Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và ban quảnlý khukinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý môi trường tại khu kinh tế nghi sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 67)

Nghi Sơn

Do cơ chế chính sách từ quốc hội và CP, UBND tỉnh Thanh Hóa không thể tự mình xác lập vị trí cho BQL trong hệ thống CQĐP hiện tại, do đó không gian chính sách của UBND tỉnh là không nhiều.Để cải thiện chất lượng công tác QLNN về môi trường ở KKT là cải thiện chất lượng phối hợp giữa các cơ quan cùng thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn KKT đối với lĩnh vực môi trường. Đây không phải là giải pháp mới, mà việc này đã được ghi thành nhiệm vụ trong quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của BQLKKT Nghi Sơn nhưng cho đến nayUBND tỉnh mới ban hành quyết định số 3927/QĐ-UBND ngày 13/11/2014 “Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh”. Nhưng các quy chế phối hợp ở quyết định này vẫn còn nhiều hạn chế cần được bổ sung và hoàn thiện.

Các quy chế phối hợp phải được xây dựng chi tiết đến cấp độ tác nghiệp cụ thể, đồng thời chú trọng đến mối quan hệ ngang giữa các phòng trực thuộc BQL với UBND xã trên địa bàn, với các phòng, ban trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và phòng, ban thuộc UBND huyện Tĩnh Gia trong phối hợp xử lý các vướng mắc. Quy chế phối hợp phải đảm bảo giảm thiểu sự phân tán các đầu mối QLNN trên địa bàn KKT, xác định rõ loại việc nào BQL giữ vai trò chủ trì, loại việc nào là vai trò phối hợp. Quá trình thực hiện các quy chế phối hợp cần có sự đánh giá định kỳ giữa các cơ quan tham gia về kết quả thực hiện điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.

Việc xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp sẽ tạo ra sự ổn định, minh bạch và nhanh chóng trong thực thi nhiệm vụ QLNN về môi trường trên địa bàn, tránh sự lúng túng, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quantham gia. Tuy nhiên việc thực hiện cơ chế phối hợp đòi hỏi phải tuân thủ những quá trình và bước thực hiện. Do đó đối với những tình huống phát sinh đột biến, phức tạp hay trước những nhiện vụ khó khăn cần phải xử lý ngay như: các sự cố môi trường, nếu tuân thủ quy trình phối hợp gây chậm trễ, cần thiết phải có một hình thức phối hợp khác có khả năng rút ngắn quy trình xử lý, giảm trung gian thông tin và có thể báo cáo ngay với người có thẩm quyền quyết định. Cần lập ra Tổ công tác ứng phó với các sự cố môi trườngtrực thuộc UBND tỉnh giúp cho việc giải trình trực tiếp với UBND tỉnh (trách nhiệm giải trình hướng lên trên) sẽ làm giảm thiểu các trung gian trong quá trình đưa thông tin đến người quyết định rút ngắn thời gian xử lý vấn đề, đáp ứng được yêu cầu của quản lý tại thời điểm. Tuy nhiên để Tổ công tác hoạt động hiệu quả cần quan tâm đến việc bố trí những công chức có năng lực (như việc ứng dụng để khắc phục những sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn KKT).

Ngoài ra, như phân tích ở trên, đối với các chức năng, thẩm quyền được phân quyền, ủy quyền cho UBND huyện Tĩnh Gia và UBND các xã trên địa bàn KKT hiện nay không có hướng dẫn nào ủy quyền lại cho BQLKKT Nghi Sơn. Vì thế việc xây dựng quy chế phối hợp trong QLNN về môi trường phải bao gồm trách nhiệm thực hiện của UBND huyện Tĩnh Gia và các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND các xã trong đó. Tuy nhiên nếu đặt trong mối quan hệ với trách nhiệm giải trình hướng lên trên để nâng cao hiệu quả QLNN về môi trường, cần có giải pháp chéo về mặt tổ chức để giúp hệ thống quản lý giám sát, giải trình hoạt động tốt, đảm bảo huy động được các nguồn lực của UBND huyện và UBND các xã phối hợp với BQLKKT trong QLNN về môi trường trên địa bàn.

