Chương IV : THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thiết kế Kiến trúc Công nghiệp 2011 (Trang 42)

- Khoảng cách nhà đáp ứng yêu cầu về yêu cầu cảnh quan:

Chương IV : THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP

4.1. Phân loại nhà công nghiệp4.1.1. Theo chức năng sản xuất 4.1.1. Theo chức năng sản xuất

- Nhà sản xuất : là những toà nhà dùng để hoàn thành các chức năng sản xuất nhất định, nhằm tạo ra các bán thành phẩm hoặc thành phẩm của xí nghiệp.

- Nhà cung cấp năng lượng : bao gồm các trạm phát điện, trạm biến thế, nhà nồi hơi, trạm cung cấp khí nén, khí đốt, ôxy…

- Kho tàng và trạm phục vụ giao thông : Bao gồm các kho chứa nguyên vật liệu, thành phẩm…

- Công trình kỹ thuật, vệ sinh :

- Công trình công cộng phục vụ cho XNCN : Nhà hành chính điều hành, trạm y tế, nhà ăn…

4.1.2. Theo đặc điểm xây dựng thoả mãn yêu cầu chức năng

- Nhà một mục đích : là loại nhà công nghiệp thường xuyên gắn bó với một loại dây chuyền sản xuất nhất định. Khi dây chuyền sản xuất thay đổi, chúng sẽ không đáp ứng được, do đó phải phá đi làm mới. Ví dụ : các phân xưởng chính của nhà máy nhiệt điện.

- Nhà kiểu linh hoạt : là loại nhà công nghiệp thường xuyên gắn bó với một ngành sản xuất nhất định, dễ dàng thoả mãn yêu cầu hiện đại hoá dây chuyền công nghệ.

- Nhà vạn năng : là loại nhà có thể đáp ứng được nhiều loại công nghệ sản xuất khác nhau của một hay nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Sự thay đổi công nghệ và thiết bị không ảnh hưởng đến cấu trúc nhà.

- Nhà công nghiệp kiểu bán lộ thiên : là loại nhà chỉ có mái che, hoặc chỉ có mái và một phần tường. Loại này thường được sử dụng để làm kho hoặc các phân xưởng sản xuất cần yêu cầu thông thoáng.

- Nhà công nghiệp tháo dỡ được : là loại nhà có tính năng cấu trúc linh hoạt, dễ biến đổi, đáp được cho các xưởng sản xuất có thông số vi khí hậu và công nghệ sản xuất luôn luôn biến đổi. Hoặc các nhà máy có yêu cầu sản xuất tạm thời  Sản xuất xong lại tháo dỡ mang đi nơi khác.

4.1.3. Theo độ bền :

Dựa trên cơ sở chất lượng sử dụng, độ bền và niên hạn sử dụng, nhà công nghiệp được chia làm 3 cấp ( theo quy định mới ):

- Nhà cấp I : có chất lượng sử dụng cao, chịu lửa bậc I, niên hạn sử dụng trên 100 năm.

- Nhà cấp II : có chất lượng sử dụng khá, chịu lửa bậc II, niên hạn sử dụng trên 50 năm.

- Nhà cấp III: có chất lượng sử dụng trung bình, chịu lửa bậc III, tuổi thọ trên 20 năm.

Trong thực tế còn có loại nhà cấp IV : có chất lượng sử dụng thấp, chịu lửa kém, niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

4.1.4. Theo sử dụng thiết bị vận chuyển nâng trong nhà :

- Nhà không có cần trục. - Nhà có cần trục.

4.1.5. Theo sơ đồ kết cấu chịu lực :

- Nhà có kết cấu tường chịu lực. - Nhà có kết cấu khung chịu lực.

- Nhà có kết cấu không gian chịu lực như vỏ mỏng, dây treo…

4.1.6. Theo số tầng :

- Nhà một tầng: Dùng cho ngành SX có tải trọng lớn, thiết bị cồng kềnh, nặng… - Nhà nhiều tầng: Sử dụng cho ngành SX có dây chuyền Sx theo chiều thẳng đứng.

4.1.7. Theo đặc điểm sản xuất bên trong :

- Nhà SX toả nhiệt thừa không đáng kể trong quá trình SX (phân xưởng nguội). - Nhà SX toả nhiều nhiệt thừa trong quá trình SX (phân xưởng nóng).

- Nhà SX có chế độ vi khí hậu đặc biệt (nhà kín).

4.2. Cơ sở nghiên cứu thiết kế nhà sản xuất4.2.1. Các yếu tố sản xuất bên trong : 4.2.1. Các yếu tố sản xuất bên trong : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thiết kế Kiến trúc Công nghiệp 2011 (Trang 42)