Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Đảm bảo đời sống của người lao động trong các Khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 52)

Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Ninh đƣợc tái lập. Công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh với cơ sở, nền móng còn yếu, nhỏ bé chƣa là nhân tố “đầu tầu” làm động lực phát triển. Trƣớc tình hình đó, để thực hiện CNH, HĐH thì việc phát triển các Khu công nghiệp đƣợc coi là giải pháp hàng đầu, là động lực đầu tầu. Với định hƣớng đó, ngày 25-8- 1998, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đƣợc thành lập theo Quyết định số 152/1998/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Tỉnh uỷ đã có các Nghị quyết chỉ đạo chuyên đề về xây dựng, phát triển Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.

47

Qua 15 năm xây dựng và phát triển, các KCN Bắc Ninh đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tƣ, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN đƣợc thực hiện đúng trình tự, quy định, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tƣ và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đã hình thành mô hình KCN - đô thị hiện đại, tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai khu vực Bắc - Nam sông Đuống và kết nối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

2.1.2.1.Số lượng các khu công nghiệp

Đến nay, Bắc Ninh đã cơ bản hoàn thành quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với 15 KCN tập trung bao gồm: 9 KCN đã đi vào hoạt động là: KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ 1, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, KCN Yên Phong 1, KCN Quế Võ 2, KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh, KCN Hanaka, KCN Việt Nam - Singapore (VSIP), KCN Thuận Thành 2 và 6 KCN đang trong giai đoạn xây dựng là: KCN Yên Phong 2, KCN Đại Kim, KCN Quế Võ 3, Thuận Thành 3, KCN Từ Sơn, KCN Gia Bình. Tổng diện tích theo quy hoạch là 7.525 ha.

Bảng 2.3: Diện tích đất khu công nghiệp theo quy hoạch (Đơn vị tính: ha)

STT Danh sách các KCN Tổng số diện tích

1 KCN Tiên Sơn mở rộng (bao gồm KCN Tân Hồng - Hoàn Sơn)

410

2 KCN Quế Võ 1. 756

3 KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn (2 giai đoạn) 572

4 KCN, Yên Phong 1 351

48 6 KCN, VSIP Bắc Ninh 700 7 KCN, Nam Sơn - Hạp Lĩnh 1.000 8 KCN Đại Kim 742 9 KCN Yên Phong 2 1.200 10 KCN Thuận Thành 2 250 11 KCN Thuận Thành 3 300 12 KCN Gia Bình 300 13 KCN Từ Sơn 300 14 KCN Hanaka 74 15 KCN Quế Võ 3 300 Tổng 7.525

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh

2.1.2.2.Đặc điểm cơ bản của các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Các khu công nghiệp chủ yếu tập trung ở phía Bắc của tỉnh (12 KCN) gồm các huyện: Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ và Thành phố Bắc Ninh, còn khu vực phía Nam (3 KCN) bao gồm các huyện: Thuận Thành, Gia Bình và Lƣơng Tài. Các khu công nghiệp phía Bắc đƣợc đặt gần các tuyến đƣờng giao thông lớn nhƣ: quốc lộ 1A đi Hà Nội, Lạng Sơn, quốc lộ 18 đi Nội Bài, đi Quảng Ninh, các khu công nghiệp phía Nam gần quốc lộ 38 đi Hải Phòng và đang đƣợc nâng cấp. Nhìn chung, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm hay liên kết với các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Các khu công nghiệp của Bắc Ninh đã định hình và phát triển nhiều ngành nhƣ công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến... Nhiều dự án, tập đoàn lớn có công nghệ kỹ thuật cao, thƣơng hiệu khu vực và toàn cầu, quy mô đầu tƣ lớn vào lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông công nghệ cao, điển hình là tập đoàn Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại KCN Yên phong

49

1, và một số KCN công nghệ cao nhƣ KCN Quế Võ 1, KCN Việt Nam – Singapore (VSIP). Các dự án lớn hầu hết đã hoàn thành và đi vào sản xuất nhƣ Công ty trách nhiệm hữu hạn Fujikin Việt Nam, Nhà máy Sữa Đậu nành Vinasoy, Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam, Công ty Canon, Công ty Konishi... Đó là cơ sở để xác lập ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh là ngành công nghiệp điện tử.

