THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 39)

2.2.1. Chính sách tín dụng của Eximbank

Chính sách tín dụng của Eximbank được soạn thảo dựa trên một số yếu tố cơ bản, đó là: Quy chế cho vay do NHNN Việt Nam ban hành; Quy chế đảm bảo tiền vay do Chính phủ và NHNN Việt Nam ban hành; Định hướng

chiến lược hoạt động tín dụng của Eximbank… Cụ thể các yếu tố chính sách tín dụng của Eximbank quy định về: đối tượng vay vốn; nguyên tắc cho vay; các điều kiện mà ngân hàng qua đó xét duyệt hay xét duyệt cấp tín dụng; các mức cho vay của từng chi nhánh, thời hạn cho tuỳ theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn và thời hạn được phép hoạt động của ngân hàng; mức lãi suất cho vay, các điều kiện về tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định; …. Với chính sách tín dụng này, bước đầu đã giúp cho hoạt động tín dụng đạt những kết quả nhất định và đặc biệt hiẹu quả an toàn về vốn cao

Ngày 11/7/2008, Hội đồng quản trị Eximbank giao Tổng giám đốc ban hành Quyết định số 742/2008/EIB/QĐ-TGĐ về việc Ban hành chính sách tín dụng nội bộ Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Trong đó quy định về phân loại nợ quá hạn, quyền hạn của các hội sở và các chi nhánh,.... Cụ thể: - Về chất lượng tín dụng :  Chất lượng tốt: nợ nhóm 2-5 ≤ 2% và NPL ≤ 0,5%  Chất lượng khá: nợ nhóm 2-5 ≤ 3% và NPL ≤ 1%  Chất lượng trung bình: nợ nhóm 2-5 ≤ 3% và NPL ≤ 2%  Chất lượng kém: nợ nhóm 2-5 > 3% hoặc NPL > 2%

- Bộ máy thẩm định, xét duyệt tín dụng và quản lý nợ tại đơn vị :

+ Ban giám đốc, lãnh đạo phòng tín dụng: phải có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng;

+ Bộ máy phòng tín dụng : hoàn chỉnh (đầy đủ lãnh đạo phòng, kiểm soát, CBTD), tách bạch 02 bộ phận thẩm định và quản lý nợ .

- Khả năng bù đắp rủi ro của đơn vị căn cứ vào các tiêu chí sau:

+ Tổng lợi nhuận tích luỹ của đơn vị ; + Tổng số dự phòng chung đã trích ;

+ Tổng số dự phòng rủi ro cụ thể đã trích - Tổng số dự phòng rủi ro cụ thể phải trích theo đánh giá, phân loại chất lượng tín dụng của Eximbank ;

+ Mức độ rủi ro tín dụng kế hoạch (căn cứ theo kế hoạch giới hạn tỷ lệ nợ xấu -NPL).

- Thẩm quyền quyết định tín dụng

+ Thẩm quyền quyết định tín dụng có tài sản bảo đảm;

+ Thẩm quyền quyết định tín dụng không có tài sản bảo đảm hoàn toàn; + Thẩm quyền quyết định tín dụng không có tài sản bảo đảm một phần (hạn mức cho vay, bảo lãnh không có tài sản bảo đảm tối đa không vượt quá giá trị tài sản bảo đảm) ;

+ Hạn mức cho vay, bảo lãnh có cam kết sử dụng quyền đòi nợ, vật tư, nguyên liệu, hàng lưu kho để bảo đảm khả năng trả nợ;

+ Hạn mức cho vay không có tài sản bảo đảm để tài trợ xuất khẩu; + Hạn mức chiết khấu chứng từ xuất khẩu (L/C, D/P…);

+ Hạn mức phát hành L/C...

- Thẩm quyền quyết định tín dụng nội bộ của Eximbank: Theo từng thời kỳ mà Tổng giám đốc giao cho Giám đốc các Chi nhánh hạn mức phán quyết nhất định.

- Quy định về phân công địa bàn hoạt động tín dụng của Eximbank: Các Chi nhánh chỉ được phép cho vay trên địa bàn tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở.