Theo Điều 1 Quyết định số: 965/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa: “Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa và sát nhập Ban Quản lý các khu

công nghiệp tỉnh Thanh Hóa vào Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn.Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa thực hiện việc quản lý xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Quy chế hoạt động, quy hoạch, kế hoạch và tiến độ thực hiện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.Ban quản lý KKT Nghi Sơn có chức năng quản lý KKT và các KCN thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Để giám sát chặt chẽ cũng như quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh cần thành lập BQL các KCN riêng lẻ. Nhằm cắt giảm khối lượng công việc mà phòng TNMT của BQLKKT đang thực hiện để mang lại tính hiệu quả trong công tác quản lý môi trường.Cũng như giúp cho việc giải quyết vấn đề ở các KCN cũng như KKT nhanh chóng, thuận tiện hơn vì BQL nằm ngay trong địa phận của KCN cũng như KKT.

Đưa ra những chính sách ưu đãi, khuyến khích những nghành sử dụng công nghệ cao, ít phát thải bằng việc phân loại rõ những nghành ưu đãi đầu tư. Ưu đãi, hỗ trợ cho những dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường như hỗ trợ về đất đai, vốn,miễn, giảm thuế, phí, trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường. Đưa ra Nghị định quy định danh mục chi tiết các hoạt động được đặc biệt hỗ trợ, ưu đãi và danh mục các hoạt động được ưu đãi, hỗ trợ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3.3.2. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 vào quản lý môi trường ở các công ty trong khu kinh tế

Ở KKT đã có một số nhà máy đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trong việc thiết lập một hệ thống để quản lý các vấn đề về môi trường cho doanh nghiệp mình như: Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Nhà máy bia Thanh Hóa – Nghi Sơn, Công ty giầy Anora. ISO 14001là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường nó đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng cho tổ chức.Tiêu chuẩn ISO 14001 có thể áp dụng cho mọi hình thức: kinh doanh, trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận…Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức sản xuất hay dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý

môi trường. Có thể nói ISO 14001 là một trong những cách lựa chọn tối ưu để giải quyết sự mâu thuẫn giữa kinh tế môi trường và phát triển bền vững.Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn KKT vẫn chưa nhận thức hết những lợi ích của việc ứng dụng ISO 14001 đối với tính hiệu quả và năng suất hoạt động, bởi tỷ lệ các công ty trên địa bàn KKT ứng dụng tiêu chuẩn ISO 14001 còn rất thấp 3/33 nhà máy, xí nghiệp. Cần kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn KKT áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trong việc quản lý chất lượng môi trường.Để làm được điều này, phải giúp các doanh nghiệp nhận thức hết những lợi ích của việc ứng dụng ISO 14001. Tổ chức các lớp đào tạo “Nhận thức về ISO14001” cho các trưởng, phó bộ phận, cán bộ môi trường, cán bộ kỹ thuật và những cán bộ có liên quan thuộc các nhà máy, đơn vị tại KKT. Nhằm nâng cao hiểu biết về tiêu chuẩn ISO 14001 cho đội ngũ cán bộ đồng thời tạo tiền đề cho các Công ty, nhà máy xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhằm giúp các doanh nghiệp nắm vững những kiến thức về nguyên tắc và lợi ích của ISO 14001, cũng như hiểu rõ các công cụ cần thiết để chủ động thực hành việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường cho từng đơn vị. Đưa ra những chính sách, biện pháp khuyến khích như việc hỗ trợ tài chính cho các dự án ISO 14001 được lựa chọn và quy định bắt buộc với các tổ chức ở một số nghành cụ thể phải ứng dụng ISO 14001.

Có thể ứng dụngISO 14001 trong quản lý môi trường tại cảng biển Nghi Sơn và những nghành hoạt động trong khu vực cảng biển.Tiềm năng của việc ứng dụng tiêu chuẩn này là rất lớn vì các cảng và nghành hoạt động trong khu vực cảng biển rất dễ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cả trong điều kiện hoạt động bình thường và không bình thường (ISO 14001 đã được ứng dụng tại các cảng biển ở Mỹ và thu được những kết quả khả quan như : Cảng Los Angeles,cảng Houston , cảng Corpus Christi…). Cảng biển Nghi Sơn xây dựng nhằm phục vụ cho việc vận chuyển trong nghành dầu khí và nhiệt điện rất dễ gây sự cố môi trường hệ trọng.Chính vì điều này các bộ nghành có liên quan nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trong việc quản lý môi trường cảng.

