khẩu Việt Nam
2.1.2.1. Nguồn vốn của Eximbank
Hoạt động huy động vốn của Eximbank không ngừng tăng trưởng qua các năm. Ngân hàng đã có những chính sách hợp lý, các sản phẩm huy động vốn linh hoạt, đa dạng đã khơi tăng nguồn vốn của Eximbank.
Ta có thể xem xét quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Eximbank trong thời gian qua.
Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Eximbank
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Tổng nguồn vốn 18.327 61 33.710 84 48.247 43 Tỷ trọng (%) 100 100 100 Vốn tự có 1.946 133 6.294 223,4 12.844 104 Tỷ trọng (%) 10,6 18,6 26,6 Trong đó vốn cổ phần 1.688 5.789 12.526 Huy động vốn DC & TCKT 13.467 61 22.915 70,1 32.330 41 Tỷ trọng (%) 74 67,9 67 Vốn vay 2.561 35 1.267 (50,5 ) 1.604 26,6 Tỷ trọng (%) 13,6 3,75 3,3 Vốn khác 353 24 3.234 830,8 1.469 (54,6) Tỷ trọng (%) 1,8 9,75 3,1
Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2005, 2006, 2007, 2008
Qua 20 năm hoạt động, nguồn vốn của EximBank đã có sự thay đổi đáng kể, tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt năm 2006 đánh dấu sự kiện hết sức quan trọng: Kết thúc giai đoạn chấn chỉnh củng cố theo Quyết định số 1562/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Mọi mặt hoạt động của Eximbank được bùng nổ với mức tăng trưởng năm 2006, 2007 với mức tăng tương ứng là 61% và 84%. Xu hướng nguồn vốn huy động ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, đã tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của NH. Thành tựu này là kết quả một loạt biện pháp hữu ích: ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh chính sách xây dựng thương hiệu, Eximbank đã liên tiếp đưa ra những sản phẩm huy động vốn mới lạ và hấp dẫn đối với người gửi tiền. Đặc biệt các sản phẩm tiền gửi như “Tiết kiệm qua đêm”, “Tiết kiệm theo lãi suất thực gửi”, “Tiết kiệm rút gốc linh hoạt”, phát hành Chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá, … đã gây sự quan tâm lớn của người dân. Đồng thời Eximbank cũng liên tục
triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tặng quà bằng tiền và hiện vật, các chương trình quay số dự thưởng,… và với chính sách lãi suất hợp lý theo sát thị trường, Eximbank đã thực sự trở thành một địa chỉ thu hút vốn mạnh mẽ từ người gửi tiền.
Tính đến cuối năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của Eximbank đạt 48.247 tỷ đồng, tăng 163% so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn trong giai đoạn này là 62%.
Xét về cơ cấu vốn
Xét về tổng quan thì ngân hàng có một cơ cấu vốn khá hợp lý.
+ Vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế: Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng của ngân hàng. Trong giai đoạn 2006 - 2008, nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và có mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Đây là một dấu hiệu tốt, bởi lẽ nguồn vốn này có khả năng mang lại lợi nhuận cao do chi phí huy động thấp.
+ Vốn vay: So với nguồn vốn huy động từ dân của và TCKT thì vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng (vốn vay) mang lại lợi nhuận thấp nhưng các NH cần phải thực hiện giao dịch ở thị trường này nhằm thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, đại lý,…Trong giai đoạn 2006 -2008, nguồn vốn này có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguôn vốn. Điều này thể hiện Eximbank khá chủ động về vốn, chi phí huy động vốn thấp.
+ Vốn tự có: Chiếm tỷ trọng khá và đóng một vai trò quan trọng góp phần phát triển bền vững cho NH. Giai đoạn 2006-2008 Eximbank đã có bước tăng trưởng vượt bậc về vốn chủ sở hữu, ngân hàng đã phát hành thành công cổ phiếu tăng vốn điều lệ trong năm 2007 và 2008. Quy mô và cơ cấu vốn tự có của Eximbank ngày càng hợp lý sẽ giúp Eximbank nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định quốc tế.
