Nguyên tắc cải tiến phương pháp giảng dạy:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường Cao Đẳng Nông Lâm Bắc Giang (Trang 25)

- Việc cải tiến phương pháp giảng dạy phải tuân theo những qui định về đổi mới phương pháp mà Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành.

- Nhà trường có những qui định cụ thể để các giáo viên phải tích cực tham gia việc cải tiến phương pháp giảng dạy.

- Việc cải tiến phương pháp giảng dạy hướng đến việc vận dụng những phương pháp, phương tiện dạy học tiên tiến, phải giảm thời gian giảng lý luận đơn thuần, phát huy tối đa tính tích cực của người học, tăng thực hành nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

2.5.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp:

- Nhà trường phải ban hành những qui định cụ thể yêu cầu các giáo viên thực hiện việc cải tiến phương pháp.

- Cần có đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn, tâm huyết với nghề và luôn tích cực trong việc cải tiến phương pháp.

- Nhà trường phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị , phương tiện dạy học hiện đại để các giáo viên có điều kiện cải tiến phương pháp giảng dạy.

- Cần có chính sách động viên, khen thưởng.

- Nhà trường cần kiểm tra, giám sát việc cải tiến phương pháp của giáo viên.

2.5.5. Tổ chức thực hiện biện pháp:

- Quán triệt tầm quan trọng của nhiệm vụ, xác định thái đô tích cực cho giáo viên trong việc cải tiến phương pháp: 100% ý kiến đánh giá là rất cần thiết. Điều này là hoàn toàn phù hợp, việc quán triệt nhiệm vụ nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên đối với việc cải tiến phương pháp trong giảng dạy là rất quan trọng, bên cạnh đó cần nâng cao tính tích cực, chủ động của giáo viên trong việc cải tiến phương pháp.

- Xây dựng kế hoạch và phân công giáo viên phụ trách nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy cho từng môn học: có 72.32% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và 27.67% ý kiến đánh giá là cần thiết.

Để cải tiến phương pháp giảng dạy thì nhà trường cần chỉ đạo các khoa và tổ bộ môn phân công giáo viên nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy cho từng môn học cụ thể. Giáo viên phụ trách môn học phải nghiên cứu từng chương, phần cụ thể trong môn học và xác định phương pháp giảng dạy phù hợp. Cần áp dụng các phương pháp dạy học mới sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp nhằm đơn giản hoá quá trình nhận thức của học sinh, nhằm phát huy tối đa tính tích cực của người học. Sau đó đưa ra tổ, khoa thảo luận để thống nhất và tiến hành thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch phân công giáo viên phụ trách nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy cho từng môn học là đúng, tuy nhiên hiện nay lực lượng giáo viên trẻ của nhà trường là rất đông, hầu hết các giáo viên này lại không được đào tạo từ các trường sư phạm do vậy còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, mặt khác do nhà trường còn thiếu nhiều giáo viên nên hầu hết các giáo viên phải giảng dạy nhiều môn học do vậy rất khó khăn cho việc nghiên cứu để cải tiến phương pháp giảng dạy.

- Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy: 100% ý kiến đánh giá là rất cần thiết. Điều này là hoàn toàn phù hợp. Việc cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy giúp cho các giáo viên nắm được các phương pháp dạy học mới và từ đó nghiên cứu để vận dụng vào môn học mà mình đảm nhiệm. Khi có các lớp tập huấn về bồi dưỡng phương pháp giảng dạy của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thì nhà trường đều cử giáo viên tham gia.

- Xây dựng chỉ tiêu chất lượng cho giờ giảng lý thuyết và thực hành: 81.25% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và 18.75% ý kiến đánh giá là cần thiết. Việc xây dựng chỉ tiêu chất lượng cho giờ giảng lý thuyết và thực hành là căn cứ cụ thể để các giáo viên có thể tự đánh giá chất lượng giờ giảng của mình. Và các giáo viên cũng căn cứ vào đó để biết được những yêu cầu cần thiết cần thực hiện để tiết học đạt chất lượng. Từ tiêu chuẩn chất lượng cụ thể đó mà các giáo viên có thể thay đổi phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp. Tuy nhiên, một số Ýt ý kiến cho rằng đúng nhưng khó thực hiện vì để thực hiện theo đúng các chỉ tiêu chất lượng thì đòi hỏi người giáo viên phải cần có thời gian nhất định để nghiên cứu các phương pháp phù hợp với từng nội dung cụ thể và phải chuẩn bị các phương tiện dạy học phù hợp, bên cạnh đó thì người giáo viên cũng phải có kinh nghiệm giảng dạy, có năng lực chuyên môn.

- Tổ chức dự giờ giảng thường xuyên: 82.14% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và 22.32% ý kiến đánh giá là cần thiết. Việc dự giờ giảng thường xuyên giúp cho các giáo viên có thể trao đổi, rút kinh nghiệm, học tập lẫn nhau và giúp nhau cải tiến phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, trên thực tế muốn tổ chức dự giờ thì các khoa và tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch cụ thể và bố trí thời gian phù hợp để các giáo viên có điều kiện dự giờ và rút kinh nghiệm, bên cạnh đó cần tổ chức các buổi rút kinh nghiệm cho các giáo viên. Nhưng do nhà trường còn thiếu giáo viên, một số giáo viên lại đang đi học nên việc xây dựng kế hoạch, thời gian còn khó khăn. Trong thời gian tới các khoa và tổ bộ môn cần tổ chức dự giờ thường xuyên để nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của nhà trường

- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi: 100% ý kiến cho rằng nhà trường cần tổ chức thi giáo viên dạy giỏi. Nhà trường cần tổ chức thi giáo viên dạy giỏi nhằm tạo khí thế sôi nổi, phát huy sáng kiến tìm các phương pháp giảng dạy

hay, là dịp để các giáo viên nâng cao hơn nữa trình độ giảng dạy, vận dụng các phương pháp dạy học mới, cũng thông qua đó các giáo viên có điều kiện học hỏi, trao đổi, rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt thì từ các khoa và tổ bộ môn việc tổ chức thi phải thực hiện nghiêm túc, nhà trường cũng cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để giáo viên thi đạt kết quả cao.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc:100% ý kiến cho rằng nhà trường cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện cải tiến phương pháp giảng dạy.Việc kiểm tra, đôn đốc một cách sâu sát, cụ thể và toàn diện công tác giảng dạy, có đánh giá rút kinh nghiệm, có khen thưởng, phê bình cũng là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy đội ngũ giáo viên tích cực cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Bên cạnh những biện pháp đề ra thì để tổ chức tốt việc cải tiến phương pháp giảng dạy đòi hỏi nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng thời khen thưởng thích đáng với những cá nhân, tập thể tích cực cải tiến phương pháp hoặc có những sáng kiến mang lại hiệu quả trong công tác đào tạo nói chung.

Qua kết quả nghiên cứu chúng ta thấy hầu hết các ý kiến: 72.3%- 100% các ý kiến đánh giá là rất cần thiết, còn có một số Ýt ý kiến: 18.75%- 27.67% cho rằng cần thiết, do vậy trong thời gian tới nhà trường cần tổ chức thực hiện biện pháp theo các nội dung đã đề xuất nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường Cao Đẳng Nông Lâm Bắc Giang (Trang 25)