thấy, tại huyện Gia Lộc vụ đậu tương hè đang đóng vai trò chủ đạo cả về diện tích, năng suất và sản lượng
đậu tương đều chiếm tỷ lệ từ 90 - 95% cây đậu tương hàng năm. Đậu tương vụ hè đã đạt được năng suất, sản lượng cao qua nhiều năm, được thể hiện bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (2008 - 2013)
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ ha) Sản lượng (tấn) Cả năm Vụ hè Cả năm Vụ hè Cả năm Vụ hè
2008 216 202 27,1 28,0 586,9 565,6 2009 225 204 27,4 28,2 616,5 571,2 2010 214 205 27,5 28,5 589,0 574,0 2011 128 111 19,7 27,0 251,7 229,7 2012 130 113 22,2 23,4 293,5 264,4 2013 190 175 25,5 27,5 485,0 455,0
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Gia Lộc, 2014
Điều đó cho thấy phong trào chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nhằm mở rộng phát triển cây vụ đông sớm của huyện Gia Lộc là hướng đi đúng. Với các công thức luân canh trong hệ thống cơ cấu cây trồng của huyện đem lại hiệu quả thu nhập cao cho người nông dân đã có phần đóng góp của cây đậu tương vụ hè:
1. Lúa xuân + Đậu tương hè + Rau vụ đông sớm (các loại rau, ớt cay, cà chua sớm, dưa...).