+ Các nguồn vốn khác: chủ yếu là các nguồn vốn phải trả, các tài sản nợ khác và nguồn vốn ủy thác tín dụng có chịu rủi ro chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Đây là tỷ trọng lí tưởng nhất trong cơ cấu nguồn vốn của NH
Mặt khác, trong cơ cấu vốn, vốn huy động từ cá nhân và TCKT đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo nên một lợi thế cho ngân hàng nếu nguồn này luôn tăng trưởng bền vững. Trong giai đoạn 2006 - 2008 Eximbank đã không ngừng tìm kiếm những biện pháp để thu hút nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. Cụ thể:
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo loại tiền gửi năm 2006 - 2008
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Tiền gửi không kỳ hạn 2.449 65 4.478 82,8 3.770 -15,8
Tỷ trọng (%) 18,6 19,5 12,2
Tiền gửi có kỳ hạn 1.459 80 3.681 152,3 6.018 63,5
Tỷ trọng (%) 11,1 16 19,5
Tiền gửi tiết kiệm 9.113 52 13.647 55,2 21.309 45,6
Tỷ trọng (%) 66,9 59,6 64,4
Tiền gửi ký quỹ 337 30 1.098 225,8 1.220 11,1
Tỷ trọng (%) 2,56 4,8 3,89
Tiền gửi vốn chuyên dùng 109 374 111 -90 13
Tỷ trọng (%) 0,84 0,05 0,01
Tổng cộng 13.467 57,4 22.915 74,3 32.330 34,8
Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank năm 2005, 2006, 2007, 2008
Huy động vốn có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có vai trò quan trọng đối với NH, bởi thông qua đó giúp NH có nguồn vốn đã xác định được kỳ hạn phải trả trong tương lai, giúp NH chủ động trong việc chuẩn bị nguồn vốn để kịp thời chi trả cho khách hàng, tránh được rủi ro thanh khoản. Trong giai đoạn 2006 - 2008, huy động vốn kỳ hạn của Eximbank có sự biến đổi tương đối.
Nguồn vốn huy động có mức tăng trưởng liên tục, tuy rằng tốc độ tăng trưởng không đồng đều nhưng xét về giá trị thì năm sau cao hơn năm trước. Trong có cấu kỳ hạn, ta thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động từ TGTK và TGTK chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cho phép Eximbank có nguồn vốn ổn định và chắc chắn.
Ngoài ra với đặc thù riêng của Eximbank là hoạt động kinh doanh, đầu cơ vàng nên nguồn vốn ký quỹ cho vay đầu cơ vàng chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu nguồn vốn. Đây là nguồn vốn rẻ bởi vì ngân hàng chỉ phải trả lãi không kỳ hạn đối với nguồn vốn này.
Tóm lại, với cơ cấu vốn khá hợp lý đã phần nào khẳng định khả năng tự chủ về nguồn vốn kinh doanh của Eximbank, càng thể hiện khả năng huy động vốn của Eximbank ngày càng tốt. Tạo ra tiềm lực tài chính vững chắc để Eximbank ngày càng phát triển, giúp cho Eximbank luôn duy trì tốt các tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN (>8%). Vì vậy trong thời gian tới Eximbank cần có những biện pháp thích hợp hơn nữa để duy trì và phát triển được cơ cấu vốn này.
