Mức sống là một phạm trù kinh tế - xã hội rất rộng, bao gồm nhiều nội dung. Để phản ánh tình hình mức sống không thể sử dụng một vài chỉ tiêu nào đó mà phải sử dụng một hệ thống nhiều chỉ tiêu bởi vì mỗi một chỉ tiêu đặc trƣng cho mức sống chỉ phản ánh nhất thời hoặc phản ánh một mặt nào đó của mức sống mà thôi. Do vậy, khi đánh giá tình hình mức sống dân cƣ, thông thƣờng phải sử dụng tổng hợp một hệ thống các chỉ tiêu khác nhau.
3.1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá thu nhập
21
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, chỉ tiêu này cũng dùng để so sánh quy mô sản xuất giữa các nƣớc với nhau. Mỗi quốc gia luôn tìm cách đo lƣờng kết quả hoạt động của mình sau mỗi thời kỳ nhất định. Thành tựu kinh tế của mỗi quốc gia phản ánh việc quốc gia đó sản xuất ra bao nhiêu sản phẩm để phục vụ cho đời sống nhân dân.
GDP bình quân đầu ngƣời của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời kỳ nhất định là giá trị nhận đƣợc khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời kỳ đó chia cho dân số của quốc gia (hay lãnh thổ) cũng tại thời kỳ đó. Ở Việt Nam đƣợc tính bằng USD/ngƣời hoặc bằng Việt Nam đồng/ngƣời.
GDP bình quân đầu ngƣời thƣờng đƣợc dùng để so sánh mức sống ở các quốc gia và là thƣớc đo của sự giàu có của một ngƣời dân của một quốc gia khi so sánh với các quốc gia khác. GDP bình quân đầu ngƣời có ý nghĩa kinh tế quan trọng và nó đƣợc dùng để phân tích sự thay đổi mức sống dân cƣ. Mức sống dân cƣ của một nƣớc phụ thuộc vào hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất ra. Sự thay đổi GDP bình quân đầu ngƣời phụ thuộc rất nhiều vào số lƣợng lao động và năng suất lao động. Để so sánh chính xác hơn sự khác nhau về mức sống của các quốc gia, ngƣời ta thƣờng quy đổi tổng sản phẩm các nƣớc theo cùng một đơn vị tiền tệ (thƣờng là USD) bằng phƣơng pháp sức mua tƣơng đƣơng (PPP). Tính GDP bình quân đầu ngƣời theo sức mua tƣơng đƣơng là một trong những thƣớc đo quan trọng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong so sánh quốc tế, đồng thời là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc tính chỉ số phát triển con ngƣời (HDI).
* Thu nhập bình quân đầu ngƣời
Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và hiện vật mà hộ và thành viên của hộ nhận đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một năm), bao gồm:
22 - Thu từ tiền công, tiền lƣơng;
- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);
- Thu từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);
- Thu khác đƣợc tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhƣợng vốn nhận đƣợc).
Thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình bằng tổng thu nhập của hộ gia đình trong năm chia cho tổng số thành viên của hộ gia đình.
Thu nhập bình quân 1 ngƣời 1 tháng của hộ gia đình (1000 đồng) =
Tổng thu nhập của hộ gia đình trong năm
Tổng số ngƣời x 12 tháng
Thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình là chỉ số quan trọng có ý nghĩa kinh tế để đánh giá mức sống, sự phát triển của mỗi cá nhân, hộ gia đình, khu vực địa lý cũng nhƣ nó là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội khác.
* Về nghèo và chuẩn nghèo
Nghèo đói là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội mang tính chất toàn cầu không chỉ tồn tại ở các nƣớc có nền kinh tế kém phát triển mà còn tồn tại ở ngay các nƣớc có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị - xã hội và các điều kiện kinh tế khác nhau của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia khác nhau. Nhìn chung, mỗi nƣớc đều sử dụng một khái niệm để xác định giới hạn nghèo đói. Giới hạn nghèo đói của các quốc gia đƣợc xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để ngƣời dân có thể tồn tại đƣợc, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm đƣợc những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành.
