Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mức sống dân cư ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 26)

2.2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Phƣơng pháp phân tích tài liệu đƣợc sử dụng trong toàn bộ các chƣơng của luận văn, đƣợc dùng nhiều nhất và tập trung ở chƣơng tổng quan tài liệu. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài, phân tích những nội dung chính, phƣơng pháp đƣợc sử dụng và các kết luận đã đạt đƣợc cũng nhƣ những điểm cần tiếp tục nghiên

15

cứu trong các nghiên cứu trƣớc đó. Qua việc sử dụng phƣơng pháp này, tác giả đã chứng minh đƣợc khoảng trống cần nghiên cứu chính là đề tài luận văn thạc sỹ này. Hơn nữa, tác giả cũng đã kế thừa đƣợc một số nội dung cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn về nâng cao mức sống dân cƣ và sử dụng cho việc phân tích nội dung các chƣơng khác của luận văn.

2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê và từ kết quả điều tra mức sống dân cƣ tỉnh Quảng Bình đƣợc sử dụng, xử lý, sắp xếp và mô phỏng dƣới dạng các bảng biểu, các hình và đồ thị để minh chứng cho các bằng chứng định lƣợng về việc phân tích hay nhận định về mức sống dân cƣ ở tỉnh Quảng Bình. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng mức sống dân cƣ ở tỉnh Quảng Bình từ năm 2006 - 2012.

2.2.2.3. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Trừu tƣợng hóa khoa học là phƣơng pháp gạt bỏ những cái đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố tác động nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc để từ đó tìm ra bản chất các hiện tƣợng và quá trình kinh tế, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó. Đây là phƣơng pháp quan trọng đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học nói chung và đặc biệt là trong kinh tế chính trị.

Do mức sống dân cƣ là phạm trù rộng lớn và bị tác động bởi rất nhiều nhân tố, do vậy khi sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học, tác giả của luận văn chỉ tập trung vào một số nội dung quan trọng nhất của mức sống dân cƣ. Hơn nữa, đề tài sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học trong việc lựa chọn để phân tích các tiêu chí cơ bản đánh giá và các nhân tố chính có ảnh hƣởng đến việc nâng cao mức sống dân cƣ ở tỉnh Quảng Bình.

16

2.2.2.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phƣơng pháp phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp đƣợc sử dụng phổ biến ở chƣơng 4 (Thực trạng mức sống dân cƣ ở tỉnh Quảng Bình từ năm 2006 - 2012) và chƣơng 5 (Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao mức sống dân cƣ tỉnh Quảng Bình trong những năm sắp tới) của luận văn.

Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của mức sống dân cƣ ở tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ 2006- 2012, trong khi đó phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đƣa ra những nhận định và đánh giá chung về vấn đề nâng cao mức sống dân cƣ trong một tổng thể các mối liên hệ và các khía cạnh khác nhau của mức sống dân cƣ. Phân tích và tổng hợp cũng đƣợc sử dụng để đánh giá thành công và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong việc nâng cao mức sống dân cƣ ở tỉnh Quảng Bình.

17 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỨC SỐNG DÂN CƢ 3.1. Cơ sở lý luận 3.1.1. Các khái niệm 3.1.1.1. Hộ gia đình

Các chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cƣ thƣờng đƣợc tính toán ở cấp hộ gia đình, do vậy khái niệm hộ gia đình trong nghiên cứu này cũng đƣợc giới thiệu.

Hộ gia đình là nơi cung cấp nguồn lao động, tài sản, vốn... cho nền kinh tế quốc dân để nhận các khoản thu nhập nhƣ tiền lƣơng, tiền lãi, lợi nhuận và sử dụng các khoản thu nhập đó nhằm thỏa mãn các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên.

Theo điều 106 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (phần 1, chƣơng 1, mục 1): Hộ gia đình là một nhóm ngƣời mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam trong tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999: Hộ gia đình bao gồm một hay một nhóm ngƣời ở chung và ăn chung. Những ngƣời này có thể có hoặc không có quỹ thu, chi chung; có thể có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt.

Qua các cách hiểu nhƣ trên, luận văn sử dụng khái niệm hộ gia đình là những ngƣời cùng sống chung dƣới một mái nhà, cùng ăn chung và cùng chung quỹ thu, chi.

3.1.1.2. Mức sống

Mức sống phản ánh mối quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội giữa ngƣời với ngƣời trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm xã

18

hội. Vì vậy có nhiều cách hiểu khác nhau về mức sống và mức sống đƣợc đo bằng nhiều tiêu chí khác nhau. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, có 2 chỉ tiêu thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá mức sống đó là thu nhập và chi tiêu.