2.1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn tại Eximbank
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Tổng nguồn vốn 18.327 62 33.710 84 48.247 44 Tỷ trọng (%) 100 100 100 Cho vay 10.207 58 18.452 81 21.232 15 Tỷ trọng (%) 56 55 45 Đầu tư 1.679 47 6.771 303 8.494 26 Tỷ trọng (%) 9 20 18 Sử dụng vốn khác 6.441 135 8.487 34 18.521 118 Tỷ trọng (%) 35 25 38
Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2005-2008
• Hoạt động cho vay:
Qua số liệu bảng 2.3, trong cơ cấu sử dụng vốn thì hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng khá cao. Điều này phù hợp với sự phát triển của bất cứ ngân hàng nào. Hoạt động cho vay là lĩnh vực kinh doanh truyền thống, là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Để có được bức tranh toàn cảnh về hoạt động tín dụng của Eximbank, chúng ta sẽ xem xét hoạt động này qua các tiêu thức phân loại khác nhau. Cụ thể:
- Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn:
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo thời hạn
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Tổng dư nợ 10.207 58,6 18.452 80,7 21.232 15 Tỷ trọng (%) 100 100 100 Tín dụng ngắn hạn 7.834 62 14.614 86,5 16.444 12,5
Tỷ trọng (%) 76,7 79,2 77,45
Tín dụng trung& dài hạn 2.373 48,4 3.838 61,2 4.788 25
Tỷ trọng (%) 23,3 20,8 22,55
Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank 2005-2008
Cơ cấu dư nợ trong giai đoạn này, ta thấy tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn không có nhiều biến động đáng kể, xoay quanh mức tỷ lệ khoảng 50% cho mỗi loại. Tuy nhiên, nếu xem xét ở giai đoạn trước năm 2005 tỷ trọng tín dụng ngắn hạn chiếm 65%; năm 2003 chiếm 40% có sự biến động lớn, mất cân đối giữa ngắn hạn và dài hạn. Vậy, có thể thấy trong một thời gian tương đối ngắn Eximbank đã tìm cho mình chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường. Ngoài việc chỉ chủ yếu cho vay các dự án ngắn hạn với thời gian thu hồi vốn nhanh và rủi ro thấp, Eximbank đã mạnh dạn hơn trong việc đầu tư cho vay các dự án trung và dài hạn, tuy thời gian thu hồi vốn chậm nhưng lại tạo được lợi nhuận cao cho NH. Đặc biệt trong cơ cấu vốn trung, dài hạn, cho vay dài hạn chỉ mới chiếm một tỷ trọng nhỏ. Điều này phù hợp với chính sách tín dụng của Eximbank hiện nay và phù hợp với giai đoạn tăng trưởng hiện nay của NH.
- Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề:
Với định hướng chiến lược là kinh doanh bán lẻ, nên Eximbank cho vay đa ngành nghề, lĩnh vực. Với cơ cấu cho vay dàn trải trên các ngành nghề nên hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng khi có biến động về thị trưởng, chính sách của Nhà nước và khủng hoảng kinh tế.
Bên cạnh đó, việc định hướng chủ đạo là cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra lợi thế nhất định cho Eximbank trong hoạt động. Các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu được ưu tiên đã làm cho cơ cấu cho vay thương mại và sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay trong giai đoạn này tăng đều qua các năm
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo ngành nghề
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Tổng dư nợ (TDN) 10.207 58,6 18.452 80,7 21.232 15 Thương mại 2.563 92 4.585 79 5.740 25 Nông, lâm ngư nghiệp 37,7 11 12 -68 2.343 19.425 Sản xuất và gia công chế biến 2.326 89 4.885 110 2.970 -39 Xây dựng 1.869 30 2.278 23 2.267 -0,5 Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 2.554 78 5.349 109 5.377 0,5 Kho bãi, GTVT và thông tin 225 16 268 19 322 20 Tư vấn, kinh doanh BĐS 93,3 27 198 112 348 76 Nhà hàng, khách sạn 119 39 258 169 419 62 Dịch vụ tài chính 20 40 26 30 29 12 Các ngành nghề khác 400 64 593 48 1.415 139
Nguồn: Báo cáo tín dụng Eximbank năm 2005 - 2008
Dư nợ cho vay hầu hết các ngành nghề đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp có sự tăng trưởng rất nhanh từ năm 2007 sang năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này năm 2008 là 19.425%; chiếm tỷ trọng 11% tổng cho vay. Điều này có được là do Eximbank cho vay đối với các dự án, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp để nuôi trồng và chế biến phục vụ cho xuất khẩu. Đây chính là lợi thế của hệ thống Eximbank. Tuy nhiên, lĩnh vực này là lĩnh vực khá nhạy cảm với kinh tế thế giới, giá cả nông sản phẩm cũng như thủy sản có nhiều biến động. Đặc biệt là trong năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra đã tác động ít nhiều tới hoạt động kinh doanh của Eximbank.