+ Đối với khách hàng doanh nghiệp: là địa phương cấp Giấy đăng ký kinh doanh cho khách hàng (bao gồm cả nơi cấp Giấy đăng ký kinh doanh của Hội sở chính hoặc Chi nhánh trực thuộc của khách hàng);

+ Đối với khách hàng cá nhân: căn cứ vào nơi khách hàng có bất động sản bảo đảm nợ vay hoặc nơi khách hàng có hộ khẩu thường trú (hoặc KT3).

Bộ máy Quản trị rủi ro của Eximbank ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với sự phát triển của hệ thống và được tổ chức chặt chẽ theo nhiều cấp với cơ cấu như sau:

- Bộ phận kiểm toán và kiểm soát nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Bộ phận này có chức năng kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng.

Tiếp đến là Bộ phận giám sát hoạt động trực thuộc các Khối khách hàng Cá nhân và khách hàng Doanh nghiệp, có chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng thường ngày và toàn diện của CBTD.

Hai bộ phận này được đặt tại Hội sở chính, thực hiện việc giám sát từ xa đối với tất cả các Chi nhánh trong việc tác nghiệp hàng ngày thông qua phân mềm Korebank và File Scan, Fax. Định kỳ 02 năm/lần sẽ tiến hành kiểm tra tại chỗ đối với Sở Giao dịch và các Chi nhánh, hoặc kiểm tra bất thường khi có vụ việc phát sinh.

- Hội đồng Tín dụng và Ban Tín dụng: Eximbank có hai Hội đồng Tín dụng theo khu vực (Miền Bắc và Miền Nam), mỗi chi nhánh cấp 1 có một Ban tín dụng Chi nhánh. Hội đồng tín dụng có nhiệm vụ giải quyết các khoản vay vượt hạn mức của các Ban tín dụng Chi nhánh.

- Phòng tín dụng tại các Chi nhánh: Có lãnh đạo Phòng tín dụng, kiểm soát tín dụng.

Hội đồng quản trị Ban Tổng giám đốc

Bộ phận kiểm toán & Kiểm soát nội bộ

Bộ phận giám sát từ xa (Cá nhân và Tổ chức)

Sở Giao dịch và các Chi nhánh

Sơ đồ: 2.2. Mô hình quản lý rủi ro tại eximbank

Với cơ cấu như trên, công tác kiểm tra và giám sát tín dụng đều được thực hiện tại Hội sở TW mà tại các Chi nhánh không có bộ phận kiểm tra, giám sát tín dụng. Bộ phận kiểm toán và kiểm soát nội bộ định kỳ 02 năm 1 lần sẽ tiến hành kiểm tra tại Sở giao dịch và các Chi nhánh; hoặc kiểm tra theo vụ việc. Còn Bộ phận giám sát từ xa chỉ kiểm soát những sai sót chủ yếu trên phần mềm KoreBanking đối với các tác nghiệp của CBTD. Chính vì vậy, việc giám sát, kiểm tra hoạt động cho vay của Hội sở đối với các Chi nhánh gặp nhiều hạn chế. Tiếp nhận hồ sơ vay

(CBTD-Lãnh đạo PTD)

Thẩm định cho vay (CBTD)

Kiểm soát hồ sơ vay (Lãnh đạo Phòng TD)

Quyết định cho vay (TGĐ, GĐ)

Lưu trữ hồ sơ, chứng từ (CB kế toán TD) Giải ngân tiền vay

(CB kế toán TD)

Sơ đồ 2.3: Quy trình xét duyệt cho vay tại Eximbank

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn:

Đối với hồ sơ vay vốn lần đầu, Phòng tín dụng bố trí cán bộ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo đúng quy định của Eximbank.

Sau khi khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cán bộ phòng tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay từ khách hàng, ghi vào “sổ tiếp nhận hồ sơ” (ngày giờ tiếp nhận hồ sơ, tên khách hàng vay, tên cán bộ tiếp nhận hồ sơ, số tiền xin vay) và giao hồ sơ lại cho Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay.

Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay phân công hồ sơ vay vốn cho cán bộ trực tiếp cho vay làm nhiệm vụ thẩm định và theo dõi khoản vay.

Đối với hồ sơ vay vốn những lần sau của khách hàng đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì cán bộ trực tiếp cho vay nhận hồ sơ từ khách hàng.

