Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực, hiệu quả giáo dục của gia

Một phần của tài liệu Vai trò giáo dục của gia đình đối với sự hình thành đạo đức của trẻ vị thành niên hiện nay (Trang 97)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực, hiệu quả giáo dục của gia

của gia đình đối với sự hình thành đạo đức của trẻ vị thành niên

Về phía Nhà nước cần tạo ra những điều kiện thuận lợi cho gia đình thực hiện tốt hơn nữa chức năng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Trong các chương trình phát thanh, truyền hình cần có những chương trình dành riêng nhằm trang bị những tri thức cho các bậc cha mẹ trong việc giáo dục con cái bao gồm: Những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, về phương pháp, kỹ năng giáo dục con cái. Cần tăng cường những chương trình truyền hình nhớ về cội nguồn, nêu gương những anh hùng chiến sỹ trong hai cuộc kháng chiến, những gương sáng trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Hiện nay trong cơ chế thị trường với sự quản lý yếu kém của Nhà nước không ít tình trạng tham nhũng xảy ra làm thất thoát hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng của nhân dân, của xã hội. Điều đó đang làm quặn đau những con người có lương tri, làm mất niềm tin của thế hệ trẻ vào tương lai của đất nước. Song hiện nay vẫn có không ít những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. Có những người dành cả cuộc đời thu gom, nuôi dưỡng chăm sóc những mảnh đời bất hạnh, những trẻ bị bỏ rơi, những ông bà già không nơi nương tựa. Lại có những cựu chiến binh bỏ tiền túi ra hàng chục năm nay không quản nắng mưa, tuổi cao, sức yếu hàng ngày vẫn lặn lội rừng sâu để tìm hài cốt đồng đội. Xã hội là muôn hình muôn vẻ. Trong xã hội không ít cán bộ lợi dụng chức quyền chiếm dụng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mét vuông đất của nhà nước, của nhân dân thì vẫn còn hàng chục những gia đình bỏ ra hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn mét vuông đất để xây trường,

làm đường phục vụ lợi ích chung cho xã hội. Tiếc thay những tấm gương này còn ít được phổ biến nhân rộng ra xã hội. Xã hội cần có những hình thức thích hợp phổ biến, tuyên truyền những tấm gương đó ra toàn xã hội.

Nhà nước cần tạo điều kiện cho những gia đình cán bộ công chức có điều kiện hợp lý hóa gia đình để cha mẹ có điều kiện phối hợp với nhau trong giáo dục con cái. Đối với gia đình nông dân Nhà nước cần tạo điều kiện cho các gia đình phát triển kinh tế để cha mẹ có điều kiện nuôi dạy con cái ăn học; mặt khác khi kinh tế gia đình phát triển, người nông dân có điều kiện làm giàu trên chính quê hương của mình, thực hiện ly nông nhưng không ly hương, trên cơ sở đó cả cha và mẹ có điều kiện cùng chăm sóc, nuôi dạy con cái.

Cần phải tạo lập môi trường văn hóa cho việc nâng cao hiệu quả vai trò giáo dục đạo đức của gia đình đối với việc hình thành nhân cách trẻ vị thành niên. Cùng với việc chăm lo tạo điều kiện vật chất, đầu tư ngày càng tốt cho công tác giáo dục – đào tạo, cho sự nghiệp trồng người, việc tạo lập môi trường văn hóa là nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức của gia đình. Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ vị thành niên Đảng và Nhà nước cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực, xóa bỏ tình trạng tham nhũng cửa quyền trong một bộ phận cán bộ đảng viên. Cần tạo ra dư luận xã hội ủng hộ những cái tốt, đấu tranh với những cái sai để làm cho những việc tốt, việc đúng nảy nở như hoa mùa xuân.

Cần đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt của các tổ chức quần chúng. Đoàn thanh niên phải đổi mới phương thức hoạt động, phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự cường dân tộc. Cần phải làm rõ cho thanh niên hiểu được việc thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong từng công việc là thể hiện tinh thần yêu nước. Cần phải dùng những tấm gương của những anh hùng chiến sỹ, những tấm gương lao động để giáo dục trẻ vị thành niên. Cùng những hoạt động như vậy, tổ chức thanh niên cũng cần trang bị

những hiểu biết về tâm sinh lý, những kiến thức, những hiểu biết về giới, về những biện pháp giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè, trong quan hệ gia đình.v.v...để những thanh niên mới lớn hiểu biết vận dụng vào trong cuộc sống. Khi họ trở thành những người cha người mẹ, sẽ có kiến thức để giáo dục con cái.

Cần đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ ở các địa phương. Hội liên hiệp phụ nữ cần trang bị những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi để các bậc làm cha, làm mẹ có những tri thức để giáo dục con cái một cách có hiệu quả. Đặc biệt Hội cần phải chú ý trang bị những kiến thức những hiểu biết về giới và việc thực hiện bình đẳng giới để phụ nữ một mặt tránh được tư tưởng tự ty có nghị lực vươn lên trong cuộc sống, mặt khác có hiểu biết để đấu tranh thực hiện bình đẳng giới. Trong các buổi sinh hoạt của Hội cần phải trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái và những vấn đề đang đặt ra, trên cơ sở đó để học tập kinh nghiệm của nhau và cùng nhau tìm cách giải quyết những khó khăn.

Cần phải phổ biến tuyên truyền những giá trị đạo đức truyền thống, trên cơ sở đó để các bậc làm cha, làm mẹ có những kiến thức về đạo đức dạy dỗ con cái. Đạo đức truyền thống Việt Nam gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước, gắn liền với nền sản xuất nhỏ, nên có những điểm phù hợp những điểm không phù hợp. Cần phải loại bỏ những điểm không phù hợp, tiếp thu những điểm còn phù hợp với giai đoạn hiện nay.

Đến nay, dù cấu trúc gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng hơn bao giờ hết, chúng ta cần tiếp tục vun trồng, nuôi dưỡng, phát huy những

giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống. Đó là đức từ của cha mẹ đối

với con cái, đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, lòng biết ơn ông bà, tổ tiên.

Đó là “lòng chung thủy” giữa vợ và chồng, sự “nhường nhịn lẫn nhau” giữa

anh chị em một nhà.

Truyền thống xây đắp gia phong và giáo dục gia phong trong các gia đình cần được phát huy. Những gia đình đã có gia phong cần kế thừa bằng

việc thường xuyên ôn lại truyền thống, khuyên nhủ, động viên con em phấn đấu theo bước cha anh, tự hào về cha anh và xứng đáng với cha anh như một giá trị làm người. Những gia đình chưa có gia phong thì phải biết tạo dựng gia phong bằng sự phấn đấu của ông bà, cha mẹ trong cuộc sống hôm nay. Mỗi sự cố gắng đem lại một thành quả tốt đẹp nào đó là một sự đóng góp nho nhỏ sẽ tạo nên một bề dày truyền thống, sẽ góp phần xây dựng gia phong đáng tự hào... Truyền thống gia đình không chỉ có tác dụng như một động lực tinh thần thôi thúc người ta phấn đấu mà còn có tác dụng như một cơ chế tự bảo vệ, chống lại sự tha hóa.

Một phần của tài liệu Vai trò giáo dục của gia đình đối với sự hình thành đạo đức của trẻ vị thành niên hiện nay (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)