Nhóm giải pháp từ phía Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Đảm bảo đời sống của người lao động trong các Khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 91)

3.2.1.1.Đối với Nhà nước trung ương

* Chính sách về tiền lương

Tiền lƣơng là vấn đề quan trọng trong việc cải thiện điều kiện việc làm và đời sống của ngƣời lao động vì vậy nhà nƣớc cần:

- Hoàn thiện chính sách tiền lƣơng, có cơ chế linh hoạt phù hợp với thị trƣờng lao động. Tiếp tục lộ trình cải cách tiền lƣơng, có giải pháp hữu hiệu đảm bảo lƣơng thực tế, đảm bảo đời sống của ngƣời lao động các khu công nghiệp. Bởi thực tế, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trả lƣơng dựa trên mức lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định, vì vậy việc xác định tiền lƣơng tối thiểu phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo giá trị sức lao động, tức là phải đảm bảo những chi phí tƣ liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của bản thân ngƣời lao động và gia đình họ, đáp ứng đƣợc nhu cầu về học tập và đời sống tinh thần của ngƣời lao động. Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lƣơng thu nhập, chế độ nâng lƣơng phù hợp, tạo ra sức gắn kết ngƣời lao động với doanh nghiệp.

- Tăng cƣờng tuyên truyền để doanh nghiệp trong các KCN trong cả nƣớc thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ tiền lƣơng hiện hành.

86

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách tiền lƣơng trong các doanh nghiệp tại các KCN trong tỉnh. Hoàn thiện và sử dụng chế tài linh hoạt trong việc xử lý vi phạm về tiền lƣơng cũng nhƣ các quan hệ lao động theo quy định của pháp luật.

- Có các cơ chế, chính sách tạo điều kiện để công đoàn các cấp, trong đó có công đoàn trong các doanh nghiệp khu công nghiệp phối hợp với cơ quan khác trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiền lƣơng tại các doanh nghiệp KCN.

* Chính sách về nhà ở

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa trên cơ sở tạo điều kiện về hỗ trợ tạo nguồn vốn, đất, miễn các loại thuế làm tăng giá xây dựng cho các tổ chức, đơn vị kinh tế, doanh nghiệp và cá nhân tham gia đầu tƣ xây dựng nhà ở cho lao động tại KCN.

- Khi có quy hoạch KCN nhất thiết phải có quy hoạch quỹ đất để xây dựng nhà ở cho ngƣời lao động, đồng thời tiến hành rà soát và bổ sung quỹ đất để xây dựng nhà ở cho lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp tại các KCN.

- Với nhà ở do ngƣời dân tự phát đầu tƣ hoặc những nhà đầu tƣ xây dựng nhà ở xã hội đang cho ngƣời lao động thuê chƣa đạt tiêu chuẩn hiện nay, nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp để chủ nhà cải tạo, bảo đảm tiện nghi sinh hoạt tối thiểu theo quy định.

* Về y tế, giáo dục

Nhà nƣớc cần nâng cao hiệu lực pháp lý của chính sách bảo hiểm y tế, nhất là đối với ngƣời lao động. Cần có quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia, cơ chế đóng góp, cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát và xử phạt đối với các trƣờng hợp vi phạm. Đồng thời có sự phối hợp

87

giữa các cơ quan chức năng và doanh nghiệp trong việc vận động, giải thích giúp ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn trách nhiệm, quyền lợi và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tập trung hơn nữa công tác phòng bệnh, có những chính sách cụ thể, chủ động phòng chống bệnh nghề nghiệp và các bệnh mới phát sinh trong quá trình phát triển công nghiệp, thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, Nhà nƣớc cần có những cơ chế, chính sách đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất và trang bị các cơ sở y tế hiện có theo tiêu chuẩn quốc gia, nhất là ở các khu công nghiệp tập trung đông ngƣời nhằm đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho ngƣời lao động.