Bước 2: Thẩm định cho vay

a. Thẩm định của Cán bộ trực tiếp cho vay:

Tùy theo từng loại cho vay, đối tượng khách hàng và điều kiện thực tế mà cán bộ trực tiếp cho vay lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp nhưng đảm bảo những nội dung sau:

khi vay vốn và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn.

 Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay (trừ các trường hợp cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên). Cho vay trả nợ nước ngoài thực hiện theo quy định của NHNN và các qui định hiện hành liên quan.

 Đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và/ hoặc khả năng trả nợ của khách hàng.

 Dự kiến các rủi ro có thể xảy ra.

 Đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có).

 Phương pháp thẩm định: Tùy tính chất từng khoản vay, đối tượng vay và loại hình vay vốn việc thẩm định có thể lựa chọn toàn bộ hoặc một trong ba phương pháp sau:

Thẩm định hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp:

Cán bộ trực tiếp cho vay kiểm tra hồ sơ của khách hàng về số lượng, tính hợp lý, hợp lệ, sự phù hợp về nội dung và hình thức giữa các hồ sơ do khách hàng cung cấp đối chiếu với các quy định hiện hành có liên quan.

Thẩm định năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn.

Kiểm tra các phương pháp tính toán, kết quả tính toán cũng như các nội dung trong hồ sơ.

Đánh giá năng lực tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.

Thẩm định cho vay thông qua khảo sát thực tế:

Nội dung khảo sát thực tế bao gồm các vấn đề liên quan đến : (i) khách hàng; (ii) phương án/ dự án vay vốn; (iii) và tài sản bảo đảm (nếu có).

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng để nắm bắt các thông tin cần thiết cho qua trình thẩm định, đặc biệt là tư cách, năng lực, phẩm chất, đạo đức, kinh nghiệm, … của người vay vốn.

Thẩm định cho vay thông qua các nguồn thông tin khác:

Cán bộ trực tiếp cho vay có thể thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác nhằm phục vụ cho công tác thẩm định.

Các nguồn thông tin có thể khai thác: (i) Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN trên địa bàn, các Vụ, Cục, phòng thuộc NHNN, các ngân hàng khác…; (ii) Cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề liên quan, các sở liên quan trên địa bàn (Sở xây dựng, sở tài nguyên môi trường, sở kế hoạch đầu tư), các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp…; (iii) Cơ quan thanh tra, kiểm toán trên địa bàn hoạt động của doanh nghiệp…; (iv) Các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình và các loại tạp chí kinh tế định kỳ/ đặc biệt có liên quan. (v) Trường hợp cần thiết, cán bộ trực tiếp cho vay có thể đề xuất thuê tư vấn và mua thông tin phục vụ công tác thẩm định.

Kiểm tra tính khớp đúng so với các thông tin do khách hàng cung cấp, uy tín sản phẩm của khách hàng trên thị trường. Tìm hiểu mối quan hệ giữa khách hàng với các bạn hàng, quan hệ thanh toán tín dụng với các tổ chức tín dụng khác nếu có.

Sau khi thẩm định, Cán bộ trực tiếp cho vay lập báo cáo/ tờ trình thẩm định ghi rõ ý kiến đánh giá về dự án, phương án (tính khả thi, hiệu quả…) và nêu rõ một trong các quan điểm sau và trình Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay:

(i) Đồng ý cho vay và/ hoặc với các điều kiện ràng buộc: Trong trường hợp này nêu rõ: Số tiền cho vay (ngoại tệ – VND), thời hạn và lãi suất cho vay, đảm bảo tiền vay; với các lý do cụ thể.

(ii) Từ chối cho vay có nêu rõ lý do; hoặc (iii) Nêu các đề xuất khác với các lý do cụ thể.

b. Kiểm tra của Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay:

Căn cứ nội dung báo cáo thẩm định, hồ sơ vay vốn của khách hàng, Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay ghi ý kiến đánh giá về khách hàng, dự án, phương án, món vay và nêu rõ một trong các quan điểm sau:

(i) Đồng ý cho vay và/ hoặc với các điều kiện ràng buộc; (ii) Từ chối cho vay và nêu rõ lý do từ chối; hoặc

(iii) Nêu các đề xuất khác.

