Quy mô hộ gia đình là “mẫu số” quan trọng có ảnh hƣởng rất lớn đến mức thu nhập bình quân và chi tiêu bình quân của các thành viên trong hộ. Quy mô hộ gia đình là một trong những nhân tố đặc trƣng nổi bật ảnh hƣởng đến mức sống của từng thành viên trong gia đình và xã hội. Tốc độ tăng dân
35
số nhanh, quy mô gia đình nhiều con ở các hộ nghèo là áp lực lớn đối với các vấn đề giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo.
Quy mô dân số: Quy mô dân số tỷ lệ nghịch với mức sống dân cƣ. Dân số đông sẽ gây khó khăn cho việc đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần vốn hạn chế của xã hội. Ngƣợc lại, dân số quá ít sẽ tạo ra sự khan hiếm nguồn lực về con ngƣời, là động lực chính để phát triển sản xuất tạo thu nhập và từ đó nâng cao mức sống xã hội.
Gia tăng dân số: Bao gồm gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Dân số gia tăng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến việc nâng cao mức sống do khối lƣợng của cải vật chất làm ra hàng năm không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Tốc độ gia tăng dân số quá cao hoặc quá thấp đều làm nảy sinh nhiều vấn đề về mức sống của các tầng lớp dân cƣ trong xã hội.
Tốc độ tăng dân số nhanh, quy mô gia đình nhiều con ở các hộ nghèo là áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo của họ. Gần đây, nhiều cuộc điều tra kinh tế - xã hội cho thấy, bên cạnh do tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội, ở các nƣớc có mật độ dân số cao có mức sống thấp hơn so với các nƣớc có mật độ dân số thấp, cũng nhƣ số con đông trong mỗi gia đình trở thành một lực cản cho vấn đề xóa đói giảm nghèo ở cấp quốc gia, địa phƣơng, cũng nhƣ trong từng hộ gia đình.
Cơ cấu dân số: Cơ cấu dân số trẻ nảy sinh tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp, tình trạng suy dinh dƣỡng, tử vong ở trẻ em do thiếu điều kiện chăm sóc y tế, nạn thất học do thiếu điều kiện giáo dục... Ngƣợc lại, dân số già sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nguồn lao động trong tƣơng lai và tăng nhu cầu dịch vụ chăm sóc ngƣời già.