23
Một số quan điểm về “nghèo”: Tại hội nghị bàn về xóa đói, giảm nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993 đã đƣa ra khái niệm về nghèo nhƣ sau: “Nghèo là một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con ngƣời mà những nhu cầu này đã đƣợc xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phƣơng”. Theo khái niệm này thì mức độ nghèo đói ở các nƣớc khác nhau là khác nhau.
Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995 đƣa ra định nghĩa về nghèo: “Ngƣời nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dƣới một đô la mỗi ngày cho mỗi ngƣời, số tiền đƣợc coi nhƣ đủ để mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại”.
Nhóm nghiên cứu UNDP, UNFPA, UNICEF trong công trình “Xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam - 1995” đã đƣa ra định nghĩa: “Nghèo là tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh tế”.
Để đánh giá đúng mức độ nghèo đói, ngƣời ta chia nghèo đói thành hai loại: nghèo về thu nhập (nghèo tuyệt đối) và nghèo về con ngƣời (nghèo tƣơng đối).
- Nghèo tuyệt đối là tình trạng một ngƣời hoặc một hộ gia đình không đƣợc hƣởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của cuộc sống (ăn, mặc, ở, đƣợc chăm sóc sức khỏe, đƣợc giáo dục cơ bản và đƣợc hƣởng các dịch vụ cần thiết khác) mà những nhu cầu đó đã đƣợc xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nƣớc (Phan Thúc Huân, 2007).
Ngân hàng thế giới (WB) xem thu nhập 1 đô la và 2 đô la/ngày (theo PPP) của địa phƣơng so với thế giới để thỏa mãn nhu cầu sống nhƣ là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Đây là ngƣỡng chi tiêu có thể đảm bảo mức cung cấp năng lƣợng tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con ngƣời, là
24
chuẩn về nhu cầu 2.100 calo/ngƣời/ngày. Những ngƣời có mức chi tiêu dƣới mức chi cần thiết để đạt đƣợc lƣợng calo này gọi là nghèo về lƣơng thực, thực phẩm. Căn cứ vào giá thực tế của từng vùng để tính chi phí bình quân cho một calo sau đó xác định chuẩn nghèo lƣơng thực, thực phẩm. Chuẩn nghèo có thể thay đổi giữa các vùng và thay đổi qua thời gian.
Chuẩn nghèo là tổng hợp tiêu dùng đƣợc xem là đủ nhu cầu tiêu dùng cơ bản và từ đó ƣớc tính chi phí cho những nhu cầu tiêu dùng cơ bản này. Nói cách khác, chuẩn nghèo là chuẩn mực tối thiểu cho một cá nhân đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ về lƣơng thực, thực phẩm và nhu cầu phi lƣơng thực, thực phẩm.
Đối với Việt Nam: Ngoài ngƣỡng nghèo của WB đƣa ra, Tổng cục Thống kê dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu ngƣời, đƣa ra chuẩn nghèo chung, đó là số tiền tối thiểu một hộ gia đình cần để mua lƣơng thực, thực phẩm và những nhu cầu cơ bản phi lƣơng thực, thực phẩm.
Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội dựa trên thu nhập của hộ gia đình để xác định chuẩn nghèo đói của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo quốc gia (chuẩn nghèo quốc gia).
Mỗi quốc gia cũng xác định mức thu nhập tối thiểu riêng của nƣớc mình dựa vào điều kiện cụ thể về kinh tế trong từng giai đoạn phát triển ổn định, do đó mức thu nhập tối thiểu đƣợc thay đổi và nâng dần lên. Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng ấy, Chính phủ Việt Nam đã 5 lần nâng mức chuẩn nghèo trong thời gian từ năm 1993 đến cuối năm 2011.
Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ trong phê duyệt “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005”, chuẩn nghèo đƣợc xác định dựa trên thu nhập theo 3 vùng: thành thị là 150.000 đồng/ngƣời/tháng; nông thôn là 100.000 đồng/ngƣời/tháng và nông thôn miền núi, hải đảo là 80.000 đồng/ngƣời/tháng.
25
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 nhƣ sau: Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống; ở khu vực thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/ ngƣời/tháng trở xuống.
Theo Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ, chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 nhƣ sau: Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống; ở khu vực thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống.
Nghèo tƣơng đối là tình trạng một ngƣời hoặc một hộ gia đình thuộc về nhóm ngƣời có thu nhập thấp nhất trong xã hội theo những địa điểm cụ thể về thời gian nhất định (Phan Thúc Huân, 2007).
Nhƣ vậy, nghèo tƣơng đối có sự khác biệt tùy theo đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội, quan niệm của từng quốc gia, khu vực, vùng miền khác nhau. Trong xã hội luôn luôn tồn tại nhóm ngƣời có thu nhập thấp, do đó, theo khái niệm này thì nghèo tƣơng đối sẽ luôn hiện diện trong bất kể trình độ phát triển của nền kinh tế nào.
3.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chi tiêu của hộ gia đình
Chi cho tiêu dùng của hộ gia đình là toàn bộ các khoản chi bằng tiền và hiện vật (tính bằng giá trị) của hộ gia đình để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình trong một thời kỳ nào đó (Cục Thống kê Quảng Bình, 2013).
Chi tiêu của hộ gia đình gồm chi cho đời sống và chi khác.
- Chi cho đời sống gồm các khoản chi lƣơng thực, thực phẩm và chi cho phi lƣơng thực, thực phẩm.
- Các khoản chi khác gồm lệ phí, đóng góp, thuế không phải thuế sản xuất, cho, biếu, mừng, giúp…
26
Chi cho tiêu dùng bình quân 1 ngƣời 1 tháng đƣợc tính bằng tổng số tiền chi cho đời sống trong năm bao gồm các khoản chi lƣơng thực, thực phẩm và phi lƣơng thực, thực phẩm chia cho số nhân khẩu của hộ nhân với 12 tháng.
Chi tiêu bình quân 1 ngƣời 1 tháng của hộ gia đình =
Tổng chi tiêu của hộ gia đình trong năm Số nhân khẩu x 12 tháng
Mức sống dân cƣ đƣợc thể hiện qua chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình. Mức thu nhập của hộ gia đình hạn chế khả năng chi tiêu của ngƣời dân và đi liền với nó là mức sống thấp. Khi thu nhập của hộ gia đình thấp, mức sống của ngƣời dân trở nên nghèo đi thì ngƣời dân thƣờng dành phần lớn chi tiêu của hộ để bảo đảm nhu cầu ăn uống. Song khi thu nhập hộ gia đình cao, mức sống đƣợc cải thiện thì chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của ngƣời dân tăng về số tuyệt đối, nhƣng tỷ trọng chi tiêu này sẽ giảm do các hộ gia đình đã có khả năng để chi nhiều hơn cho các nhu cầu khác nhƣ: may mặc, đi lại, chăm sóc sức khỏe, giáo dục…và có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội chất lƣợng cao; mức hƣởng thụ văn hóa tinh thần, mức sống cao hơn so với nhóm hộ có thu nhập thấp. Ngoài ra, khi thu nhập tăng lên không những tác động đến chi tiêu cho đời sống hộ gia đình mà còn tạo điều kiện để hộ gia đình tăng tích lũy nhƣ nhà ở, mua sắm đồ dùng lâu bền…
3.1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường bất bình đẳng thu nhập
Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng cao chƣa hẳn đã phản ánh hoàn toàn những tiến bộ đạt đƣợc trong việc nâng cao mức sống dân cƣ nếu thành quả thu nhập đƣợc phân phối một cách thiếu công bằng. Do vậy, để đánh giá việc nâng cao mức sống dân cƣ thì một số chỉ tiêu đo lƣờng bất bình đẳng nhƣ hệ số Gini, đƣờng cong Lorenz và hệ số giãn cách thu nhập đã đƣợc sử dụng.