2.1.2.3.Vai trò của các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Sự phát triển của các khu công nghiệp đã và đang thể hiện rõ vai trò, hiệu quả của một mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Các KCN thực tế đã tạo ra bƣớc phát triển mới, mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bằng những đóng góp tích cực trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, giải quyết việc làm, góp phần hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng.

- Thu hút đầu tƣ: các khu công nghiệp đã thu hút đƣợc một khối lƣợng dự án và vốn đầu tƣ lớn, cả trong nƣớc và nƣớc ngoài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bảng 2.4: Tổng hợp số dự án, doanh nghiệp trong KCN qua các năm (từ 2006 đến 2012)

Số dự án, doanh nghiệp (DN) trong KCN Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) trong năm Dự án (DA) 52 67 64 51 81 68 65 1.1 Trong nƣớc " 27 36 16 21 34 24 16 1.2 FDI " 25 31 48 30 47 44 41

50 2 Luỹ kế số dự án được cấp GCNĐT đến cuối năm DA 214 281 345 396 477 545 602 2.1 Trong nƣớc " 154 190 206 227 261 285 301 2.2 FDI " 60 91 139 169 216 260 301 3 Thực trạng hoạt động của DN trong KCN 3.1 Số DN đang hoạt động DN 67 77 84 135 175 273 311 3.2 Số DN đang đầu tƣ xây dựng " 30 35 58 67 75 35 42 3.3 Số DN đang tạm ngừng hoạt động " 10 8 15 19 23 26 30 3.4 Số DN đang chờ giải thể, sáp nhập " 5 6 8 11 13 15 17 3.5 Số DN, DA chƣa hoạt động " 102 155 180 164 191 196 202 4 Cơ cấu doanh

nghiệp KCN

4.1 Phân theo loại hình DN DN Nhà nƣớc (công ty Cổ phần (CP), Trách nhiệm hữu hạn) DN 1 3 1 3 4 7 7 Hợp tác xã " - - - - 1 4 4 Doanh nghiệp tƣ nhân " 2 1 1 - 1 9 13 Công ty TNHH " 30 27 30 34 28 60 65 Công ty CP " 15 18 13 25 31 39 45 DN 100% vốn nƣớc ngoài " 15 25 36 67 103 147 170 DN liên doanh với ngƣời nƣớc ngoài " 4 3 3 6 7 7 7 4.2 Phân theo ngành

51 sản xuất kinh doanh chính Công nghiệp DN 53 70 75 119 155 224 253 Xây dựng " 2 - - 4 3 5 7 Thƣơng nghiệp (bán buôn, bán lẻ) " 5 1 4 3 3 25 28

Vận tải, kho bãi " 1 1 1 3 3 3 4 Tài chính, tín dụng, ngân hàng " - - - - 1 1 1 Kinh doanh bất động sản " 3 3 3 4 6 12 15 Chuyên môn, khoa học công nghệ " 2 1 - - 1 2 2

Giáo dục đào tạo " 1 1 1 2 1 1 1

Tình hình đầu tƣ trong KCN 1 Số vốn đầu tƣ đăng ký trong năm Triệu USD 332,8 479,3 1.260,2 326,8 499,8 668,6 1.193,4 1.1 Trong nƣớc Triệu USD 105.2 113.5 120.0 95.5 169,9 128,4 35,5 1.2 FDI Triệu USD 227,6 365,8 1.140,2 231,3 329,9 540,2 1.157,9 2 Luỹ kế vốn đầu tƣ đăng ký đến cuối năm Triệu USD 937,1 1.416,4 2.676,6 3.003,4 3.503,2 4.171,8 5.365,2 2.1 Trong nƣớc Triệu USD 534,7 648,2 768,2 863,7 1.033,6 1.162,0 1.197,5 2.2 FDI " 402,4 768,2 1.908,4 2.139,7 2.469,6 3.009,8 4.167,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh

Theo bảng trên ta thấy, số dự án, doanh nghiệp và vốn đầu tƣ liên tục tăng qua các năm, thể hiện sự phát triển mạnh và vai trò quan trọng của KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năm 2013, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã cấp Gi ấy chứng nhận đầu tƣ mới cho 119 dự án, tăng gấp 1,83 lần so với cả năm 2012 (119/65), đạt 238% so với kế hoạch năm 2013 (119/50) với tổng vốn đầu tƣ đạt

52

1.373,14 triệu đô la Mỹ (USD), thuê 129,72 ha đất. Tỷ suất đầu tƣ là 11,54 triệu USD/dự án và 10,59 triệu USD/ha đất. Trong đó 100 dự án FDI có tổng vốn đầu tƣ đăng ký 1.344,2 triệu USD, chiếm 90,6% tổng số dự án và 83,5% tổng vốn đầu tƣ đăng ký. Cấp điều chỉnh vốn cho 49 dự án với tổng vốn đầu tƣ đăng ký điều chỉnh tăng là: 235,80 triệu USD (trong đó: có 7 dự án trong nƣớc vốn đầu tƣ là 14,85 triệu USD và 42 dự án FDI với tổng vốn điều chỉnh là: 220,12 triệu USD.

Tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh năm 2013 đạt 1.608,94 triệu USD, tăng gấp 1,35 lần so với năm 2012. Luỹ kế đến hết năm 2013 các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã thu hút 687 dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc (301 dƣ̣ án trong nƣớc , 386 dƣ̣ án FDI ), tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 6.862,71 triệu USD, thuê 1.325,88 ha đất; suất đầu tƣ cho 01 dự án đạt 9,99 triệu USD. [3]

- Đẩy mạnh xuất nhập khẩu

Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các Khu công nghiệp Bắc Ninh luôn đạt tốc độ tăng trƣởng cao, ổn định. Nếu nhƣ năm 2006, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các Khu công nghiệp Bắc Ninh mới đóng góp đƣợc 61,3% thì đến năm 2012 đạt 97,2 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh đạt 156 triệu USD, chiếm 53,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả tỉnh. Năm 2012 kim ngạch nhập khẩu đạt 12.200 triệu USD chiến 99.5% và năm 2013 đạt 21 tỷ USD. [3]

Nhƣ vậy, các Khu công nghiệp là nhân tố chủ yếu, quan trọng trong việc đẩy mạnh sự tăng trƣởng về kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh, góp phần thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đƣa nền kinh tế của tỉnh tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

53

Qua các năm, tỷ lệ nộp ngân sách của các doanh nghiệp KCN liên tục tăng. Năm 2006, các khu công nghiệp Bắc Ninh mới đóng góp đƣợc 264 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nƣớc, thì đến năm 2011, các doanh nghiệp KCN Bắc Ninh đã nộp ngân sách 2.653 tỷ đồng, chiếm 36.8% tổng thu ngân sách tỉnh; năm 2012, nộp ngân sách 3.980 tỷ đồng chiếm 43.5% cả tỉnh; năm 2013 nộp ngân sách 4.500 tỷ đồng chiếm 39.02% cả tỉnh.

- Thu hút lao động

Đến hết năm 2013, các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã tạo việc làm cho 146.868 lao động, tăng 29.413 so với năm 2012 và gấp gần 13 lần so với năm 2006 (11.432 lao động). Số lƣợng lao động liên tục tăng qua các năm, không chỉ lao động địa phƣơng mà số lƣợng lao động ngoài địa phƣơng và lao động ngƣời nƣớc ngoài cũng tăng nhanh. Nếu nhƣ năm 2006, lao động địa phƣơng là 4.885 ngƣời, chiếm 42,7%, lao động ngoài địa phƣơng là 6,346, chiếm 55,5%, lao động ngƣời nƣớc ngoài chiếm 1,8%, thì đến năm 2013, lao động địa phƣơng là 48.666 ngƣời, chiếm 33,1%, lao động ngoài địa phƣơng là 96,638 chiếm 65,7%, lao động ngƣời nƣớc ngoài chiếm 1,2%.

Nhƣ vậy, các khu công nghiệp đã có những đóng góp lớn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2015.

Bên cạnh đó, thực tế phát triển các khu công nghiệp cho thấy, sự phát triển của hoạt động sản xuất tại các KCN đã tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh, mạnh của các ngành dịch vụ và vì vậy, giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho lao động ngoài hàng rào KCN. Trong những năm qua, các địa phƣơng lân cận KCN đã phát triển nhanh các loại hình dịch vụ nhƣ: cho thuê

54

nhà trọ, dịch vụ ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí... các ngành dịch vụ khác nhƣ viễn thông, vận tải, ngân hàng cũng có sự phát triển nhanh.

Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh còn tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Thúc đẩy hạ tầng xã hội nhƣ trƣờng học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, văn hóa, thể thao... đảm bảo cuộc sống của ngƣời lao động, ổn định an sinh xã hội. [3]

Một phần của tài liệu Đảm bảo đời sống của người lao động trong các Khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 52)