Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu tại Eximbank
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % 1.Tổng dư nợ (TDN) 10.207 58,6 18.452 80,7 21.232 15 2. Nợ xấu 86,1 20,3 161,4 87,5 1.000,4 519,8
- Nợ dưới tiêu chuẩn 10,6 6 47,9 351,8 405,8 747,2
- Nợ nghi ngờ 37,1 32,5 67,7 82,5 372,7 450,5 - Nợ có khả năng mất vốn 38,4 14,3 45,8 19,3 221,9 384,5 3. Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,84 0,87 4,7 4. Nợ có khả năng mất vốn/TDN 0,38 0,25 1,05 5. Trích lập dự phòng rủi ro 46,2 746 73,54 60 376,3 411 6.DPRR/Tổng dư nợ 0,45 0,4 1,77 DPRR/Nợ xấu 53,6 45 36,7
DPRR/Nợ cókhảnăng mất vốn 120,3 160,6 165,5
Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2005, 2006, 2007, 2008
Giai đoạn 2005 -2008, tổng dư nợ có quy mô năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt từ năm 2006 khi Eximbank kết thúc thời hạn chấn chỉnh, tốc độ tăng trưởng khá cao (năm 2006 đạt 58,6%; năm 2007 đạt 80,7% và năm 2008 đạt 15%). Nguyên nhân trong thời kỳ này Eximbank đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực: tiếp thị, quảng bá thương hiệu, định hướng đúng thị trường…Tuy quy mô dư nợ tăng nhanh nhưng trong thời gian này Eximbank cũng khá thành công trong việc đảm bảo an toàn đối với khoản vay thể hiện rõ qua bảng số liệu 2.7.
Nợ xấu trong giai đoạn 2005 - 2008, xét về quy mô nợ xấu năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng không đồng đều. Năm 2006 nợ xấu chiếm 0,84% tổng dư nợ, năm 2007 là 0,87%, năm 2008 là 4,7%.
Như vậy, năm 2008 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khá cao (4,7%). Trong những năm tới, Eximbank cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm nợ quá hạn, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.
Với nợ xấu tăng qua các năm nên việc trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng nhanh. Quỹ dự phòng rủi ro tăng nhanh qua các năm, năm 2006 là 46,2 tỷ đồng, đạt 0,45% tổng dư nợ; năm 2007 là 73,54 tỷ đồng, đạt 0,4% tổng dư nợ và năm 2008 là 376,3 tỷ đồng, đạt 1,77% tổng dư nợ. Riêng năm 2008 dự phòng rủi ro tăng đột biến, tăng 411% sơ với năm 2007 do nợ xấu tăng nhanh.
• Nợ xấu theo thời hạn cho vay
Bảng 2.8: Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cho vay
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % A.Tổng dư nợ (TDN) 10.207 58,6 18.452 80,7 21.232 15 Tỷ trọng 100
Dư nợ trung, dài han 2.373 48,4 3.826 61,2 4.786 25
Tỷ trọng
Dư nợ ngắn hạn 7.834 62 14.614 86,5 16.444 12,5
Tỷ trọng
B. Nợ xấu 86,1 20 161,4 87 1.000,4 519
1. Nợ xấu TDH (NPLTDH) 38,8 21 71,8 85 439,7 512,4
-Nợ dưới tiêu chuẩn 4,8 10,8 21,3 343,4 178,4 737,5 - Nợ nghi ngờ 16,6 22,1 30,1 81,3 164,7 447 - Nợ có khả năng mất vốn 18,4 31 20,4 10,9 96,6 373,5 Nợ xấu trung, dài hạn/TDN 0,38 0,39 2,07
Nợ có khả năng mất vốn/TDN 0,18 0,11 0,46
2. Nợ xấu NH (NPLNH) 47,3 89,6 89,4 560,7 525,7
-Nợ dưới tiêu chuẩn 5,8 19 26,6 358,6 227,4 754,8 - Nợ nghi ngờ 20,5 26 37,6 83 208 453,2 - Nợ có khả năng mất vốn 21 35,4 25,4 21 125,3 393,3 Nợ xấu NH /TDN 0,46 0,49 2,64
Nợ có khả năng mất vốn/TDN 0,2 0,14 0,59
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Eximbank năm 2005 - 2008.
Qua bảng 2.8 năm 2005-2008 cơ cấu nợ theo thời hạn cho vay cho thấy tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn và dư nợ ngắn hạn đều xoay quanh mức 50%. Do trong giai đoạn này, Eximbank đã triển khai một số sản phẩm với thời hạn cho vay dài như: cho vay đầu tư một số dự án bất động sản khá lớn; cho vay trả góp mua nhà, phương tiện vận tải; cho vay hỗ trợ du học; hỗ trợ đi xuất khẩu lao động.