Sau đó, Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay trả hồ sơ về cho Cán bộ trực tiếp cho vay. Cán bộ trực tiếp cho vay phải đọc ý kiến của Cán bộ phụ trách cho vay, nếu có điểm gì chưa rõ hoặc chưa đúng, cần trao đổi lại với cán bộ phụ trách cho vay, nếu đã rõ thì trình toàn bộ hồ sơ và báo cáo/ tờ trình thẩm định cho Cán bộ quyết định cho vay.

c. Phê duyệt của Cán bộ quyết định cho vay:

Trong phạm vi quyền hạn được ủy quyền, căn cứ nội dung báo cáo thẩm định của Cán bộ trực tiếp cho vay, Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay và hồ sơ vay vốn, người quyết định cho vay ra một trong các quyết định sau:

Đồng ý cho vay;

Từ chối cho vay;

Yêu cầu bổ sung/ kiểm tra lại thông tin: Trong trường hợp này, người quyết định cho vay ghi rõ nội dung thông tin cần tìm hiểu thêm và chuyển trả toàn bộ hồ sơ cho bộ phận trực tiếp cho vay thực hiện các bước tiếp theo.

Các quyết định khác: Yêu cầu thông qua Hội đồng tín dụng/ trình Hội sở Trung ương.

Ý kiến quyết định của Cán bộ quyết định cho vay phải được ghi rõ trong báo cáo thẩm định / tờ trình của bộ phận cho vay. Sau đó, toàn bộ hồ sơ vay vốn được trả về cho Cán bộ trực tiếp cho vay.

Sau khi có ý kiến của Cán bộ quyết định cho vay, Cán bộ trực tiếp cho vay phải báo cáo cho Cán bộ phụ trách bộ phận vay biết để tổ chức thực hiện quyết định của Cán bộ quyết định cho vay.

Bước 3: Thực hiện quyết định cho vay:

Trường hợp đồng ý cho vay:

 Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo và trình Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay : Hợp đồng vay vốn kèm theo lịch rút vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thông báo gửi khách hàng các điều kiện ràng buộc (nếu có).

 Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay kiểm tra, kiểm soát, ký kiểm soát các công văn giấy tờ có liên quan do cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo. Trình toàn bộ hồ sơ và tài liệu đó cho Cánbộ quyết định cho vay ký kết.

 Sau khi Hợp đồng Tín dụng, Hợp đồng Bảo đảm tiền vay và các văn bản khác (nếu có) đã được ký kết giữa các bên, cán bộ trực tiếp cho vay đóng dấu, lấy số công văn và gửi theo quy định.

 Khai báo theo quy định trên hệ thống vi tính.

 Phân loại hồ sơ, lưu trữ hồ sơ.

 Trường hợp từ chối cho vay :

 Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo thông báo trả lời từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từ chối cho vay.

 Trình Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay kiểm soát và Cán bộ quyết định cho vay ký thông báo trả lời khách hàng.

 Trả lại hồ sơ xin vay vốn (trong trường hợp phải trả lại) kèm theo thông báo từ chối cho vay (nếu có).

 Lưu hồ sơ từ chối cho vay (tờ trình từ chối cho vay, các hồ sơ khác nếu có) và gửi thông báo từ chối cho vay đến các chi nhánh Eximbank trên cùng địa bàn để biết.

 Trường hợp yêu cầu bổ sung / kiểm tra lại thông tin :

 Cán bộ trực tiếp cho vay thu thập các thông tin theo yêu cầu và báo cáo lại Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay.

 Trường hợp yêu cầu thông qua Hội đồng tín dụng hoặc trưng cầu ý kiến thẩm định của bên thứ ba:

Cán bộ trực tiếp cho vay sao hồ sơ gửi Hội đồng tín dụng / bên thứ ba.

 Trường hợp yêu cầu bên thứ ba thẩm định:

Bước 4: Lưu giữ hồ sơ

Hồ sơ tín dụng được lưu giữ riêng theo 3 nhóm: nhóm hồ sơ từ chối cho vay, nhóm hồ sơ đang còn nợ và nhóm hồ sơ đã tất toán.

- Đối với hồ sơ từ chối cho vay: bộ phận cho vay lưu trữ theo thời gian từng năm, sắp xếp theo thứ tự ngày từ chối cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w