Những thách thức

Một phần của tài liệu Mức sống dân cư ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 97)

Kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua tuy có tăng trƣởng khá nhƣng chƣa bền vững, còn phụ thuộc vào cơ chế, chính sách điều hành của Trung ƣơng và các yếu tố khách quan khác. Quy mô, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp của tỉnh còn thấp, hiệu quả kinh tế chƣa cao. Chất lƣợng nguồn nhân

86

lực chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Điểm xuất phát của nền kinh tế vẫn còn thấp so với mức trung bình của cả nƣớc, nhiều khó khăn nội tại chậm đƣợc khắc phục, ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, lạm phát, thiên nhiên khắc nghiệt, bão lũ, hạn hán thƣờng xuyên xảy ra; bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ ngƣời dân trong tỉnh (đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số) thiếu năng động, cá biệt còn trông chờ ỷ lại chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nƣớc...Đó là những thách thức lớn đối với Quảng Bình trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của ngƣời dân trong trong thời kỳ tới.

5.3. Những giải pháp nhằm nâng cao mức sống dân cư tỉnh Quảng Bình

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng mức sống dân cƣ tỉnh Quảng Bình thời kỳ 1996 - 2012, đặc biệt là từ những hạn chế và thách thức đặt ra trong việc nâng cao mức sống dân cƣ trong thời kỳ mới (mục 4.3.2), tác giả luận văn đề xuất những giải pháp sau đây:

5.3.1. Nhóm giải pháp về kinh tế

5.3.1.1. Phát triển các ngành kinh tế nhằm khai thác tốt lợi thế tự nhiên và xã hội của tỉnh.

Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo ở nhiều nƣớc đang phát triển và bằng chứng tƣơng tự cũng đƣợc xác nhận ở Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua (Nguyễn Hồng Sơn và Trần Quang Tuyến, 2014). Do vậy, các chính sách thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế giúp đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong những năm tới ở Quảng Bình. Để thúc đầy tăng trƣởng kinh tế Quảng Bình nói chung, cần tập trung nguồn lực và các giải pháp ƣu tiên cho phát triển các ngành kinh tế nhƣ sau:

Thứ nhất, phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp theo hƣớng đa canh bền vững nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo sản phẩm hàng hóa cho tiêu dùng và xuất khẩu.

87

Trong sản xuất trồng trọt cần chú trọng đến điều kiện thời tiết, thổ nhƣỡng để điều chỉnh phù hợp quy hoạch tổng thể về sử dụng đất của tỉnh. Tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo hƣớng phát triển mạnh những sản phẩm đang có lợi thế về thị trƣờng và đảm bảo có thị trƣờng tiêu thụ ổn định nhƣ: rau quả, lạc, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả…Coi trọng thâm canh để tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác, mở rộng các vùng chuyên canh sản xuất rau, cây gia vị, cây công nghiệp hàng năm.

Cân đối hợp lý giữa phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Xem chăn nuôi là ngành có tính đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi phải phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và môi trƣờng theo hƣớng đa dạng các loại con, hiệu quả kinh tế cao; tạo đƣợc sự phát triển toàn diện cả về tổng đàn lẫn chất lƣợng đàn, từng bƣớc đƣa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính và có tỷ trọng hợp lý trong ngành nông nghiệp.

Để chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả và bền vững, cần phải đầu tƣ nhiều hơn nữa vào các khâu trọng yếu của quá trình sản xuất nhƣ: lai tạo giống cây, con có năng suất chất lƣợng và giá trị thƣơng phẩm cao, thủy lợi, bảo vệ cây trồng vật nuôi, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới…nhằm tạo ra cơ sở vững chắc để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất có hiệu quả.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tƣ trồng rừng sản xuất; bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp để điều chỉnh dần lực lƣợng lao động khai thác ngoài nhà nƣớc sang lĩnh vực xây dựng, cải tạo và tu bổ vốn rừng.

Phát triển thủy sản bền vững trên tất cả các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, xuất khẩu…gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tăng cƣờng năng lực đánh bắt xa bờ, chú trọng khai thác các đối tƣợng thủy

88

sản có giá trị kinh tế cao phục vụ chế biến và xuất khẩu. Phát triển đánh bắt xa bờ, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trƣờng biển.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình, đối tƣợng nuôi trồng thủy sản, nhất là những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao nhƣ: tôm, cua, sò huyết, ốc hƣơng, ba ba, ếch...

Thứ hai, phát triển công nghiệp đảm bảo tăng trƣởng nhanh và bền vững, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp vững chắc.