Mặt khác, nợ xấu theo kỳ hạn cho vay trong thời kỳ này cho thấy: nợ xấu ngắn hạn luôn cao hơn nợ xấu cho vay trung hạn. Điều này phù hợp với quy mô dư nợ và đặc điểm của hệ thống Eximbank. Năm 2008, nợ xấu trung hạn với số tuyệt đối khá lơn, chiếm 44% tổng nợ xấu. Nguyên nhân chính là do thị trường bất động sản đóng băng, các dự án bất động sản bị đình trệ; đồng thời chính sách tiền tệ thắt chặt của Nhà nước làm cho thị trường kém hấp dẫn, chi phí tài chính tăng cao.
Bên cạnh đó, nợ xấu ngắn hạn cũng tăng nhanh trong năm 2008, tăng 525,7% so với năm 2007. Nguyên nhân chính của nợ xấu tăng nhanh trong năm 2008 là do suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Điều này bắt nguồn từ chính sách tài tiền tệ của Nhà nước, giá cả nguyên vật liệu trong nước và thế giới tăng giảm thất thường. Với đặc thù hoạt động của ngân hàng là tài trợ xuất nhập khẩu khá lớn trong tỷ trọng cho vay nên các L/C, DP, TT của khách hàng bị ngưng trệ. Ngoài ra cung phải kể đến một số dự án bất động sản bị đóng băng cung làm cho nợ xấu tăng nhanh.
• Nợ xấu theo ngành nghề cho vay
Bảng 2.9: Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề cho vay.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Tổng nợ xấu 86,1 20 161,2 87 1.000,4 519 Thương mại 16,5 89 37 124 340,6 820 Nông, lâm ngư nghiệp 1,5 10 0,6 -60 78,8 13.033
Sản xuất và gia công chế biến 19,8 16 31,9 61 105,7 213
Xây dựng 19 60 34 79 98,3 189
Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 10,6 -20 22,3 110 182,2 717 Kho bãi, GTVT và thông tin 2,9 8 4,2 45 9 114 Tư vấn, kinh doanh BĐS 4,5 26 12 167 93 675 Nhà hàng, khách sạn 2,4 22 6 150 19 216 Dịch vụ tài chính 0,5 -32 1 100 1,4 40 Các ngành nghề khác 8,4 22 12,2 45 72,4 493
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Eximbank năm 2005 - 2008
Qua bảng 2.9 ta thấy: tốc độ tăng nợ xấu theo các ngành nghề tăng khá nhanh trong năm 2007 sang 2008. Các ngành nghề có tốc độ tăng nhanh là thương mại; nông lâm ngư nghiệp, dịch vu cá nhân và cộng đồng, bất động sản.
Đây chính là hệ quả tất yếu của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2008. Nợ xấu hầu hết các ngành nghề đều tăng nhanh do khách hàng bị suy gảm khả năng trả nợ. Các L/c đến hạn thanh toán nhưng không thể thanh toán được cũng như giá dầu thô, giá nguyên vật liệu đầu vào (phôi thép, cao su, cà phê, hàng nông sản, thuỷ sản,...) tăng giảm thất thường là những nguyên nhân gây nợ xấu tăng rất nhanh.
Giá trị tuyệt đối số dư nợ xấu năm 2008 tăng nhanh (1000,4 tỷ VNĐ), chiếm 4,7% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế theo các nhà phân tích sẽ còn kéo dài sang năm 2009 và 2010. Chính vì vậy Eximbank cần có những chính sách cương quyết, phù hợp trong giai đoạn tới để giảm thiểu tổn thất có thể xẩy ra.
* Tình hình rủi ro mất vốn:
Tổng số vốn tín dụng có khả năng mất vốn năm 2006 là 38,45 tỷ đồng, chiếm 0,37% TDN; năm 2007 là 45,8 tỷ đồng, chiếm 0,24% TDN và năm 2008 là 221,9 tỷ đồng, chiếm 1,04% TDN.
Các con số trên cho chúng ta thấy giá trị tuyệt đối nợ có khả năng mất vốn tăng qua các năm. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn năm 2007 có chiều hướng giảm so với tốc độ tăng của tổng dư nợ. Tuy nhiên, đến hết năm 2008 nợ có khả năng mất vốn tăng nhanh. Trong khi tổng dư nợ năm 2008 so với 2007 tăng 15% thì nợ có khả năng mất vốn tăng 385% s với năm 2007.
Qua phân tích thực trạng nợ xấu của Eximbank giai đoạn 2005-2008, chúng ta có thể nhận thấy nợ xấu của ngân hàng có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là năm 2008. Tuy nhiên, giới hạn tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng. Vì vậy, trong những năm tới Eximbank cần có những chính sách, biện pháp quyết liệt và phù hợp để giảm bớt nợ xấu.