Khái quát về các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Đảm bảo đời sống của người lao động trong các Khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 49)

2.1.1. Tiềm năng và lợi thế của Bắc Ninh trong phát triển các khu công nghiệp

- Vị trí địa lý

Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi. Là tỉnh tiếp giáp và cách thủ đô Hà Nội hơn 10km; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km; cách cảng biển Hải Phòng 110km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm – tam giác tăng trƣởng: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh có các tuyến trục giao thông lớn, quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thƣơng mại của phía Bắc: đƣờng quốc lộ 1A-1B nối sân bay Nội Bài – Bắc Ninh – Lạng Sơn, quốc lộ 18 nối sân bay Nội Bài – Bắc Ninh – Đông Triều – Hạ Long, đƣờng sắt xuyên Việt đi Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có nhiều sông lớn: sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy qua nối Bắc Ninh với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân. Vị trí địa lý của Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lƣu, trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển các KCN.

- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng trƣởng cao so với các tỉnh trong cả nƣớc. Giai đoạn 2011-2013, kinh tế Bắc Ninh tăng trƣởng cao là do ngành công nghiệp đã tạo ra bƣớc đột phá, trở thành đầu tầu trong tăng trƣởng kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) năm 2013 đạt 180.688 tỷ đồng, gấp 317 lần năm 1997; bình quân mỗi năm (1997-2013) tăng 41,7%. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, đến năm 2013 vẫn giữ vững vị

44

thế trong đời sống của nhân dân đó là đảm bảo vững chắc về an ninh lƣơng thực, cung cấp đầy đủ thực phẩm cho sinh hoạt của ngƣời dân. Các ngành dịch vụ cũng tăng nhanh về quy mô và phát triển nhiều ngành nghề mới, đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nƣớc.

Nhờ có sự tăng trƣởng nhanh mà cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực của tỉnh Bắc Ninh có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng khai thác lợi thế của từng ngành, giảm tỷ trọng nông, lâm, ngƣ nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2013, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng là 74,5%; dịch vụ 19,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%.

Mặt khác, Bắc Ninh có 62 làng nghề đã đƣợc công nhận, phân bố trên 37 trong tổng số 126 xã/ phƣờng/ thị trấn trên địa bàn tỉnh tập trung ở 6 nhóm ngành nghề: tái chế kim loại, sản xuất cơ khí (9 làng), dệt nhuộm, tái chế giấy (7 làng), sản xuất gốm và vật liệu xây dựng (2 làng), chế biến lƣơng thực, thực phẩm (14 làng), đồ gỗ, đồ mỹ nghệ (22 làng) và một số làng nghề khác nhƣ: nuôi cá giống, đan lƣới, làm dịch vụ… Nhiều làng nghề truyền thống là lợi thế để phát triển các KCN.

- Kết cấu hạ tầng

Hệ thống điện, đƣờng giao thông, thông tin liên lạc ở Bắc Ninh phát triển khá đồng bộ. Đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải đã đƣợc đầu tƣ với khối lƣợng lớn bằng ngân sách của trung ƣơng và của tỉnh đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng kinh tế xã hội của tỉnh và góp phần đẩy mạnh công tác thu hút đầu tƣ, trong đó có đầu tƣ vào các KCN.

- Dân số và lao động

+ Dân số: năm 2013, dân số tỉnh Bắc Ninh là 1.105.600 ngƣời, mật độ dân số là 1.341 ngƣời/km².

45

+ Lao động: Năm 2013, dân số trong độ tuổi lao động là 712.500 ngƣời, chiếm 64,4% tổng dân số.

+ Cơ cấu độ tuổi lao động:

Nhóm dƣới 18 tuổi: 237.216 ngƣời, chiếm 21,17% Nhóm từ 18 đến 60 tuổi: 712.500 ngƣời, chiếm 64,4% Nhóm trên 60 tuổi: 155.884 ngƣời, chiếm 14,43% + Cơ cấu trình độ lao động:

Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ lao động ở tỉnh Bắc Ninh

ĐVT 2010 2011 2012 2013 Số lao động đang làm việc Ngƣời 593.200 600.600 606.000 614.600 Lao động có trình độ sơ cấp nghề Ngƣời 320.328 306.306 284820 264278 % 54 51 47 43 Lao động có trình độ trung cấp nghề Ngƣời 121.012 129.729 142.410 152.421 % 20,4 21,6 23,5 24,8 Lao động có trình độ cao đẳng Ngƣời 100.251 109.910 121.926 134.597 % 16,9 18,3 20,1 21,9 Lao động có trình độ đại học và trên đại học Ngƣời 51.609 54.655 56.964 63.304 % 8,7 9,1 9,4 10,3

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Niên giám thống kê năm 2013

Lao động chia theo khu vực:

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo khu vực thành thị, nông thôn

Năm 2010 2011 2012 2013

Thành thị 52,6% 56,1% 58,8% 62,5%

Nông thôn 47,4% 43,9% 41,2% 37,5%

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, Niên giám thống kê năm 2013

Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn (712.500 ngƣời), số lao động đang làm việc là 614.600 lao động chiếm 86,26% số dân trong độ tuổi

46

lao động, đây là nguồn nhân lực dồi dào, là điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp.

- Văn hóa và giáo dục

Bắc Ninh có một nền văn hoá nhân văn đặc sắc, một vùng quê văn hiến có nhiều di tích lịch sử văn hoá, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống. Con ngƣời Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hóa, hiếu khách, cần cù và sáng tạo với những sản phẩm mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề truyền thống nhƣ: tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, tranh dân gian... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bắc Ninh có hệ thống các trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và nhiều cơ sở giáo dục phổ thông có quy mô lớn, chất lƣợng khá. Đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh đã và đang quy hoạch 3 làng Đại học với Làng Đại học I có diện tích khoảng 200 ha tại Võ Cƣờng (thành phố Bắc Ninh) và xã Liên Bão (Tiên Du), Làng Đại học II quy hoạch theo hƣớng “Công viên các trƣờng Đại học” với diện tích tổng thể khoảng 1.300 ha tại các phƣờng Hạp Lĩnh (TP. Bắc Ninh), xã Lạc Vệ, Việt Đoàn, Minh Đạo, Tân Chi (Tiên Du). Hiện tỉnh Bắc Ninh đang xúc tiến quy hoạch và lập dự án đầu tƣ khu Làng Đại học III quy mô 1000 ha.

Một phần của tài liệu Đảm bảo đời sống của người lao động trong các Khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 49)