Tăng cường năng lực cho đội ngũ thuộc các bộ phận chuyên môn về môi trường của ban quản lý KKT, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT và các nhà máy, xí nghiệp trong KKT. Việc tăng cường này cần chú trọng đào tạo nâng cao trình độ và tăng cường số lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn có năng lực vào các cấp QLNN về môi trường từ trung ương cho đến địa phương để áp ứng được nhu cầu trong công tác quản lý môi trường.

3.3.4. Triển khai có hiệu quả công cụ kinh tế vào quản lý môi trường khu kinh tế tế

- Cần phát huy tối đa vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường KKT

nhằm nâng cao hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường với chi phí thấp nhất.

- Cần rà soát, đánh giá và điều chỉnh, hướng dẫn cụ thể đối với các quy định trong

việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

- Quán triệt và triển khai hiệu quả nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng

12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặt biệt trong việc áp dụng các mức xử phạt đối với các hành vì vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KKT.

- Tạo các nguồn vay ưu đãi (quỹ vay, đối tượng vay, các hình thức ưu đãi, các cơ

chế đặt biệt) cho các dự án đầu tư bảo vệ môi trường KKT.

- Ban hành khung giá dịch vụ môi trường làm cơ sở để áp dụng triển khai thống

nhất, tránh tình trạng nâng giá, ép giá doanh nghiệp và ngược lại.

- Khu kinh tế cần ban hành các cơ chế phạt đối với hình thức vi phạm đối với

doanh nghiệp và thưởng đối với các sang kiến tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường phù hợp với quy định hiện hành.

3.3.5. Công cụ thông tin

- Khẩn trương tổ chức thực hiện việc công bố thông tin và dân chủliên quan đến

bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác thông tin, đảm bảo thông tin, số liệu về môi trường KKT

- Công khai công tác bảo vệ môi trường KKT, các doanh nghiệp trong KKT trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm tạo sức ép với các doanh nghiệp vi phạm gây ô nhiễm môi trường và động viên khuyến khích những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

- Xác lập cơ chế thông tin, tăng cường tuyên truyền phổ biến luật và quy chuẩn về

môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin môi trường KKT.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về

bảo vệ môi trườngđối với chủ đầu tư xây dựng và kinh hạ tầng trong KKT và các nhà máy, xí nghiệp.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chỉ tiêu và mục tiêu bảo vệ môi trường

của KKT và doanh nghiệp trong KKT, các mô hình quản lý và công nghệ thân thiện với môi trường, vấn đề sản xuất sạch hơn, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải tại KKT.

3.3.6. Đề xuất vấn đề quy hoạch khu kinh tế

- Quy hoạch KKT với cách thức tổ chức tốt chính là điều kiện để Bảo vệ môi

trường và phát triển bền vững (khai thác lợi thế tập trung các doanh nghiệp tạo ra các lợi thế trong việc sử dụng nguồn lực, tiết kiệm tài nguyên đất đai, nguyên liệu khoáng sản, năng lượng, xử lý chất thải …).

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý giảm thiểu tác động đến môi

trường của KKT. Thiết kế đúng và phù hợp điều kiện thực tế; xây dựng, lắp đặt đúng thiết kế, duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả. Đầu tư dự án xử lý rác quy mô KKT là rất quan trọng phải hướng vào công nghệ xử lý phi chôn lấp, tái chế để đảm bảo môi trường tốt hơn. Coi xử lý rác thải là một chương trình mục tiêu nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống người dân, môi trường xã hội. Chủ trương của Chính phủ là tạo điều kiện khuyến khích với những cơ chế ưu đãi cao cho nhà đầu tư tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng những mô hình xử lý rác thải tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường. Như Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Khu xử lý này được đầu tư với công nghệ tiên tiến, khép kín với trạm cân, Nhà máy tái chế,

