8. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Đổi mới phương pháp và nội dung giáo dục của gia đình đối vớ
với sự hình thành đạo đức của trẻ vị thành niên
Về phương pháp giáo dục đạo đức, chuyển từ phương pháp giáo dục mang tính áp đặt sang giáo dục mang tính định hướng và nêu gương. Cha mẹ định hướng hành động cho con cái thông qua kinh nghiệm cuộc sống và sự từng trải của mình, không nên áp đặt chủ quan duy ý chí. Cha mẹ cần phát triển tư duy sáng tạo của con cái không nên áp đặt con cái phải làm cái này cái khác. Các bậc cha mẹ dựa trên những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức xã hội, khuyên nhủ con cái nên làm điều này không nên làm điều khác, còn việc chúng làm như thế nào tùy điều kiện cụ thể trong từng trường hợp. Khi con cái làm những điều gì sai trái các chuẩn mực đạo đức, làm những điều trái những giá trị đạo đức của dân tộc cha mẹ phải có những sửa đổi uốn nắn. Tuy nhiên trong quá trình sửa đổi uốn nắn đạo đức cho con cái cần tránh nhồi nhét và thuyết giáo khô khan, nên khuyến khích bồi dưỡng năng lực tư duy bản thân của đối tượng nhận sự giáo dục đó. Cha mẹ nên thẳng thắn trao đổi với những sai lầm, thất bại của trẻ, tăng cường hướng dẫn để trẻ tiếp tục trưởng thành; có ý thức bồi dưỡng cho con cái năng lực suy nghĩ độc lập, xử lý giải quyết vấn đề thực tế, cần chú ý tìm hiểu, đối thoại, kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của con, trò chuyện bình đẳng với chúng.Việc giáo dục đạo đức con cái của
các bậc cha mẹ cần có sự nhất trí, tự mình làm gương cho con. Chỉ có như thế mới làm con trẻ trưởng thành khỏe mạnh, có nền tảng vững chắc để tiếp thu những giá trị đạo đức trong xã hội. Cần đối xử bình đẳng, dân chủ với con cái, nhưng không quá nuông chiều, dễ dãi với chúng. Vì nếu dễ dãi, nuông chiều chúng sẽ dễ hư hỏng, hỗn láo, không nghe lời, tự ý làm điều sai trái và phát triển tính ích kỷ cá nhân, không quan tâm đến cha mẹ, đến lợi ích gia đình.
Ngoài phương pháp định hướng cha mẹ phải giáo dục con cái bằng biện pháp nêu gương. Điều quan trọng bao trùm trong giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ vị thành niên chính là tấm gương của cha mẹ. Phương pháp nêu gương có ý nghĩa hết sức tích cực trong việc giáo dục con cái. Giáo dục của gia đình chủ yếu dựa vào lời nói, việc làm mẫu mực của cha mẹ, tấm gương lao động, công việc chân chính, ăn ở có nghĩa có tình trong gia đình, với bạn bè, người thân, bà con hàng xóm; thái độ tôn trọng người khác, tôn trọng pháp luật, bảo vệ của công. Tấm gương đó của cha mẹ là những bài học thực tiễn, cụ thể, dễ hiểu mà con cái có thể cảm nhận được hàng ngày, in vào tâm trí chúng từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành, thúc đẩy chúng làm theo bố mẹ một cách tự giác, nhẹ nhàng như một chân lý không cần bàn cãi.
Vì vậy, điều này yêu cầu sự hoàn thiện đạo đức của bản thân cha mẹ, trước sau nhất quán biểu đạt thái độ đạo đức, lấy nguyên tắc và quy phạm đạo đức để ràng buộc hành vi của mình, từ đó vì con cái xây dựng tấm gương đạo đức và quyền uy đạo đức. Việc này có lợi cho việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho người tiếp nhận giáo dục. Cá thể trưởng thành trong bầu không khí đạo đức tràn đầy, không ngừng xem xét và tham gia việc phán đoán, đánh giá đạo đức, dẫn bước làm sâu hơn cảm thụ đạo đức, nâng cao năng lực cảm nhận đạo đức, hình thành cảm giác tôn trọng đạo đức, từ đó thúc đẩy việc hình thành và phát triển tốt cơ chế tự giác đạo đức. Nếu như thiếu đi tấm gương đạo đức, đứa trẻ lớn lên có thể xem nhẹ đạo đức trong quá trình thực hiện hành vi của chính mình, cuối cùng đi theo con đường chủ nghĩa phi đạo đức.