Trong một số nghiên cứu, một số tác giả lại cho rằng mức sống thƣờng đƣợc phân biệt với chất lƣợng cuộc sống. Mức sống là thƣớc đo về phúc lợi vật chất, còn chất lƣợng cuộc sống là thƣớc đo cả về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần (Đỗ Thiên Kính, 2003).

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về mức sống. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đƣa ra hai cách tiếp cận đối với khái niệm này. Cách thứ nhất, lấy mức thoả mãn nhu cầu của con ngƣời làm cơ sở xem xét. Cách thứ hai, chọn tập hợp các điều kiện sống làm đối tƣợng nghiên cứu, trong đó bao gồm điều kiện xã hội, chính trị, sản xuất…

Đại từ điển Tiếng Việt năm 1994 cho rằng: Mức sống là khái niệm chỉ mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần. Mức sống đƣợc thể hiện ở khối lƣợng các dịch vụ, vật phẩm kể từ loại thiết yếu nhất về ăn, ở, mặc, đi lại, bảo vệ sức khỏe…cho tới những nhu cầu cao nhất liên quan tới việc thỏa mãn các đòi hỏi về tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ (Nguyễn Nhƣ Ý, 1994). Đại từ điển Tiếng Việt năm 1999 cho rằng: Mức sống là mức đạt đƣợc trong chi dùng, hƣởng thụ các điều kiện vật chất, tinh thần (Nguyễn Nhƣ Ý, 1999). Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam năm 2006: Mức sống là điều kiện cao hay thấp của sự sinh hoạt hằng ngày (Nguyễn Lân, 2006).

Mức sống đƣợc xác định bằng mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần mọi thành viên trong xã hội hoặc các tầng lớp, giai cấp trong xã hội khác nhau. Theo Các Mác: “Mức sống không chỉ là sự thỏa mãn những nhu cầu của đời sống vật chất mà cả các nhu cầu nhất định đƣợc sản sinh ra bởi chính những điều kiện mà trong đó con ngƣời đang sống và trƣởng thành”(C.Mác, 1960).

19

Mức sống suy cho cùng đƣợc biểu hiện và đánh giá thông qua hiệu quả của quá trình tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất cuộc sống con ngƣời. Đây là quá trình tiêu dùng các loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Cùng một số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng nhƣ nhau, nếu mức độ sử dụng chúng khác nhau, cho ta kết quả khác trong tiêu dùng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Nói cách khác, với một lƣợng sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng nhƣ nhau, nếu mức độ sử dụng có ích của các sản phẩm và dịch vụ càng cao bao nhiêu thì mức sống càng cao bấy nhiêu.

Ngoài ra, giữa mức sống và nhu cầu liên quan gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhu cầu là sự cần thiết đƣợc đảm bảo bằng các điều kiện vật chất và tinh thần nào đó nhằm thỏa mãn những đòi hỏi để con ngƣời tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Nhu cầu về vật chất, tinh thần càng phát triển và mức độ thỏa mãn nhu cầu đó càng cao bao nhiêu thì mức sống dân cƣ càng cao bấy nhiêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi nhu cầu vật chất và tinh thần của con ngƣời đƣợc thỏa mãn thì mức sống cũng tăng theo. Do đó, quá trình nâng cao mức sống có thể đƣợc đặc trƣng bằng quá trình thay đổi cơ cấu nhu cầu, mở rộng và tăng quy mô nhu cầu hiện tại và nhu cầu mới nảy sinh. Từ đó, có thể nói rằng: Nâng cao mức sống không phải chỉ là quá trình tăng về quy mô tiêu dùng mà có thể thay đổi cả tổng cơ cấu tiêu dùng, thể hiện phân phối sản phẩm và các dạng dịch vụ tiêu dùng hợp lý, bảo đảm sử dụng có ích cho cuộc sống và cho hoạt động lao động của con ngƣời.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể quan niệm về mức sống là sự thỏa mãn những nhu cầu về mặt vật chất, tinh thần của con ngƣời; mức sống càng cao thì con ngƣời càng có nhiều khả năng lựa chọn việc phát triển cá nhân và hƣởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội tạo ra.

20

Mức sống có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của con ngƣời. Vấn đề nâng cao mức sống của ngƣời dân trên cơ sở tăng thêm hiệu quả sản xuất bằng mọi cách đƣợc xem là nhiệm vụ chủ yếu hiện nay. Phát triển kinh tế, xã hội góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất và dịch vụ là cơ sở đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống con ngƣời. Khi mức sống dân cƣ đƣợc nâng cao thì thể lực và trí lực của ngƣời dân đƣợc phát triển. Đây là điều kiện, yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất xã hội. Chính vì vậy, giữa sản xuất và mức sống có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Muốn phát triển sản xuất, phải quan tâm đến đời sống của ngƣời lao động. Đồng thời, sản xuất phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao đời sống của ngƣời dân cả về mặt vật chất và tinh thần.

