Bảng 20: Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh.
STT Mức độ Nội dung Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
1 Tăng cường tuyên truyền
giới thiệu. 82.14% 17.86%
2 Tổ chức tốt kỳ thi tuyển
sinh. 100%
3 Đổi mới cơ cầu ngành
nghề. 73.2% 26.8%
4 Tăng cường mối quan hệ
với các địa phương 75.9% 24.1%
2.8.1. Cơ sở đề ra biện pháp :
- Theo kết quả điểu tra thì chúng ta thấy: Về chất lượng chung của công tác tuyển sinh trong 5 năm qua: 26.7% ý kiến cho rằng chất lượng chung của công tác tuyển sinh trong 5 năm qua là tốt và 73.3% ý kiến cho rằng ở mức độ trung bình. Chất lượng đầu vào của học sinh: 13.4% ý kiến cho rằng tốt và 86.6% ý kiến cho rằng chất lượng chung của công tác tuyển sinh ở mức độ trung bình.
- Công tác tuyển sinh có ý nghĩa quan trọng.Tuyển sinh là khâu mở đầu của quá trình đào tạo. Chất lượng của công tác tuyển sinh thể hiện ở việc
tuyển đủ số lượng theo chỉ tiêu kế hoạch , tuyển đủ tỷ lệ theo cơ cấu ngành nghề đào tạo của nhà trường và lựa chọn được những học sinh có đủ những tiêu chuẩn cần thiết như những quy định trong quy chế tuyển sinh.
- Trong những năm qua, nhà trường đã rất quan tâm đến việc chỉ đạo công tác tuyển sinh và đảm bảo tuyển đủ số lượng chỉ tiêu, nhưng vẫn có những tồn tại làm cho số lượng học sinh đến thi tuyển sinh thấp, dẫn đến chất lượng đầu vào không cao, ảnh hưởng đến chất lượng học sinh tốt nghiệp ra trường, chưa đáp ứng yêu cấu sử dụng. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa cân đối. Các ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của người học và của thị trường. Vì vậy, nhà trường cần phải có biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh trong thời gian tới.
2.8.2. Mục tiêu của biện pháp:
- Tuyển đủ số lượng học sinh theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đảm bảo thực hiện các khâu trong quá trình tuyển sinh theo đúng quy chế mà Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành.
- Cần cân đối số lượng tuyển sinh theo ngành nghề đào tạo, tăng chỉ tiêu tuyển sinh của một số ngành như: Chăn nuôi thú y, bảo quản chế biến; giảm chỉ tiêu tuyển sinh các ngành như: sư phạm kỹ thuật, trồng trọt, lâm nghiệp, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
2.8.3. Nguyên tắc thực hiện biện pháp:
- Nhà trường cần tổ chức tuyển sinh theo đúng qui chế mà Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành
- Hiệu trưởng chỉ đạo các phòng ban chức năng có liên quan, các cán bộ, giáo viên làm tốt nhiệm vụ được giao. Xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm qui chế tuyển sinh hoặc không hoàn thành tốt nhưiệm vụ được giao.
- Nhà trường cần chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác tuyển sinh.
- Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng tuyển sinh thành lập các ban: Ban thư ký, ban chấm thi, ban phục vụ… và quy định nhiệm vụ cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trong suốt quá trình tuyển sinh.
2.8.5. Tổ chức thực hiện biện pháp:
- Tăng cường tuyên truyền giới thiệu: 82.14% ý kiến cho rằng rất cần thiết, 17.86% ý kiến cho rằng cần thiết. Nhà trường cần tổ chức tốt hơn nữa công tác tuyên truyền giới thiệu về các ngành nghề đào tạo của nhà trường. Do nhà trường mới có quyết định thành trường Cao đẳng, nhà trường mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo. Nhưng nhà trường cũng chưa tổ chức tốt khâu tuyên truyền giới thiệu về nhà trường về các chuyên ngành đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng để các thí sinh có thể hiểu rõ hơn về các chuyên ngành đào tạo, vị trí công việc sau khi học xong để từ đó có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp.
- Tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh: 100% ý kiến cho rằng rất cần thiết. Điều này hoàn toàn phù hợp vì chúng ta thấy rằng chất lượng đầu vào của học sinh có ảnh hưởng lớn đến chất lượng quá trình đào tạo. Nhà trường cũng đã làm rất tốt công tác này, nhưng chóng ta thấy rằng chất lượng công tác tuyển sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: như công tác tuyên truyền giới thiệu, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, ngành nghề đào tạo…nhưng tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh cũng góp một phần quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh. Do vậy, nhà trường cần tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh từ khâu chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, công tác chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá…khắc phục những thiếu sót còn tồn tại mà các đoàn kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo đã phát hiện ở khâu
chấm thi, nhận hồ sơ…nhằm đảm bảo kỳ thi tuyển sinh được tổ chức theo đúng quy chế và đảm bảo chất lượng.
- Đổi mới cơ cầu ngành nghề: 73.2% ý kiến cho rằng rất cần thiết và 26.8% ý kiến cho rằng cần thiết. Việc đổi mới cơ cấu ngành nghề là rất quan trọng, nếu những ngành nghề đào tạo mà không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động thì sẽ có Ýt người muốn theo học. Việc đổi mới cơ cấu ngành nghề vừa phải phù hợp với thực tiễn, vừa phải phù hợp với những điều kiện mà nhà trường đã có. Nhà trường cũng đã mở thêm một số chuyên ngành đào tạo: tin học, cơ khí , sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, bảo quản chế biến, đây là những ngành nghề mới so với nhà trường nhưng trên thực tế thì những ngành nghề đó cũng có ở nhiều trường do vậy cũng chưa thực sự thu hút được các thí sinh tham gia đăng ký dù thi. Do vậy, hầu hết các ý kiến cho rằng nhà trường cần đổi mới cơ cấu ngành nghề đào tạo, cũng có một số Ýt cho rằng việc đổi mới cơ cấu ngành nghề là đúng nhưng khó thực hiện điều này là hoàn toàn phù hợp vì muốn đổi mới cơ cấu ngành nghề đào tạo thì phải được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ giáo dục đào tạo cho phép và ngành nghề đó phải phù hợp với thực tiễn đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
- Tăng cường mối quan hệ với các trường và các địa phương: có 75.9% ý kiến cho rằng rất cần thiết và 24.1% ý kiến cho rằng cần thiết. Để nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh thì nhà trường cần phải tăng cường mối quan hệ với các trường và các địa phương. Trong một vài năm gần đây do số lượng thí sinh đến đăng ký dù thi đông nhà trường không đủ điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất do vậy việc phối hợp với các trường và các địa phương nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh là rất quan trọng. Bên cạnh đó thì nhà trường còn tăng cường với các trường và các địa phương để mở các lớp đào tạo ở các địa phương, vừa giúp địa phương đào tạo được
nguồn nhân lực có trình độ vừa tạo thêm giờ dạy cho giáo viên. Nhà trường cũng liên kết với các trường như trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội, Đại học Bách khoa Hà nội mở các lớp đào tạo liên một số ngành nghề lên đại học nhằm giúp cho học sinh có thể tăng khả năng tìm việc làm sau khi ra trường. Chúng ta thấy việc tăng cường mối quan hệ với các trường và các địa phương vừa nâng cao được chất lượng công tác tuyển sinh vừa nâng cao được chất lượng đào tạo của nhà trường. Hiện nay nhà trường cũng đang tăng cường mối quan hệ với các trường và các địa phương trong lĩnh vực đào tạo nhằm mở rộng quy mô đào tạo của nhà trường và thu hút được số lượng thí sinh đến đăng ký dù thi trong những năm tới.
Qua kết quả nghiên cứu thì có 73.2%-100% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và một số Ýt ý kiến 17.86%-26.8% ý kiến đánh giá là cần thiết. Do vậy trong thời gian tới nhà trường cần tổ chức thực hiện biện pháp theo các nội