8. Kết cấu của luận văn
2.2.1 Nhóm giải pháp về nhận thức
- Cần có nhận thức đúng đắn về vai trò giáo dục đạo đức của gia
đình đối với trẻ vị thành niên. Nhận thức đầy đủ và đúng đắn vị trí vai trò giáo dục đạo đức của gia đình đối với sự hình thành đạo đức của thế hệ trẻ là yếu tố quan trọng trong sự thành công của giáo dục gia đình. Giáo dục con cái là một trong những chức năng cơ bản, quan trọng của mỗi gia đình, trong đó giáo dục đạo đức có một vị trí đặc biệt. Sự hình thành nhân cách gốc của trẻ em chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình. Việc củng cố và hoàn thiện nhân cách con người ở tuổi trưởng thành và khi về già cũng do tác động của đời sống, sinh hoạt, văn hóa, đạo đức của gia đình. Vì vậy, trước hết cần nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, cho mỗi gia đình về vấn đề giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ.
Vấn đề này đã được đề cập trong các văn kiện của Đảng ta, như văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ: “Phát huy giá
trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện tốt bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ; chăm sóc giáo dục
và bảo vệ quyền trẻ em” [17, tr. 79-80]. Vai trò nêu gương to lớn của cha mẹ
đối với hình thành đạo đức của con cái cũng vô cùng quan trọng. Cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái học tập về nhân cách về nỗ lực rèn luyện phấn đấu.
Gia đình sẽ còn tồn tại mãi trong đời sống cộng đồng xã hội, trong các cộng đồng người, nên cần nâng cao nhận thức về vai trò giáo dục đạo đức
của gia đình đối với trẻ vị thành niên. Hồ Chí Minh nói: “Hạt nhân của xã hội
là gia đình. Chính vì vậy muốn xây dựng CNXH là phải chú ý đến hạt nhân
cho tốt” [10, tr. 523]. Từ chiều sâu tư tưởng, đạo đức tinh thần thì gia đình
chính là hạt nhân của xã hội. Gia đình bao chứa những mối quan hệ nhân bản,
sâu nhất của con người. Một nhà tư tưởng phương Tây từng khẳng định: Gia
đình khó phá bỏ hơn quốc gia, nếu gia đình tan rã thì nhân loại sụp đổ.
Và đặc biệt trong công tác giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ vị thành niên, chúng ta cần nâng cao nhận thức, đẩy mạnh sự tự tu dưỡng của mỗi thành viên trong gia đình. Vì, thực hiện hành vi đạo đức là tự giác, bắt nguồn từ động cơ sâu kín bên trong của mỗi người để hành động theo cái chân – thiện – mỹ; do đó nâng cao nhận thức cho xã hội về vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức đối với trẻ vị thành niên thì trước hết chúng ta phải nâng cao nhận thức cho mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình.
- Cần thấy được sự thay đổi những chuẩn mực đạo đức gia đình trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong gia đình truyền thống, nói đến vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, không thể không nói đến đặc trưng của xã hội nông nghiệp. Ở đó, do còn hạn chế của phân công lao động, gia đình đảm nhiệm đa chức năng. Do đó, vai trò của cha mẹ trong giáo dục con cái cũng có sự phân biệt tương đối, người cha duy trì tôn ti, trật tự trong gia đình, người mẹ chăm lo cho tình thương của các cá nhân trong gia đình. Vì thế, mà vai trò của cha mẹ là bảo đảm hạnh phúc gia đình, chăm lo giáo dục con cái. Cùng với người mẹ, người cha giáo dục cho con cái những giá trị văn hóa tinh thần của gia đình của dòng họ và thân tộc. Quá trình ấy diễn ra từ khi đứa trẻ mới sinh ra cho đến khi trưởng thành và cả đến khi lập gia đình. Trong giai đoạn hình thành nhân cách của trẻ được hình thành, chủ
yếu chịu sự tác động của người cha “con không cha như nhà không nóc”,
“cha nào con nấy”. Gia đình giáo dục con cái thường bắt đầu từ chính sự yêu
thương, tình yêu hạnh phúc của cha mẹ, phương thức tạo nên sự khoan dung, đạo đức, đạo lý nhân cách đối với trẻ.