27
Conrad Lorenz là nhà thống kê ngƣời Mỹ, năm 1905 ông đã xây dựng biểu đồ dùng để biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và thƣờng đƣợc gọi là đƣờng cong Lorenz. Đƣờng cong Lorenz thƣờng đƣợc sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bổ thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005).
Hình 3.1: Đƣờng cong Lorenz
(Nguồn: Vũ Thị Ngọc Phùng,2005. Giáo trình kinh tế phát triển)
Trục hoành biểu thị phần trăm cộng dồn của dân số và đƣợc sắp xếp theo thứ tự thu nhập tăng dần. Trục tung là tỷ lệ trong tổng thu nhập mà mỗi phần trăm trong dân số nhận đƣợc. Đƣờng kẻ chéo (đƣờng 450) trong hình cho thấy ở bất kỳ điểm nào trên đƣờng này đều phản ánh tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận đƣợc đúng bằng phần trăm của ngƣời có thu nhập. Đƣờng chéo là đại diện của sự phân phối thu nhập “hoàn toàn công bằng”.
Khoảng cách giữa đƣờng chéo và đƣờng Lorenz là một dấu hiệu cho biết mức độ bất bình đẳng. Đƣờng Lorenz càng xa đƣờng chéo thì mức độ bất bình đẳng càng lớn, điều đó cũng có nghĩa là phần trăm thu nhập của ngƣời
28
nghèo nhận đƣợc giảm đi. Ngƣợc lại, đƣờng Lorenz dịch gần đƣờng chéo thì mức độ bất bình đẳng có xu hƣớng giảm đi.
* Hệ số Gini
Đƣờng cong Lorenz sử dụng đo lƣờng mức độ bất bình đẳng đƣợc biểu thị bằng hình vẽ, vì thế hạn chế của đƣờng cong Lorenz là không lƣợng hóa đƣợc mức độ bất bình đẳng và trong trƣờng hợp so sánh 2 phân phối thu nhập, nếu đƣờng cong Lorenz tƣơng ứng với 2 phân phối do cắt nhau thì không thể xếp hạng sự bất bình đẳng đƣợc. Vì vậy, cần phải biểu thị thƣớc đo này bằng con số.
Hệ số Gini (C. Gini là tên nhà thống kê ngƣời Ý đã phát minh ra hệ số này năm 1912) là thƣớc đo đƣợc sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm. Dựa vào đƣờng cong Lorenz có thể tính toán hệ số Gini. Hệ số Gini chính là tỷ số giữa diện tích đƣợc giới hạn bởi đƣờng cong Lorenz và đƣờng chéo 450với diện tích tam giác nằm bên dƣới đƣờng 450
. B A A S S S Gini Trong đó:
SA: Diện tích hình A (diện tích nằm giữa đƣờng 450 và đƣờng cong Lorenz).
SB: Diện tích tam giác nằm bên dƣới đƣờng 450
trừ đi diện tích hình A. Ngoài ra, hệ số Gini còn đƣợc tính nhƣ sau:
) )( ( 1 1 1 1 n i i i i i F Y Y F Gini Trong đó:
n: Số thứ tự của hộ trong mẫu từ hộ có thu nhập (chi tiêu) thấp đến hộ cao nhất.
29
Yi: Phần trăm thu nhập (chi tiêu) cộng dồn đến nhóm thứ i.
Về lý thuyết, hệ số Gini có thể nhận đƣợc giá trị từ 0 đến 1. Song thực tế: 0<Gini<1. Theo Ngân hàng thế giới, hệ số Gini thực tế trong khoảng 0.2 đến 0.6. Với các nƣớc có thu nhập thấp, hệ số Gini biến động từ 0.3 đến 0.5;