Nâng cao trình độ dân trí và văn hóa ngƣời lao động thông qua các chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục bổ túc văn hóa và tại chức cho các khu công nghiệp tập trung, tăng cƣờng giáo dục hƣớng nghiệp trong nền giáo dục quốc dân và phải đƣợc đổi mới về mọi mặt để có vị trí xứng đáng trong xã hội.

* Về chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động

Để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của ngƣời lao động tại khu công nghiệp, Nhà nƣớc cần sớm có quy định, quy hoạch xây dựng đồng bộ các thiết chế văn hóa ở các khu công nghiệp trong cả nƣớc, huy động các nguồn lực theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích và ƣu đãi để phát triển các loại hình hoạt động, dịch vụ văn hóa theo hƣớng xã hội hóa, phát triển các hoạt động văn hóa quần chúng, thể dục, thể thao.

Có cơ chế, chính sách tăng cƣờng, mở rộng mạng lƣới thƣ viện, tăng đầu sách báo phục vụ cho ngƣời lao động tại các KCN.

3.2.1.2.Đối với tỉnh Bắc Ninh

a. Giải pháp về cơ chế, chính sách

88

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nƣớc về lƣơng đối với ngƣời lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh trên cơ sở chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao có liên quan đến tiền lƣơng trong các KCN. Cụ thể hóa hơn nữa những chính sách của Đảng và nhà nƣớc về tiền lƣơng, xây dựng, hoàn thiện và bổ sung chi tiết thang, bảng lƣơng cho ngƣời lao động nhằm giúp cho việc quản lý cũng nhƣ giúp cho các doanh nghiệp trả lƣơng cho công nhân lao động một cách công bằng, hợp lý.

- Lãnh đạo các Ban, Ngành của tỉnh phải quan tâm đến thu nhập của ngƣời lao động phổ thông, đội ngũ có mức thu nhập thấp nhất trong doanh nghiệp các khu công nghiệp. Bởi trong cơ cấu lao động tại các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay, tỷ lệ lao động phổ thông chiếm 74.7% tổng số lao động. Mặc dù UBND tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện đúng theo Thông tƣ số: 29/2012/TT-BLĐTBXH ngày 10/12/2012 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội về thực hiện mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao động làm việc ở doanh nghiệp (1.800.000 đồng/tháng), doanh nghiệp trả cao hơn so với mức lƣớng tối thiểu vùng do nhà nƣớc quy định, cộng thêm những khoản phụ cấp ít ỏi nhƣ tiền ăn ca, tiền đi lại… nhƣng với mức lƣơng này, chỉ đủ trang trải cho những sinh hoạt thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của họ do tình hình giá cả sinh hoạt cao, chƣa thể tính đến tích lũy, đảm bảo cho tƣơng lai, đặc biệt là đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động. Trên cơ sở những quy định của Nhà nƣớc về lƣơng đối với ngƣời lao động, các cấp lãnh đạo cần phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp, với doanh nghiệp các khu công nghiệp tìm và đƣa ra các biện pháp xử lý, đảm bảo mức lƣơng, các khoản tăng thêm ngoài lƣơng nhằm đảm bảo lƣơng thực tế của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh.

89

- Đƣa ra những cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tăng lƣơng, thƣởng cho ngƣời lao động trên cơ sở năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ những đóng góp của ngƣời lao động cho doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng chế tài xử lý các doanh nghiệp vi phạm đến những chính sách, quyền lợi của ngƣời lao động về lƣơng và thu nhập.

- Tỉnh Bắc Ninh cần đƣa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực để đảm bảo sự công bằng về tiền lƣơng, tiền thƣởng cho ngƣời lao động trong các doanh nghiệp KCN.

Cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở

Để khắc phục những khó khăn về phát triển nhà ở cho ngƣời lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, ngoài các biện pháp đã thực hiện, lãnh đạo tỉnh cần thực hiện những biện pháp đồng bộ, cụ thể sau:

- Có cơ chế, chính sách đẩy nhanh tiến độ thực hiện những Đề án, dự án nhà ở cho công nhân lao động các khu công nghiệp mà tỉnh đã phê duyệt. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở cho ngƣời lao động trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho ngƣời lao động trong các khu công nghiệp.

- Trƣớc mắt, chính quyền tỉnh, thành phố Bắc Ninh có thể giành một phần ngân sách để đầu tƣ xây dựng nhà ở, tạo ra quỹ nhà ở xã hội cho lao động tại các KCN trên địa bàn tỉnh, đầu tƣ xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội gắn với nhà ở cho ngƣời lao động. Quỹ phát triển nhà ở phải đƣợc quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tuân thủ các quy đ ịnh của pháp luật.

90

- Theo dự kiến nhu cầu về nhà ở của công nhân các khu công nghiệp tính đến năm 2015 và 2020 thì số lƣợng nhu cầu về nhà ở tăng rất nhanh do số lƣợng lao động tăng trung bình hằng năm ở các khu công nghiệp rất lớn (17.337 lao động và có thể tăng thêm), trong tổng số lao động tăng thêm thì lao động ngoại tỉnh tăng nhanh hơn so với lao động địa phƣơng. Vì vậy, UBND tỉnh Bắc Ninh cần bổ sung thêm quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân các khu công nghiệp.

- Thành lập tổ công tác phát triển nhà ở công nhân bao gồm cán bộ, chuyên viên thuộc sở, ban, ngành nhƣ: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ nhằm: cập nhật các văn bản mới nhất của trung ƣơng về các chính sách phát triển nhà ở xã hội, làm cơ sở tham mƣu, đề xuất với lãnh đạo ban hành các văn bản hƣớng dẫn chi tiết tại địa phƣơng phù hợp với điều kiện thực tế để đạt hiệu quả cao nhất theo quy định của pháp luật; phổ biến các văn bản, hƣớng dẫn liên quan đến chủ chƣơng chính sách phát triển nhà ở công nhân đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, từ đó nâng cao sự nhận thức đúng đắn và hiệu quả của các dự án theo chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc; tƣ vấn, hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc của các chủ đầu tƣ về trình tự, thủ tục thực hiện dự án…

- Ngoài ra cần đƣa ra một số giải pháp khác nhƣ: đƣa ra chính sách khuyến khích, hỗ trợ nâng cấp, cải tạo những khu nhà ở đã xuống cấp, ảnh hƣởng đến cuộc sống của công nhân; kêu gọi các chủ đầu tƣ có đủ năng lực tham gia đầu tƣ phát triển nhà ở xã hội cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp…

Cơ chế, chính sách về đời sống văn hóa, tinh thần

Khẩn trƣơng lập kế hoạch và tiến hành xây dựng hệ thống nhà văn hóa phục vụ cho ngƣời lao động tại các khu công nghiệp. Bởi trên thực tế, các

91

khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh chƣa có nhà văn hóa phục vụ cho ngƣời lao động.

Khuyến khích và hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp có dự án xây dựng hạ tầng xã hội phục vụ đời sống tinh thần cho ngƣời lao động.

Tỉnh Bắc Ninh cần trích ngân sách để ủng hộ cho các quỹ hỗ trợ ngƣời lao động nhƣ: “Quỹ mái ấm công đoàn”, “Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo”… để hoạt động của những tổ chức này đạt hiệu quả cao trong việc chăm lo đời sống tinh thần cho ngƣời lao động các KCN.

Các cơ chế, chính sách khác

- Về y tế và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời lao động:

Tỉnh cần có biện pháp bổ sung lực lƣợng cán bộ y tế về các cơ sở y tế trong các khu công nghiệp. Đƣa ra chính sách cụ thể buộc các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phải có chƣơng trình khám chữa bệnh định kỳ cho ngƣời lao động, đặc biệt đối với những lao động làm việc trong môi trƣờng ô nhiễm, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Xử lý nghiêm những doanh nghiệp không thực hiện các quy định khám chữa bệnh cho ngƣời lao động theo quy định của Nhà nƣớc, không để hiện tƣợng các doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt để rồi bỏ qua.

Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích đa dạng hóa các loại hình cơ sở khám chữa bệnh cho công nhân (bệnh viện công, liên doanh, dân lập, tƣ nhân) nhằm đáp ứng những điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời lao động trong việc đi khám chữa bệnh, tránh tình trạng ngƣời lao động phải phụ thuộc vào một cơ sở y tế nhất định.

- Về giáo dục, đào tạo:

Tỉnh cần đƣa ra cơ chế, chính sách bắt buộc đối với doanh nghiệp thực hiện quá trình đào tạo cho ngƣời lao động, kể cả lao động phổ thông và lao động đã qua đào tạo. Bởi thực tế các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

92

Bắc Ninh hiện nay chủ yếu tự đào tạo cho công nhân lao động là chính, tuy nhiên, chỉ là những lớp đào tạo ngắn hạn mà không có chƣơng trình đào tạo thƣờng xuyên, định kỳ. Vì vậy mà ảnh hƣởng đến trình độ, năng lực của ngƣời lao động, ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời lao động.

Hiện tƣợng sa thải lao động là con em nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển các khu công nghiệp vẫn còn diễn ra phổ biến ở nhiều khu công nghiệp nhƣ Quế Võ I, Thuận Thành II… Do đó, tỉnh Bắc Ninh cần có cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp để những ngƣời lao động bị mất đất đƣợc đào tạo nghề một cách đúng mức, đảm bảo công việc ổn định lâu dài cho họ.

- Về hạ tầng xã hội:

Phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết, bên cạnh việc đảm bảo phát triển cho các khu công nghiệp thì những cơ sở hạ tầng đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động cũng phải đƣợc quan tâm một cách thỏa đáng. Theo đó, những dự án nhƣ: đƣờng đi lại, đèn đƣờng, xây dựng khu vui chơi giải trí, công trình công cộng phục vụ sinh hoạt cộng đồng cho ngƣời lao động… phải đƣợc triển khai đồng bộ. Có chính sách ƣu đãi hơn nữa về lãi suất vay vốn, về thuế, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng… đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp để lôi kéo đƣợc họ tham gia vào quá trình xây dựng hạ tầng xã hội phục vụ cho ngƣời lao động.

- Về đi lại:

Tỉnh Bắc Ninh cần đƣa ra cơ chế, chính sách cụ thể về phục vụ nhu cầu đi lại của công nhân lao động trong các khu công nghiệp đối với doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có số lƣợng công nhân lớn thì bắt buộc phải có xe đƣa đón công nhân, những doanh nghiệp không có khả năng đƣa

93

đón công nhân đi làm thì tăng tiền hỗ trợ đi lại cho ngƣời lao động. Khuyến khích những doanh nghiệp có xe đƣa đón công nhân (nhƣ Canon, Samsung) tăng thêm những điểm đón trả ngƣời lao động từ nơi ở đến nơi làm việc, giúp cho ngƣời lao động có điều kiện thuận lợi nhất trong việc đi làm.

Hệ thống xe buýt trên địa bàn tỉnh đi qua các khu công nghiệp là rất ít, vì vậy lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cần có biện pháp tăng số lƣợng cũng nhƣ tăng thêm các tuyến xe vào giờ cao điểm: khi công nhân đi làm và khi tan ca, để ngƣời lao động không bị muộn giờ làm việc (đối với những lao động đi xe buýt đi làm việc).

- Về quan hệ lao động:

Nổi bật lên là hiện tƣợng đình công vẫn còn diễn ra ở các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đảm bảo đời sống của người lao động trong các Khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)