Phát triển đa dạng hóa công nghiệp, ƣu tiên phát triển các cơ sở công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nhất là khu vực nông thôn nhằm huy động đầy đủ các nguồn lực và sử dụng nguồn lao động tại địa phƣơng. Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế nhƣ: sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu, chế biến nông, lâm, thủy sản...Chú trọng phát triển công nghiệp hƣớng xuất khẩu. Tạo sự liên kết vùng kinh tế Bắc Quảng Bình, Nam Hà Tĩnh để từng bƣớc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ các nhà máy xi măng, Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch, Khu công nghiệp Vũng Áng...

Tập trung đầu tƣ hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu kinh tế Hòn La, khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, khu công nghiệp Tây bắc Đồng Hới, khu du lịch Mỹ Cảnh, suối Bang, du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, Đá Nhảy…Tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút vốn đầu tƣ của các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nƣớc.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ, thu hút đầu tƣ để có ngày càng nhiều doanh nghiệp công nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động nhằm nâng cao mức sống dân cƣ trên địa bàn. Trƣớc mắt, tập trung tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong giải phóng mặt

89

bằng cho các dự án lớn nhƣ: Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch; Nhà máy xi măng Văn Hoá; Nhà máy Bột đá siêu mịn ở Châu Hoá…

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển tiểu thủ công nghiệp. Chú trọng phát triển, đầu tƣ chiều sâu, khôi phục các ngành nghề truyền thống, những sản phẩm có thị trƣờng và thu hút nhiều lao động nhƣ: mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, mây tre xuất khẩu, sành sứ, chiếu cói, sửa chữa cơ khí và tàu thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - hải sản, sản xuất hàng lƣu niệm và tiêu dùng phục vụ du lịch… nhằm huy động đầy đủ các nguồn lực và sử dụng tốt nguồn lao động tại địa phƣơng.

Thứ ba, hình thành và ổn định hệ thống thƣơng mại, chú trọng xây dựng các trung tâm thƣơng mại, siêu thị vừa và nhỏ, chợ đầu mối nông nghiệp, thủy sản, chợ đô thị, chợ nông thôn; phát triển mạnh các dịch vụ du lịch.

Khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp đầu mối để cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình và các làng nghề. Thực hiện tốt sự liên kết bốn nhà: giữa nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông, trong đó, nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với ngƣời nông dân nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để ổn định sản xuất và phát triển bền vững.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thƣơng mại nhƣ: các siêu thị, chợ bán buôn, chợ đầu mối, chợ vùng nông thôn, chú trọng phát triển khu thƣơng mại tại các cửa khẩu thuộc tỉnh... Tăng cƣờng cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng chính sách xã hội phục vụ đồng bào dân tộc miền núi ở vùng sâu, vùng xa.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm, mở rộng và khai thác thị trƣờng trong và ngoài nƣớc (đặc biệt là các nƣớc có sử dụng đƣờng 9 nhƣ Lào và Thái Lan). Sản xuất đa dạng, phong phú các mặt hàng xuất khẩu. Tạo

90

điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm, dịch vụ thông qua các hội chợ triển lãm, mở các quày giới thiệu và bán sản phẩm tại các điểm tham quan, khu du lịch, các trung tâm thƣơng mại dịch vụ trong và ngoài tỉnh…

Phát triển mạnh các dịch vụ du lịch, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu du lịch Quảng Bình. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại các trung tâm du lịch lớn nhƣ: Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhật Lệ, Mỹ Cảnh - Bảo Ninh, Đá Nhảy, suối Bang, Khu di tích Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Non núi Thần Đinh, đền thờ Công chúa Liễu Hạnh, Vũng Chùa - Đảo Yến và khu mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp...; tăng cƣờng sự gắn kết giữa các tuyến, điểm du lịch, mở thêm các tuyến, điểm du lịch mới, kết hợp với việc đa dạng hóa các loại hình du lịch nhƣ: du lịch sinh thái - hang động, du lịch biển, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dƣỡng - chữa bệnh, du lịch tâm linh... Đồng thời, cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, quảng bá, nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch của tỉnh. Chú trọng quản lý môi trƣờng, tài nguyên du lịch, thu hút đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc.

5.3.1.2. Giải pháp về đào tạo sử dụng nguồn nhân lực

Đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực vừa giúp cho quá trình phát triển kinh tế một cách bền vững, vừa chính là việc làm trực tiếp nâng cao mức sống ngƣời dân. Để nâng cao vai trò của nguồn nhân lực trong thúc đẩy phát triển kinh tế, cần có các giải pháp về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực một cách phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phƣơng.

* Về đào tạo:

- Mở rộng và nâng cao quy mô đào tạo của các trƣờng địa phƣơng: Đầu tƣ xây dựng và nâng cao năng lực đào tạo trƣờng Đại học Quảng Bình trở

91

thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho tỉnh và các tỉnh lân cận.