Nghiên cứu mức sống dân cƣ có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu kinh tế - xã hội. Nó cung cấp các tài liệu, thông tin giúp cho các nhà lãnh đạo các cấp hiểu rõ đƣợc thực trạng mức sống để xác định các chỉ số hàng năm về mức sống nhằm kịp thời phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia và các địa phƣơng, dùng làm cơ sở quản lý và điều phối vĩ mô, qua đó định hƣớng phát triển xã hội toàn diện, góp phần nâng cao mức sống của ngƣời dân cả về vật chất lẫn tinh thần.

3.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư

Mức sống là một phạm trù kinh tế - xã hội rất rộng, bao gồm nhiều nội dung. Để phản ánh tình hình mức sống không thể sử dụng một vài chỉ tiêu nào đó mà phải sử dụng một hệ thống nhiều chỉ tiêu bởi vì mỗi một chỉ tiêu đặc trƣng cho mức sống chỉ phản ánh nhất thời hoặc phản ánh một mặt nào đó của mức sống mà thôi. Do vậy, khi đánh giá tình hình mức sống dân cƣ, thông thƣờng phải sử dụng tổng hợp một hệ thống các chỉ tiêu khác nhau.

3.1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá thu nhập

21

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, chỉ tiêu này cũng dùng để so sánh quy mô sản xuất giữa các nƣớc với nhau. Mỗi quốc gia luôn tìm cách đo lƣờng kết quả hoạt động của mình sau mỗi thời kỳ nhất định. Thành tựu kinh tế của mỗi quốc gia phản ánh việc quốc gia đó sản xuất ra bao nhiêu sản phẩm để phục vụ cho đời sống nhân dân.

GDP bình quân đầu ngƣời của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời kỳ nhất định là giá trị nhận đƣợc khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời kỳ đó chia cho dân số của quốc gia (hay lãnh thổ) cũng tại thời kỳ đó. Ở Việt Nam đƣợc tính bằng USD/ngƣời hoặc bằng Việt Nam đồng/ngƣời.

GDP bình quân đầu ngƣời thƣờng đƣợc dùng để so sánh mức sống ở các quốc gia và là thƣớc đo của sự giàu có của một ngƣời dân của một quốc gia khi so sánh với các quốc gia khác. GDP bình quân đầu ngƣời có ý nghĩa kinh tế quan trọng và nó đƣợc dùng để phân tích sự thay đổi mức sống dân cƣ. Mức sống dân cƣ của một nƣớc phụ thuộc vào hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất ra. Sự thay đổi GDP bình quân đầu ngƣời phụ thuộc rất nhiều vào số lƣợng lao động và năng suất lao động. Để so sánh chính xác hơn sự khác nhau về mức sống của các quốc gia, ngƣời ta thƣờng quy đổi tổng sản phẩm các nƣớc theo cùng một đơn vị tiền tệ (thƣờng là USD) bằng phƣơng pháp sức mua tƣơng đƣơng (PPP). Tính GDP bình quân đầu ngƣời theo sức mua tƣơng đƣơng là một trong những thƣớc đo quan trọng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong so sánh quốc tế, đồng thời là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc tính chỉ số phát triển con ngƣời (HDI).

* Thu nhập bình quân đầu ngƣời

Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và hiện vật mà hộ và thành viên của hộ nhận đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một năm), bao gồm:

22 - Thu từ tiền công, tiền lƣơng;

- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu khác đƣợc tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhƣợng vốn nhận đƣợc).

Thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình bằng tổng thu nhập của hộ gia đình trong năm chia cho tổng số thành viên của hộ gia đình.

Thu nhập bình quân 1 ngƣời 1 tháng của hộ gia đình (1000 đồng) =

Tổng thu nhập của hộ gia đình trong năm

Tổng số ngƣời x 12 tháng

Thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình là chỉ số quan trọng có ý nghĩa kinh tế để đánh giá mức sống, sự phát triển của mỗi cá nhân, hộ gia đình, khu vực địa lý cũng nhƣ nó là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội khác.

* Về nghèo và chuẩn nghèo

Nghèo đói là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội mang tính chất toàn cầu không chỉ tồn tại ở các nƣớc có nền kinh tế kém phát triển mà còn tồn tại ở

Một phần của tài liệu Mức sống dân cư ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 26)