Gia đình là nơi đầu tiên của xã hội hóa đạo đức cá thể. Bởi vậy, sự mẫu mực của phụ huynh trong cuộc sống hàng ngày lấy thực tế của mình làm lập trường đạo đức, trực tiếp ảnh hưởng đến nhận thức của con cái, quyết định sự tạo thành tiêu chuẩn phán đoán đạo đức của chúng. Từ đó, việc tạo dựng quyền uy và tấm gương đạo đức trong giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Điều này yêu cầu cha mẹ, những người giáo dục phải chú ý nâng cao trình độ tu dưỡng đạo đức bản thân, làm gương tốt về mặt đạo đức cho con cái, dạy dỗ chúng phân biệt đúng sai, tốt xấu.
Và một điều đặc biệt quan trọng nữa trong việc giáo dục đạo đức của gia đình đối với con cái (như chức năng giáo dục của gia đình đã nhấn mạnh) đó là vai trò của người phụ nữ, người mẹ, người thầy đầu tiên của mỗi con người. Tấm gương cao cả, sự hy sinh, sẻ chia, yêu thương, đùm bọc... của người mẹ sẽ là ngọn nguồn của sự giáo dục những phẩm chất đạo đức cao đẹp.
Cần phải sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục bằng tuyên truyền vận động thuyết phục để đánh thức lương tâm trách nhiệm của con cái. Cha mẹ có thể dùng quyền uy và trách nhiệm của mình trong giáo dục con cái. Cần phải dùng cả ảnh hưởng của nhiều đối tượng trong giáo dục đạo đức gia đình như: ông bà, cô, dì, chú bác, anh chị để khuyên răn con cái làm những việc làm đúng, tránh những việc làm sai. Mỗi đối tượng này có những ưu thế khác nhau trong giáo dục đạo đức của gia đình.
Ở Việt Nam, bên cạnh gia đình hạt nhân đang có xu hướng phát triển thì gia đình nhiều thế hệ cũng còn chiếm một tỉ lệ cao. Dù gia đình hạt nhân hay gia đình nhiều thế hệ thì vai trò của ông bà trong việc hình thành và phát triển đạo đức thế hệ trẻ cũng hết sức quan trọng. Việc đề cao vai trò của ông bà trong giáo dục trẻ cho thấy ngày nay, người già vẫn có vị thế cao trong gia đình Việt Nam. Sự kính trọng của con cháu đối với ông bà và những hoạt động tích cực của người già trong đời sống gia đình hiện đại. Đây có thể coi là sự tiếp nối của truyền thống nhằm khắc phục một phần những khoảng trống
trong giáo dục gia đình hiện nay, khi cha mẹ không có đủ thời gian để thực hiện chức năng chăm sóc, dạy dỗ con cái.
