Công nghệ sản xuất:

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thiết kế Kiến trúc Công nghiệp 2011 (Trang 43)

- Khoảng cách nhà đáp ứng yêu cầu về yêu cầu cảnh quan:

a.Công nghệ sản xuất:

Công nghệ sản xuất thường được đặc trưng bằng : - Phương pháp công nghệ

- Nguyên tắc hoàn thành sản phẩm

- Quá trình sản xuất ( dây chuyền công nghệ ).

*) Phương pháp công nghệ :

Phương pháp công nghệ là phương pháp tạo ra thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Trong htực tế, có 4 loại phương pháp công nghệ cơ bản: Phương pháp khô, phương pháp ướt, phương pháp nóng và phương pháp hỗn hợp.

+ Phương pháp khô: dựa trên cơ sở của các quá trình gia công nguội, nhiệt độ không tăng. Chúng được chia ra làm 2 loại theo đặc điểm vệ sinh: bẩn, bụi (gia công cơ khí, chế biến đá, xay xát,v.v.) và sạch (dược phẩm, điện tử, dụng cụ chính xác, v.v.);

+ Phương pháp ướt: Đặc trưng bởi quá trình SX liên quan tới nước hoặc hơi nước. Phương pháp ướt được chia làm 2 loại: quá trình lạnh với đặc điểm là gây độ ẩm cao trong phòng (công nghiệp tuyển khoáng, chế biến đông lạnh, v.v.) và quá trình nóng được đặc trưng bởi hiện tượng gây hơi nước và sương mù mạnh trong xưởng (công nghiệp chế biến đồ hộp, mía đường, thuộc da, v.v.);

+ Phương pháp nóng: Quá trình SX cần nhiệt hoặc sinh nhiệt, nhiệt độ trong phòng tăng cao (công nghiệp luyện kim, cán thép, xi măng, v.v.);

+ Phương pháp hỗn hợp: được đặc trưng bởi quá trình SX mang đặc điểm của tất cả hoặc vài ba phương pháp trên (công nghiệp hoá chất, gia công chế biến gỗ, v.v.).

*) Nguyên tắc hoàn thành sản phẩm:

Một đặc trưng quan trọng khác của các quá trình SX công nghiệp là kiểu hoàn thành sản phẩm: kiểu hoàn thành đơn lẻ, kiểu hoàn thành hàng loạt, kiểu hoàn thành liên tục.

Tất cả các kiểu hoàn thành trên đều dựa trên 2 nguyên tắc chính sau đây:

+ Nguyên tắc hoàn thành theo xưởng: Nguyên tắc này dựa trên cơ sở tổ chức hoàn thành sản phẩm trong các xưởng cố định cho mỗi quá trình công tác nhất định (công nghiệp dệt, cơ khí chế tạo máy, bê tông đúc sẵn, v.v.).

+ Nguyên tắc hoàn thành theo sản phẩm: Nguyên tắc này dựa trên cơ sở của một quá trình làm việc liên tục qua việc sắp đặt, bố trí máy móc theo quá trình hoàn thành sản phẩm, không có sự chồng chéo, trùng lặp. Đó là sự hoàn thành theo dòng chảy liên tục được cơ khí hoá hay tự động hoá (công nghiệp chế tạo các sản phẩm điện tử, hoá chất, công nghiệp chế tạo ôtô, v.v.)

Trong thực tế còn gặp nguyên tắc hoàn thành kết hợp: một phần sản phẩm được hoàn thành theo nguyên tắc thứ nhất, phần còn lại theo nguyên tắc thứ hai (cơ khí chế tạo máy).

Hai nguyên tắc hoàn thành trên ảnh hưởng đến quy mô, mặt bằng – hình khối và kiến trúc nhà công nghiệp. Nguyên tắc hoàn thành theo xưởng cho phép xây dựng các xưởng Sx bình thường, nhịp nhỏ, tính linh hoạt không cao. Trong khi đó, nguyên tắc hoàn thành theo sản phẩm đòi hoải phải xây dựng các phân xưởng sản xuất có quy mô lớn hơn, tính linh hoạt và vạn năng cao hơn.

*) Quá trình sản xuất :

Quá trình sản xuất của một phân xưởng thường được biểu hiện bằng :

+ Sơ đồ dây chuyền SX: cho thấy quan hệ giữa các công đoạn sản xuất từ khi nguyên vật liệu vào cho đến khi hoàn thành sản phẩm, với nhiều dạng khác nhau.

+ Sơ đồ lưu trình công nghệ: cho thấy dây chuyền quan hệ giữa các hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất theo các phương trong dây chuyền SX chung;

+ Sơ đồ bố trí thiết bị sản xuất: chỉ rõ vị trí, khoảng cách, diện tích và không gian thao tác cần thiết trên mặt bằng, mặt cắt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thiết kế Kiến trúc Công nghiệp 2011 (Trang 43)