Chỉ tiêu kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thiết kế Kiến trúc Công nghiệp 2011 (Trang 30)

- Chi phí vận chuyển cho một tấn hàng. - Phí tổn hoàn thiện hàng năm

3.7. Lựa chọn và bố trí công trình trong XNCN3.7.1. Lựa chọn hình dáng: 3.7.1. Lựa chọn hình dáng:

Trong quá trình thiết kế, việc lựa chọn giải pháp mặt bằng hình khối của công trình thường xuất phát đồng thời từ các yêu cầu chức năng của bản thân công trình, vừa xuất phát từ điều kiện về hình dáng, địa hình của khu đất, tổ hợp kiến trúc... Thông thường mặt bằng hình khối của các công trình công nghiệp được hình thành chủ yếu do các yêu cầu chức năng của bản thân chúng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp yếu tố về quy hoạch lại là nhân tố chính quyết định mặt bằng hình khối của công trình.

Nguyên tắc cơ bản để lựa chọn hình dạng nhà là: - Công trình phải phù hợp với đặc điểm của khu đất;

- Có hình khối đơn giản, phù hợp về diện tích, quy mô cũng như đặc điểm của công trình;

- Có hình dáng tạo được các mối liên hệ về không gian với các công trình khác, tuân theo các định hướng phát triển không gian của toàn khu vực;

- Có khả năng đáp ứng các đòi hỏi về điều kiện thông thoáng trong trường hợp công trình sử dụng thông thoáng tự nhiên.

3.7.2. Bố trí công trình:

Cơ sở quan trọng hàng đầu để bố trí các công trình trong XNCN là dòng vật liệu. Bố trí công trình sao cho dòng là ngắn nhất và thuận tiện cho việc phát triển mở rộng của từng công trình.

Ngoài ra, việc bố trí các công trình trong khu đất còn phụ thuộc vào giải pháp tổ hợp chung của toàn XNCN. Các giải pháp tổ hợp để tạo ra sự trật tự, sự lưu chuyển, đóng mở của các không gian thụ cảm về thẩm mỹ.

Khi bố trí các công trình trong XNCN cần phải chú ý đảm bảo khoảng cách giữa các công trình. Khoảng cách giữa hai công trình được xác định theo các yếu tố sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thiết kế Kiến trúc Công nghiệp 2011 (Trang 30)