Tỷ trọng cho vay thương mại và sản xuất gia công chiếm tỷ trọng khá trong tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay thương mại năm 2008 chiếm 27% tổng cho vay. Cho vay sản xuất và gia công chế biến là 14%. Đây là ngành nghề truyền thống mà ngân hàng tài trợ.
Bên cạnh đó, Eximbank cũng đã chú trọng cho vay dịch vụ cá nhân và cộng đồng với các sản phẩm khá đa dạng như: cho vay mua PTVT; cho vay mua, sửa chữa nhà cửa, cho vay du học; …… Đây là lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng khá và phục vụ mọi tầng lớp dân cư, theo đúng định hướng phát triển của hệ thống. Vì vậy tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này từ năm 2006-2008 khá cao. Tỷ trọng cho vay dịch vụ cá nhân và cộng đồng năm 2007 là 29% và năm 2008 là 25% tổng dư nợ cho vay.
Tóm lại: trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng đã đạt được những kết quả tích cực:
- Mức tăng trưởng tín dụng được duy trì ở mức khá cao;
- Thực hiện đúng định hướng đề ra: hướng tới thị phần DNVVN, đặc biệt quan tâm tới các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu;
- Chất lượng tín dụng vẫn đảm bảo được theo yêu cầu của NHNN. • Hoạt động đầu tư
Qua số liệu bảng 2.3, cho ta thấy hoạt động đầu tư chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn, nhưng tỷ trọng này có xu hướng tăng dần. Điều này do trong những năm qua Eximbank đã tích cực mở rộng hoạt động đầu tư của ngân hàng mình bằng cách góp vốn liên doanh, mua cổ phần của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, Công ty bất động sản EximLand; … Năm 2008 tổng đầu tư là 8.494 tỷ đồng tăng vượt bậc 406% so với năm 2006. Trong đó đầu tư vào trái phiếu CP là 7.396 tỷ đồng; chiếm 87% tổng đầu tư; cổ phiếu trên sàn là 104 tỷ đồng. chiếm 1,22%. Góp vốn đầu tư dài hạn là 994 tỷ đồng, chiếm 11,78% tổng đầu tư.
2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ
Bên cạnh hai hoạt động truyền thống, huy động vốn và cho vay, Eximbank đã không ngừng mở rộng các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các dịch vụ hiện nay Eximbank đang cung
ứng bao gồm: dịch vụ thanh toán quốc tế và chuyển tiền; kinh doanh và đầu cơ vàng; dịch vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối, hoạt động thanh toán, hoạt động kiều hối,… Trong những năm qua các dịch vụ này đã đem lại cho ngân hàng những thu nhập đáng kể.
Hoạt động thanh toán quốc tế là thế mạnh truyền thống của Eximbank. Những tháng cuối năm 2008 dù tình hình xuất khẩu trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động thanh toán quốc tế của Eximbank vẫn tăng trưởng khá tốt. Doanh số thanh toán quốc tế đạt 3,9 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2007.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2008 đạt 10 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2007.
Hoạt động kinh doanh vàng: Doanh số mua bán vàng đạt 3,2 triệu lượng, tăng 44% so với năm 2007.
Hoạt động chi trả kiều hối và du học cũng được Eximbank triển khai khá hiệu quả. Doanh số chi trả kiều hối của Eximbank đạt 473 triệu USD, tăng 14% so với năm 2007. Doanh số chuyển tiền du học đạt 475 triệu USD, tăng 50% so với năm 2007.
Song song với việc phát triển các nghiệp vụ truyền thống, Eximbank ngày càng chú trọng hơn phát triển các dịch vụ khác nhằm trở thành NH hiện đại trong tương lai: phát triển dịch vụ thẻ, chi trả lương qua thẻ ATM, phát triển các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao… Trong thời gian này, NH đã phát hành Thẻ tín dụng quốc tế Master Card, Visa debit, ….