Ông bà cũng cần có sự chia sẻ, cảm thông đối với con cháu về những nỗi vất vả cả thể chất lẫn tinh thần trong lao động kiếm sống ở hoàn cảnh hiện nay, với sự phát triển của kinh tế thị trường, của giao lưu và hội nhập quốc tế. Thông cảm với những đổi mới của con cháu trong ăn nói, ăn mặc, đi lại, giải trí ; nếu có điều gì sai trái, nguy hại thì ông bà bàn bạc với cha mẹ chúng để cùng uốn nắn. Cũng cần có nhận thức rằng, đổi mới, biến đổi là quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, thời đại nào cũng diễn ra. Như vậy, người già sẽ dễ thông cảm với nếp sống của con cháu hiện nay, bỏ qua những va vấp dễ xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày. Với thái độ khoan dung, độ lượng, góp ý, dạy bảo của ông bà sẽ góp phầm giữ gìn không khí đoàn kết, thương yêu và củng cố nền tảng đạo đức cho con cháu trong mỗi gia đình. Điều này được thể hiện rõ khi chúng tôi tiến hành khảo sát trên địa bàn của một số huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội như: Hoài Đức, Từ Liêm, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây (vừa có dân cư sống ở đô thị và dân cư sống ở nông thôn)
Bảng 2.4: Lối sống của ông bà ảnh hưởng tới sự hình thành đạo của con cháu trong gia đình theo vùng điều tra:
Đơn vị tính : %
Mức độ Từ Liêm Hoài Đức Phúc Thọ TX Sơn Tây
Rất quan trọng 20 22 26 21
Quan trọng 41 45 47 42
Bình thường 25 17 17 25
Không quan trọng 14 11 10 12
(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát về lối sống của ông bà ảnh hưởng tới con cháu của gia đình trong việc hình thành đạo đức cho trẻ em ở 03 huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây tháng 6 năm 3013)
Cũng cần nâng cao vai trò của anh chị em đối với giáo dục đạo đức trẻ vị thành niên. Quan hệ giữa các anh chị em với nhau cũng là một quan hệ căn bản trong gia đình. Quan hệ này được Nho giáo xem là một trong những quan hệ rường cột (Ngũ luân). Cũng như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ anh em là quan hệ có tính huyết thống (cố nhiên, có những trường hợp là con nuôi, do đó là anh em nuôi; nhưng đã nhận là anh em thì người ta coi nhau như anh em ruột). Được sinh ra từ một cội nguồn, cùng lớn lên dưới sự chăm sóc của cha mẹ và thường chung sống với nhau suốt thời thơ ấu dưới một mái nhà, một tổ ấm, lẽ đương nhiên, tình cảm và trách nhiệm đạo đức giữa anh em nảy sinh và phát triển. Như vậy, không chỉ cha mẹ mà anh em cũng là một phần không thể thiếu được của một con người, một đời người (cố nhiên, đối với những trường hợp cá biệt, không có anh em được coi là một sự thiệt thòi, một bất hạnh nhất định). Là những thành viên của gia đình, anh em với truyền thống:
Anh em như chân với tay
Như da với thịt, như cây với cành.
Anh chị trong gia đình có vai trò to lớn không chỉ tạo nên gia phong mà còn tạo nên môi trường giáo dục gia đình. Thông thường vai trò của anh chị em trong giáo dục trẻ vị thành niên theo hai hướng: tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào nề nếp gia phong của gia đình và bản thân sự gương mẫu, mối quan hệ giữa các anh chị em trong gia đình.
Nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình cũng phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu đổi mới, hội nhập trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Nội dung này vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại, là sự hòa quện giữa truyền thống và hiện đại. Những nội dung này bao gồm những giá trị, chuẩn mực đạo đức từ trong gia đình tới ngoài xã hội, từ trong lao động học tập đến ứng xử trong
quan hệ với người khác, với tự nhiên. Tình cảm của con người phải bắt đầu từ tình cảm gia đình mới đi đến tình cảm xã hội. Một con người không có tình yêu, kính trọng cha mẹ, ông bà thì cũng khó có một tình yêu quê hương đất nước một cách chân chính. Một con người không có tình thương cha mẹ thì cũng khó có tình thương đối với những người khác trong xã hội. Một con người sống thiếu trách nhiệm với gia đình thì cũng khó có trách nhiệm trong xã hội. Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên trong gia đình trong điều kiện mới, trước tiên thể hiện tình yêu thương chân thành, gắn bó với nhau; hỗ trợ, giúp đỡ nhau, chia sẻ vui buồn cho nhau; có trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở quan hệ tình nghĩa tự nhiên, ruột thịt sâu nặng của đời sống gia đình. Thể hiện trong quan hệ bình đẳng giữa bố với mẹ, giữa bố mẹ với con cái, con cái với bố mẹ, giữa ông bà với cháu chắt và cháu chắt với ông bà. Thể hiện trong trách nhiệm giáo dục của gia đình: cha mẹ, ông bà có trách nhiệm nuôi dạy con cháu thành công dân có ích cho xã hội theo tinh thần đạo đức mới như biết yêu thương tôn trọng lẫn nhau, kính trên nhường dưới, sống nhân ái, biết hợp tác, chia sẻ, đỡ đần với những người xung quanh; con cái, anh chị em trong gia đình biết yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng thảo kính với ông bà, cha mẹ.