Nhà máy chế biến phân compost, Nhà máy xử lý nước thải và nước rỉ rác, Nhà máy cấp nước, hệ thống rửa xe, xử lý khí gas bãi chôn lấp, xưởng sửa chữa và bảo trì thiết bị...Kết hợp với sản xuất điện năng, chế biến phân compost và tái chế chất thải. Công nghệ xử lý được đánh giá là khép kín, không phát tán ra môi trường xung quanh và thu được các sản phẩm tái sinh, tái chế, chi phí thấp và không yêu cầu nhiều lao động trình độ cao. Điều đặc biệt, khu liên hợp được tạo dựng, phủ kín bởi những dãy cây xanh, vườn hoa, cây cảnh... không khác gì những công viên. Đây là một trong những mô hình xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung chúng ta cần học hỏi.

- Quy hoạch phát triển KKT Nghi Sơn phải phù hợp với quy hoạch tổng thế cả

KKT trên cả nước và quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển KT-XH vùng, miền, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương để từ đó có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong việc đầu tư phát triển các KKT.

- Khu kinh tế cần được quy hoạch xây dựng đồng bộ với các khu thương mại, đô

thị, dịch vụ theo mô hình khác về thương mại, dịch vụ, đô thị mới là hết sức quan trọng, có vai trò tác nhân thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái của KKT. Khu kinh tế phải có quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về giao thông, cấp thoát nước… đặt biệt là các công trình bảo vệ môi trường và phân khu chức năng hợp lý, lựa chọn cơ cấu đầu tư trong các KKT theo hứng khuyến khích phát triển, thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát sinh ít chất thải.Tuy nhiên vấn đề quy hoạch khu kinh tế không tuân theo một quy hoạch thống nhất, còn thiếu cơ sở khoa học. Quá trình thiết kế quy hoạch và thực hiện quy hoạch có nhiều đơn vị cùng tham gia, nhưng còn thiếu sự điều phối chung và chịu trách nhiệm đến cuối cùng.

- Cần quy hoạch vành đai xanh nhằm hạn chế việc mở rộng quá mức của đô thị và

giữ lại đất trong nông nghiệp, lâm nghiệp. Vành đai xanh gắn liền với nông nghiệp – lâm nghiệp trong KKT phát triển, xây dựng vành đai xanh là giữ đất

nông – lâm nghiệp, mang lại nhiều cái lợi cho KKT trên đà đô thị hóa mạnh mẽ. Xuất phát từ một huyện chủ yếu là phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.Việc duy trì diện tích đất sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích đối với ngườii dân trong KKT. Trước hết là giảm chi phí vận chuyển, người dân trong KKT sẽ không phải chờ những thực phẩm từ xa chuyển tới, thực phẩm được cung cấp, không vận chuyển, không xăng dầu, không gâyhại đến môi trường, không tạo sức ép quá lớn tới giao thông. Thứ hai, việc phát triển nông nghiệp như một hướng tạo vành đai xanh quanh khu vực sinh sống sẽ tạo điều kiện giúp người dân hình thành các hầm biogas, một hình thức sử dụng nhiên liệu sạch, tiết kiệm được năng lượng, bảo vệ môi trường. Thứ 3, duy trì sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với việc gìn giữ và tiếp nối những nét văn hóa truyền thống trong nghề nông của người dân.

KẾT LUẬN

Bằng việc hoàn thành các nội dung nghiên cứu đã đặt ra, luận văn này sẽ góp phần vào các nỗ lực hoàn thiện mô hình quản lý khu kinh tế nhằm quản lý môi trường một cách chặt chẽ hướng tới một nền kinh tế bền vững. Thông qua kết quả nghiên cứu đã đạt được của luận văn, tôi đã rút ra được một số kết luận chính như sau:

1) Dựa trên các kết quả quan trắc chất lượng không khí và nước có thể thấy các

thông số chất lượng nước và không khí ở KKT Nghi Sơn hầu như vẫn ở mức an toàn, không vượt ngưỡng so với QCVN 2008, QCVN 2009.

2) Vấn đề môi trường cần được giải quyết đầu tiên ở KKT là vấn đề xử lý rác rắn.

Hiện nay KKT vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý chất thải rắn.

3) Qua đánh giá công tác quản lý môi trường ở KKT ta thấy hệ thống quản lý môi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý môi trường tại khu kinh tế nghi sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)