Trước đây, gia đình là đơn vị kinh tế “chồng cày vợ cấy con trâu đi
bừa” thì cha mẹ kiểm soát con cái hầu hết về thời gian vì không gian sống là
nhà ba gian truyền thống. Không gian sinh hoạt gia đình chủ yếu trải theo chiều rộng, trên một mặt bằng, mọi hoạt động diễn ra khá tập trung và dẫu có sự ngăn cách nào đấy cũng chỉ là tương đối trong một số thời điểm cụ thể của ngày. Trong không gian sinh hoạt gia đình trải theo chiều rộng này, với vị trí phổ biến của bàn thờ, các thành viên trong gia đình hàng ngày muốn hay không vẫn tiếp xúc, bằng hành động dọn dẹp, trang trí, hoặc có khi chỉ ngang qua (trong mấy bước chân từ nhà trên xuống nhà dưới) không gian thờ cúng, và mỗi lần như thế, một ý niệm về tổ tiên, về gia đình lại được nhắc nhở, một nếp nhăn về tổ tiên, về gia đình lại lưu lại trong tiềm thức. Do vậy, hoạt động của con cái thì cha mẹ có thể kiểm soát được. Vì thế, vai trò giáo dục đạo đức của cha mẹ đối với con cái trong gia đình Việt Nam từ xưa tới nay, chính là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Trong đời sống bình dân, tình thương ấy được thể hiện ở sự quan tâm chăm sóc cho đời sống tinh thần và vật chất, cho tương lai của con cái. Nuôi con khỏe mạnh, khôn lớn, dạy con nghề nghiệp, nhân cách để ứng xử trong quan hệ với cha mẹ, anh em, họ hàng, làng nước, dựng vợ , gả chồng và cố gắng dành dụm cho con một chút sản nghiệp... Đó chính là trách nhiệm, đồng thời cũng là niềm vui của mỗi người làm cha mẹ. Nếu những trách nhiệm đó được thực hiện suôn sẻ, người ta sẽ được hưởng sự thanh thản và hạnh phúc; ngược lại, nếu vì một lý do nào đó, những trách nhiệm ấy không
được thực hiện, người ta sẽ rơi vào tình trạng bất hạnh, thậm chí “chết không
nhắm mắt được”.
Trong thời kỳ bao cấp, chúng ta đã nhận thức không đầy đủ về vai trò giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ vị thành niên nên gần như chuyển giao giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói chung riêng cho xã hội (nhà trẻ, mẫu giáo, nhà trường, cơ quan); những giá trị đạo đức gia đình truyền thống bị xem nhẹ, thậm chí trong một số trường hợp bị coi là bảo thủ, lạc hậu. Thời kỳ đó, do chiến tranh nên chỉ chú ý đến yêu cầu đạo đức gắn con người với cộng đồng: tập thể, yêu nước, nghĩa vụ công dân.
Từ khi đổi mới, do những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, nhiều gia đình đã mải mê với làm ăn, chạy theo kinh tế, lại một lần nữa ít quan tâm đến giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình. Vì vậy, trong điều kiện mở cửa, giao lưu, hội nhập và phát triển kinh tế thị trường hiện nay thì chúng ta phải nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về vai trò giáo dục đạo đức của gia đình đối với thế hệ trẻ hiện nay. Việc nghiên cứu vấn đề gia đình và nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về giáo dục đạo đức của gia đình đối với thế hệ trẻ là vấn đề đặt ra thường xuyên đối với mỗi chúng ta.
Cần chăm lo tạo dựng tính tự lập cho con cái, làm rõ trách nhiệm của con cái đối với gia đình và xã hội, cần rèn luyện tính quyết đoán cho con cái. Cần tôn trọng những quyết định của con cái trong chọn nghề, trong công việc. Khuyến khích tính sáng tạo của con cái. Có như vậy con cái mới thích ứng được với cơ chế thị trường hiện nay.
Cần nhận thức được mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên. Vai trò vị trí các môi trường giáo dục này khác nhau, nhưng có mục đích giống nhau, đều nhằm hình thành những người lao động mới vừa hồng vừa chuyên. Cha mẹ thường xuyên liên hệ với nhà trường để biết được tình hình học tập rèn luyện của con cái để kịp
thời động viên khuyến khích hay sửa đổi uốn nắn. Khi phát sinh vấn đề gì đó chưa vừa lòng với thầy cô hay nhà trường hãy bình tĩnh trao đổi làm rõ trách nhiệm từng người tránh nôn nóng, Nếu nôn nóng, bảo vệ con một cách không đúng sẽ khuyến khích tính ích kỷ của thế hệ trẻ.