Các giải pháp kết cấu chịu lực

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thiết kế Kiến trúc Công nghiệp 2011 (Trang 76)

- Khoảng cách nhà đáp ứng yêu cầu về yêu cầu cảnh quan:

b)Các giải pháp kết cấu chịu lực

Hay sử dụng các loại vật liệu có khả năng chịu lửa và có tuổi thọ cao như : BTCT, CT. Đối với các nhà CN có yêu cầu kém hơn thì có thể sử dụng gạch để làm tường chịu lực.

+ Kết cấu tường chịu lực : Sử dụng trong các nhà ít tầng, tải trọng không lớn… + Kết cấu chịu lực kiểu bán khung : Thường sử dụng cho nhà dưới 5 tầng, tải trọng trên sàn < 1200Kg/m2  Tường biên chịu lực, giữa có cột chịu lực.

+ Kết cấu khung : Được sử dụng hợp lý nhất cho các nhà nhiều hơn 5 tầng  chịu lửa tốt, độ bền cao, khả năng công nghiệp hoá cao.

Kết cấu sàn có dầm bằng bê tông cốt thép có thể ứng dụng được cho nhà công nghiệp nhiều tầng có lưới cột đến 12x12m, thậm chí cho nhịp nhà đến 18m.

Khi nhịp nhà lớn hơn 24m bắt buộc phải dùng kết cấu khung giàn.

+ Ngoài các dạng kết cấu trên, để tạo không gian tầng có tính linh hoạt cao hơn, người ta đang sử dụng các dạng kết cấu không gian bằng vỏ mỏng, kết cấu lưới phẳng không gian, v.v.

+ Ngoài các dạng trên, còn có kết cấu chịu lực bằng thép . Khung thép thường sử dụng khi tải trọng trên sàn 1000 ÷ 3000 Kg/m2, ứng với lưới cột 6x6m; 9x6m; và 12x6m.

6.6. Giải pháp chiếu sáng tự nhiên cho nhà CN nhiều tầng

Nhà công nghiệp nhiều tầng có chiều dày không lớn nên chiếu sáng tự nhiên thường được tổ chức từ tường cho các không gian tầng dưới và tổ chức kết hợp giữa trên mái và tường cho không gian tầng trên cùng.

Người ta cũng sử dụng các không gian thông tầng giữa nhà để bổ sung ánh sáng cho các tầng dưới.

Hình 6.5: Đối với nhà CN có bề rộng lớn, có thể lấy ánh sáng cho các tầng từ trên mái qua không gian thông tầng. - Hình trên: Mặt cắt ngang nhà;

- Hình bên phải: Hình ảnh từ phía không gian thông tầng.

a)

b)

Hình 6.6: Ví dụ minh hoạ về giải pháp chiếu sáng tự nhiên nhà CN nhiều tầng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin:

a) b) Tổng mặt bằng và mặt đứng kiến trúc khối nhà chính;

c) Mặt cắt và mặt bằng nhà- gồm các khối công trình một tầng (sản xuất, lắp ráp) và nhiều tầng (nghiên cứu..)bao quanh một sân trong.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thiết kế Kiến trúc Công nghiệp 2011 (Trang 76)