Chấtthải rắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý môi trường tại khu kinh tế nghi sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 54)

Bảng 19: Ước tính tổng lượng chất thải rắn thải ra từ KKT/KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa TT Danh sách KKT/KCN Nguồn Tổng số (tấn/năm) Tỷ lệ thu gom, xử lý (%) 1

KKT Nghi Sơn Sinh hoạt 36000 60

Công nghiệp 30000 100 Nguy hại 150 50 Khác 300 50 2 KCN Bỉm Sơn Sinh hoạt 2378 100 Công nghiệp 9899 100 Nguy hại 1890 Khác (nước mặt) - 3 KCN Lễ Môn(Có hệ thống xử lý nước thải tập trung) Sinh hoạt 2820 100 Công nghiệp 1780 100 Nguy hại 60 100 Khác (nước mặt) - 4 KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga Sinh hoạt 8636 100 Công nghiệp 5340 100 Nguy hại 4 100 Khác (nước mặt) -

(Báo cáo quản lý môi trường khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp năm 2013, của Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn)

Tổng lượng rác thải rắn ở KKT Nghi Sơn cao nhất nhưng tỷ lệ thu gom xử lý còn thấp so với các KCN khác.Do chưa xây dựng được nhà máy xử lý rác thải rắn trên địa bàn KKT. Xử lý chất thải rắn là vấn đề cấp bách và bức xúc đối với KKT.

Từ nhiều năm nay, nhiều hộ dân của xã Hải Hà đã đổ rác thải tại chân núi Biện

Sơn gây ô nhiễm.Rác lâu ngày không được vận chuyển đi, lại gặp thời tiết nắng nóng, mưa bốc mùi hôi thối nhưng nhiều năm qua chính quyền xã Hải Hà vẫn để tồn tại.Người dân địa phương đã nhiều lần lên tiếng, phản ánh lên ngành chức năng huyện, BQLKKT và chính quyền xã để tìm cách giải quyết, dẹp bỏ bãi rác nhưng bao năm nay vẫn chưa được giải quyết. Các loại chất thải ở đây vừa là chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, phế thải khó phân hủy, túi ni lông, nhựa tấm mỏng…. Trong khi đó bên kia bãi rác người dân xã Hải Hà vẫn chế biến hải sản dọc bên đường gây mất vệ sinh nghiêm trọng.

Hình 5: Bãi rác thải tại chân núi Biện Sơn

Hình 6: Địa điểm chế biến hải sản bên kia bãi rác

Đối với các khu tái định cư, BQLKKT đã ký hợp đồng với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư phát triển hạ tầng Thanh Hóa tổ chức thu gom, xử lý rác thải tại các khu tái định cư: Nguyên Bình, Hải Bình, Tĩnh Hải và vận chuyển đến bãi rác thị trấn Tĩnh Gia trong thời gian chờ đợi xây dựng Nhà máy Xử lý chất thải Nghi Sơn. “Sống chung với rác” là thảm cảnh mà người dân ở KKT đangphải gánh chịu. Dọc trục đường 513 từ Nhà máy xi măng Nghi Sơn đến cảng

nước sâu và ở các khu tái định cư (khu tái định cư Hải Yến, khu tái định cư Hải Bình…) nhiều bãi rác dân sinh phát sinh bừa bãi gây mất ô nhiễm, làm xấu đi hình ảnh của KKT.

Hình 7: Những bãi rác dân sinh tự phát

Theo Nghị quyết số: 75 / 2007 /NQ-HĐNDngày 25 tháng 7 năm 2007 của hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Về việc thông qua Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025” đã quy hoạch chung hệ thống xử lý chất thải rắn như ở Khung 3. Ban Quản lý KKT đã cấp phép đầu tư cho Công ty TNHH Môi trường Việt Xanh xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 30ha tại xã Trường Lâm, hiện đang thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đang trong quá trình khởi công xây dựng nhưng tiến độ chậm so với mục tiêu đặt ra.

Khung 3: Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025 về chất thải rắn.

Theo nghị quyết số Số: 75 / 2007 /NQ-HĐNDngày 25 tháng 7 năm 2007 của hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Về việc thông qua Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025 thì:

- Chất thải rắn:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: được thu gom tập trung, chất thải cần được phân loại tại nguồn thành chất thải rắn vô cơ để tái chế và chất thải rắn hữu cơ để chôn lấp tại khu xử lý chất thải rắn chung.

+ Chất thải rắn công nghiệp: cần phân loại chất thải ngay tại nguồn, tận thu, tái sử dụng. Phần chất thải rắn không sử dụng được vận chuyển ra ngoài đổ vào bãi chôn lấp cùng với rác thải sinh hoạt. Chất thải rắn độc hại phải có phương án xử lý riêng.

+ Chất thải y tế: được xếp vào loại chất thải nguy hại, phải được xử lý bằng lò đốt đạt tiêu chuẩn.

+ Khu xử lý chất thải rắn (CTR): chất thải rắn sinh hoạt đưa về khu xử lý chất thải rắn của huyện Tĩnh Gia (phía Bắc khu vực nghiên cứu). Chất thải rắn công nghiệp đưa về khu xử lý chất thải rắn tại xã Trường Lâm. Trong khu xử lý bố trí riêng một khu chôn lấp chất thải công nghiệp nguy hại. Quy mô khu xử lý chất thải rắn khoảng 60 ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý môi trường tại khu kinh tế nghi sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 54)