Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Mức sống dân cư ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 86)

Qua việc phân tích mức sống dân cƣ của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2012, có thể thấy rằng, trong thời kỳ này, Quảng Bình đã đạt đƣợc một số thành tựu cơ bản nhƣ sau:

4.3.1.1. Mức thu nhập bình quân đầu người đã được nâng lên đáng kể

Trong thời kỳ 2006-2012, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời ở tỉnh Quảng Bình theo giá hiện hành đã tăng 3 lần từ 420.000 đồng/ngƣời/tháng (năm 2006) lên 1.437.000 đồng/ngƣời/tháng vào năm 2012. Mức thu nhập năm 2012 của Quảng Bình còn cao hơn một số tỉnh trong khu vực nhƣ Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thành Hóa và Nghệ An. Có một số lý do có thể lý giải cho việc gia tăng mức thu nhập nói trên. Trước hết, thu nhập của các năm 2006, 2008, 2010, 2012 tăng là do trong thời kỳ 2006 - 2010, Nhà nƣớc đã 5 lần điều chỉnh tăng lƣơng tối thiểu vào 1/10/2006; 1/1/2008; 1/5/2009; 1/5/2010; 1/5/2011 và 1/5/2012. Thứ hai, nhƣ đã phân tích trƣớc đó, tăng trƣởng GDP theo giá so sánh của Quảng Bình trong thời kỳ 2006-2012 khá cao: 9,8%/năm. Đây chính là nền tảng quan trọng để gia tăng mức thu nhập bình quân đầu ngƣời - một tiêu chí quan trọng hàng đầu về mức sống dân cƣ. Thứ ba, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên là do nhân khẩu bình quân của hộ gia đình ở Quảng Bình có xu hƣớng giảm dần từ 2006 - 2012 (xem mục 4.2.3). Bên cạnh đó, số ngƣời trong độ tuổi lao động lại tăng lên (xem hình 4.4), cho phép các hộ gia đình có thêm nhiều thành viên tham gia hoạt động kinh tế và do vậy giúp cho các hộ nâng cao mức sống. Thứ tư, trong thời gian qua, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phát triển sản xuất và dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực. Du lịch phát triển nhanh, đặc biệt dịch vụ du lịch đã từng bƣớc khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh. Hạ tầng du lịch có bƣớc phát triển, nhờ đó, lƣợng khách du lịch đến

75

Quảng Bình ngày càng tăng và đóng góp đáng kể cho ngân sách của tỉnh, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Doanh thu du lịch của tỉnh năm 2012 là 139.868 triệu đồng, trong đó khu vực nhà nƣớc là 25.216 triệu đồng, ngoài nhà nƣớc là 114.651 triệu đồng (bao gồm khu vực tƣ nhân là 95.304; cá thể là 19.347 triệu đồng). Doanh thu dịch vụ lƣu trú và ăn uống năm 2012 là 1.126.662 triệu đồng (Cục Thống kê Quảng Bình, 2014). Thứ năm, ngoài nội lực đƣợc huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong tỉnh, số lƣợng nhà đầu tƣ ngoài tỉnh đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ, khảo sát và đăng ký dự án trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, trong đó có một số nhà đầu tƣ, tập đoàn kinh tế lớn nhƣ: Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, Công ty Chí Thành, Công ty Đông Dƣơng, Công ty Linh Thành, Công ty cổ phần điện Đông Dƣơng…, góp phần giải quyết việc làm cho 3,14 vạn lao động/năm. Những yếu tố đó đã tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết tốt việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cƣ trong tỉnh.

4.3.1.2. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh

Trong thời kỳ 2006 - 2012, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh Quảng Bình bình quân mỗi năm giảm từ 3 - 4 % số hộ nghèo/năm. Điều đó bắt nguồn từ việc thu nhập bình quân đầu ngƣời đã đƣợc cải thiện đáng kể trong thời gian này. Nhƣ đã phân tích, thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng thời kỳ 2006 - 2012 liên tục tăng với tốc độ tăng bình quân là 22,63%/năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ nghèo giảm mạnh có thể do Quảng Bình đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, dự án hỗ trợ ngƣời nghèo trƣớc cũng nhƣ trong thời gian nói trên. Công tác xóa đói giảm nghèo đƣợc triển khai tích cực và đã trở thành phong trào sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp. Những hộ nghèo đƣợc tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn giải

76

quyết việc làm. Nhờ đó, mức sống nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng đƣợc nâng lên, đặc biệt là đồng bào dân tộc, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