Trong giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ vị thành niên hiện nay, cần chú ý nhiều hơn nữa tới việc xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình nhìn từ góc độ tâm lý và tình cảm. Vì, các yếu tố vật chất, điều kiện sinh hoạt vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của mỗi gia đình. Nhưng các yếu tố tâm lý, tình cảm lại có giá trị quan trọng để xây nên đạo đức, nhân cách trẻ vị thành niên.
Bên cạnh đó gia đình cần giáo dục trẻ vị thành niên xây dựng tình yêu thương, giúp đỡ, mối quan hệ hòa thuận giữa anh em trong một gia đình cũng là một yêu cầu đạo đức không thể thiếu trong việc xây dựng nhân cách trẻ vị thành niên. Anh em một nhà sống thuận hòa, quan tâm săn sóc lẫn nhau là sự hỗ trợ lớn cho cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, tạo nên một tập thể
nhỏ cố kết với nhau, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách tốt
đẹp của mỗi cá nhân “Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ
đần”, hay “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Coi trọng gia đình, coi trọng
nghĩa tình đối với anh em ruột thịt, họ hàng nội ngoại là truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, trong dòng họ, nhưng không đặt lợi ích người thân lên trên lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng xã hội, đó chính là điều cần nhắc tới trong xây dựng đạo đức trẻ vị thành niên ở nước ta hiện nay.
Trong xây dựng những chuẩn mực đạo đức gia đình mới, chúng ta phải chú ý đến việc kế thừa những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Các truyền thống yêu nước, bất khuất, anh dũng hy sinh, tinh thần cố kết cộng
đồng, thương yêu con người, lối sống tình nghĩa “thương người như thể
thương thân”, “uống nước nhớ nguồn, đói cho sạch, rách cho thơm”, “lá lành
đùm lá rách”, “tương thân, tương ái”... cần được kế thừa, phát huy và phát
triển trong xây dựng đạo đức xã hội nói chung và xây dựng đạo đức cho trẻ vị thành niên trong gia đình nói riêng
Một nội dung quan trọng trong giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ vị thành niên là phải hướng về cội nguồn. Xây dựng và giáo dục cho trẻ vị thành niên ý thức hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên đã trở thành một hoạt động mang tính tâm linh của người Việt Nam hiện nay. Những năm gần đây, việc bảo tồn các di tích lịch sử, xây dựng hương ước làng, sinh hoạt dòng họ đã được khơi dậy. Các hoạt động đó đã và đang nhắc nhở mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ về tổ tiên, nguồn cội. Trong quan niệm của người Việt Nam,
những gì thuộc về quê hương, cội nguồn, tổ tiên “nếu ai không nhớ, sẽ không
lớn nổi thành người”. Tết đến, xuân về từng dòng người từ Nam ra Bắc, từ
Bắc vào Nam, từ miền núi về đồng bằng..., tất cả tựa như một gia đình lớn, là hình ảnh sinh động, minh chứng cho tinh thần hướng về tổ tiên, cội nguồn của người Việt Nam. Trong gia đình thì giáo dục lòng thành kính với ông bà, tổ
tiên - những thế hệ đã gây dựng đóng góp cho truyền thống gia đình. Ngoài xã hội cha mẹ phải giáo dục ý thức tinh thần biết ơn những anh hùng, chiến sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp xây dựng bảo vệ và bảo vệ Tổ quốc. Phải hun đúc tinh thần yêu nước, ý thức tự cường dân tộc cho trẻ vị thành niên để từ lòng tự hào, biết ơn đó mà vươn lên trong cuộc sống, thể
hiện trong quyết tâm học tập, trong lao động, trong bảo vệ Tổ quốc.
Cần làm rõ chức năng xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp hiện nay. Chức năng xã hội gắn liền với đời sống đạo đức xã hội. Các