- Đẩy mạnh sự hợp tác liên kết với các trƣờng nghiệp vụ, trƣờng cao đẳng nghề các tỉnh, thành phố khác để tổ chức đào tạo lực lƣợng lao động kỹ thuật, công nhân kỹ thuật cho các ngành kinh tế theo định hƣớng sự phát triển của tỉnh nhằm đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nƣớc và của địa phƣơng.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề. Nhà nƣớc cần có chính sách để hỗ trợ các điều kiện cần thiết nhƣ: đất, vốn và thuế ... để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng trƣờng, lớp đào tạo nghề tại các địa phƣơng có ngành nghề phi nông, lâm, thủy sản kém phát triển nhằm tạo thuận lợi cho việc theo học của lực lƣợng lao động đang hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tham gia đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp.

- Chú trọng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật, bồi dƣỡng kiến thức về kỹ thuật và quản lý cho các chủ cơ sở sản xuất, tổ chức công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động với nhiều hình thức, kèm cặp truyền nghề, dạy nghề tại các cơ sở sản xuất.

- Khuyến khích các tổ chức, hiệp hội, các doanh nghiệp, các cán bộ khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các nghệ nhân tham gia phổ cập kiến thức, đào tạo nghề, truyền nghề cho ngƣời lao động cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn.

- Có chế độ khuyến khích đối với ngƣời đi học: Để đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo đúng định hƣớng, tỉnh cần nghiên cứu để có chính sách ƣu đãi đặc biệt đối với lao động đang hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tham gia đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp. Khi có chính sách hỗ trợ cơ bản của nhà nƣớc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những

92

lao động ở lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tham gia đào tạo các ngành nghề phi nông, lâm, thủy sản, từng bƣớc khắc phục tình trạng thiếu việc làm (bán thất nghiệp) và dƣ thừa lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho dân cƣ khu vực nông thôn và hạn chế sự phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng do tác động của cơ chế thị trƣờng.

* Về chính sách sử dụng cán bộ:

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên tốt nghiệp về phục vụ các vùng nông thôn, vùng kinh tế chậm phát triển, nhất là đối với số đã tốt nghiệp. Nội dung chính sách cần tập trung các mặt sau:

+ Đối với các sinh viên có cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ về công tác tại các vùng nông thôn, vùng kinh tế chậm phát triển của tỉnh: Cần có chính sách cấp học bổng và chế độ thƣởng theo năm học cho những sinh viên của tỉnh (đạt học lực loại giỏi) đang học đại học, sau đại học, thuộc các chuyên ngành mà tỉnh đang cần.

+ Quy định thời gian phục vụ tại các vùng nông thôn, vùng kinh tế chậm phát triển từ 3 đến 5 năm. Sau thời gian phục vụ trên sẽ đƣợc ƣu tiên tuyển chọn vào cơ quan nhà nƣớc.

- Đối với những sinh viên khi tốt nghiệp hệ chính quy loại giỏi đƣợc tuyển dụng thẳng vào biên chế nhà nƣớc không qua thi tuyển và hƣởng 100% mức lƣơng bậc 1. Có chính sách thƣởng thỏa đáng bằng tiền, bố trí công tác, đặc biệt là tạo điều kiện về nhà ở... cho những ngƣời là giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sỹ, thạc sỹ đang công tác ở các tỉnh, thành phố khác về công tác tại tỉnh.

- Cần nghiên cứu để tăng mức đãi ngộ của nhà nƣớc về tiền lƣơng đối với cán bộ đang công tác tại những vùng có điều kinh tế - xã hội phát triển đƣợc cử đi công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, cần quy định cụ thể thời gian phục vụ tại các vùng nông thôn, vùng kinh tế chậm phát triển, phù hợp theo từng vùng miền. Bên cạnh đó, phải có biện

93

pháp để xử lý nghiêm các cán bộ không chịu về công tác tại các vùng khó khăn do ngại khó, ngại khổ.

5.3.1.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ

Khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững, tạo điều kiện quan trọng cho việc nâng cao thu nhập và đời sống ngƣời dân ở các mặt khác nhau. Cần có các giải pháp sau đây để thúc đẩy vai trò của khoa học và công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh nhƣ sau:

Thứ nhất, dành một phần thỏa đáng kinh phí từ ngân sách địa phƣơng để tổ chức nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ mới vào sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng từ nguyên liệu sẳn có tại địa phƣơng phục vụ sản xuất. Huy động một số chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thuộc

Một phần của tài liệu Mức sống dân cư ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)