4.3.1.3. Giáo dục và y tế được cải thiện đáng kể

Nhƣ đã phân tích ở mục 4.2.4, thời kỳ 2006 - 2012, Quảng Bình đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định về giáo dục. Tỷ lệ dân số trên 15 tuổi trở lên biết chữ ở tỉnh luôn tăng qua các năm gần đây và cao hơn mặt bằng chung của cả nƣớc. Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ em đi học theo đúng độ tuổi cũng có xu hƣớng tăng ở các cấp học cũng nhƣ ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Hơn nữa, mức chi tiêu cho giáo dục/ngƣời tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn cho thấy phần nào sự tiếp cận của ngƣời dân đối với giáo dục ngày càng tốt hơn. Thành tích trên có đƣợc có thể bắt nguồn từ việc mức thu nhập ngƣời dân tăng lên đã giúp cho việc tiếp cận tốt hơn đối với giáo dục. Cũng có thể, điều đó phản ánh rằng sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của toàn xã hội. Chất lƣợng giáo dục - đào tạo đã có sự chuyển biến tƣơng đối toàn diện, cả ở diện đại trà và mũi nhọn. Mạng lƣới trƣờng, lớp tiếp tục đƣợc sắp xếp hợp lý, đội ngũ giáo viên đƣợc bổ sung về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng. Công tác hƣớng nghiệp, dạy nghề phổ thông đƣợc quan tâm; công tác kiểm tra, đánh giá, thi cử có nhiều cải tiến, đổi mới theo hƣớng nghiêm túc, khách quan, công tác phổ cập giáo dục đƣợc đẩy mạnh (Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, 2010).

Việc tiếp cận với giáo dục của ngƣời dân cũng đã tốt hơn phần nào đƣợc phản ánh qua việc chi tiêu cho giáo dục bình quân một thành viên đi học trong năm 2012 tăng so với năm 2010 và năm 2008. Năm 2012, trung bình các hộ gia đình phải chi 3.584 nghìn đồng cho một thành viên đi học, tăng 70,26% so với năm 2010 (tƣơng đƣơng tăng 1.479 nghìn đồng), trong đó các khoản học phí, đóng góp cho trƣờng lớp và các khoản chi cho giáo dục khác chiếm tỷ

77

trọng lớn nhất trong chi giáo dục cho các thành viên hộ đi học (Cục Thống kê Quảng Bình, 2013).

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân tiếp tục đƣợc quan tâm. Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế đƣợc triển khai có chất lƣợng, các loại dịch bệnh hàng năm đƣợc khống chế có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ y tế các tuyến đƣợc bổ sung về số lƣợng và từng bƣớc nâng cao về chất lƣợng…Nhờ vậy, chất lƣợng khám chữa bệnh ngày càng đƣợc nâng cao, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, kỹ thuật chuyên sâu đã đƣợc triển khai. Công tác xã hội hoá lĩnh vực y tế đƣợc thực hiện có hiệu quả, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh (Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, 2010).

4.3.1.4. Nhà ở và đồ dùng lâu bền được tu sửa và mua sắm ngày càng nhiều

Trong những năm qua, do tình hình kinh tế phát triển và sự nỗ lực thực hiện phong trào xóa mái nhà tranh cho hộ nghèo nên ở Quảng Bình nên tỷ lệ hộ có nhà tạm và nhà khác giảm dần qua từng năm, năm 2010 chỉ chiếm 5,16%, trong đó nhà thiếu kiên cố 3,16% và nhà đơn sơ chỉ có 2,0%; năm 2012, con số này là 3,1%, trong đó nhà thiếu kiên cố 2,22% và nhà đơn so chỉ có 0,88%.Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố chung toàn tỉnh năm năm 2012 là 96,9%, tăng 2,06% so với năm 2010 và tăng 2,14% so với năm 2008, Tỷ lệ này của năm 2010 là 94,84%, tăng 0,08% so với năm 2008; so với năm 2006 tăng 0,72%, trong đó tỷ lệ hộ có nhà kiên cố chiếm 81,48% và bán kiên cố 13,36%.

Kinh tế càng phát triển, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, số hộ gia đình tu sửa nhà ở và mua sắm nhiều loại đồ dùng lâu bền hơn phục vụ cho đời sống, đặc biệt có những loại đồ dùng trƣớc kia đƣợc coi là xa xỉ, đắt tiền (xe máy, ti vi, tủ lạnh, tủ đá, bình tắm nóng lạnh, ô tô, máy điều hòa nhiệt độ...) thì nay đã trở thành những đồ dùng thông thƣờng và không thể thiếu đối với

78

nhiều hộ gia đình và có xu hƣớng tăng nhanh. Năm 2012, có 99,8% số hộ dân có đồ dùng lâu bền phục vụ cuộc sống, trong đó, thành thị có 100%, nông thôn có 99,76%. Năm 2010, chỉ tiêu này là 95,02%, trong đó thành thị là 100%, nông thôn là 93,98%. Tỷ lệ hộ có xe máy năm 2012 là 73,88%, năm 2010 là 66,17% (tăng 7,71 điểm phần trăm), năm 2008 là 59,52% (năm 2012 so với năm 2008 tăng 14,36% điểm phần trăm), trong đó, khu vực thành thị có 88,56% và khu vực nông thôn có 70,99% (xem ở mục 4.2.6).

Một phần của tài liệu Mức sống dân cư ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)