8. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Những hạn chế trong hoạt động giáo dục của gia đình đối với sự
với sự hình thành nhân cách của trẻ vị thành niên
Bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được trong việc giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ vị thành niên ở nước ta thì hiện nay trong hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, số trẻ em vi phạm đạo đức nhân cách đang rất đáng báo động. Nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng về đạo đức truyền thống, vượt ra ngoài sức tưởng tượng so với lứa tuổi như cướp của, giết người. Những hậu quả đó do không ít gia đình không hoàn thành trách nhiệm giáo dục đạo đức của gia đình.
Nhiều gia đình chưa quan tâm tới giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên, vì vậy đã tạo nên sự xuống cấp đạo đức trong nhiều gia đình nói chung, xuống cấp đạo đức trẻ vị thành niên trong gia đình nói riêng. Nhân ngày gia
đình Việt Nam 28/6/2014, trên trang 5 báo Hà Nội ngày nay ngày 25/6/2014
có viết: “Những năm gần đây, ngày càng có sự gia tăng những chuyện buồn
trong quan hệ gia đình, trong cách ứng xử giữa các thành viên là ông bà, cha mẹ với con cháu và ngược lại. Là ông bà lẽ ra phải “ hy sinh” cho con cháu, thì lại có nhiều trường hợp tranh chấp nhà đất, quyền lợi với thế hệ hậu sinh. Là cha mẹ, lẽ ra phải “ quyên mình” để nuôi dạy con thì lại có không ít trường hợp đưa đẩy trách nhiệm, có trường hợp còn táng tận lương tâm xâm
hại cả thân thể và đe dọa tính mạng con, cháu”. Từ khi đổi mới cho đến nay,
quan hệ giữa các thành viên trong nhiều gia đình đang có biểu hiện ngày càng lỏng lẻo, mỗi người chỉ biết chăm lo đến công việc, lợi ích riêng của mình mà giảm đi thời gian dành cho nhau và cho gia đình. Một số thành viên trong các gia đình nông thôn, nhiều nhất là thanh, thiếu niên, đã rời bỏ xóm, làng, từ bỏ nghề nông để đổ xô về thành phố, thị xã, thị trấn tìm kiếm việc làm, sinh sống
ngày một đông. Từ đó tạo ra không ít biến động trong nếp sống cổ truyền của đông đảo gia đình. Sự phân tán về nơi cư trú và cách kiếm sống, lối sống thị thành mới được hấp thụ ở lực lượng này đã khiến cho sự gắn bó, mối liên kết vốn rất chặt chẽ và bền vững giữa họ và các thành viên trong gia đình cũng dần có phần bị lơi lỏng và ngày càng lỏng lẻo hơn. Sự thiếu trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ - con cái và ngược lại đang diễn ra phổ biến.
Cùng với đó, trẻ vị thành niên hiện nay còn tạo ra một lối sống mới
mà không ít người coi đó là “mốt”, lối sống hưởng thụ mà đi kèm với nó là
tâm lý tiêu dùng. Với lối sống và tâm lý ấy, các giá trị vật chất đang ngày càng lấn át các chuẩn mực đạo đức và phẩm chất con người. Nhiều phong tục, nếp sống của gia đình truyền thống và đạo lý cổ truyền bị mai một, xâm hại. Vì lợi nhuận mà đã có những gia đình trong đó cha mẹ, con cái, anh chị em cùng làm ăn bất chính hay lừa đảo lẫn nhau, đẩy cả gia đình vào bi kịch. Sự cám dỗ của đồng tiền và nhu cầu kiếm tiền bằng mọi cách đã làm không ít người chà đạp lên luân thường đạo lý. Trong những trường hợp như vậy, đồng tiền dẫu có là phương tiện nâng cao mức sống gia đình nhưng lại chưa bao giờ
là hạnh phúc cả. Quan niệm “tiền trao cháo múc”, đã ảnh hưởng không nhỏ
đến việc giáo dục các giá trị nhân văn chân chính, giáo dục đạo lý truyền thống cho trẻ vị thành niên của gia đình hiện nay.
Một trong những chức năng quan trọng bậc nhất của gia đình ở xã hội nông nghiệp và tiền công nghiệp là truyền thụ nghề nghiệp, giáo dục kiến thức, tạo dựng các kỹ năng, hình thành nhân cách, hướng dẫn các hành vi xã hội cùng với quá trình nuôi nấng, chăm sóc con trẻ. Con cháu nhận từ ông bà, cha mẹ không phải chỉ sự ấp ủ, nuôi dưỡng về vật chất mà còn là sự chăm lo về tình cảm và tinh thần. Bằng những câu ca dao, những lời ru ngọt ngào, những câu chuyện cổ tích đã truyền cho con cháu những bài học đạo đức,
những lời răn dạy về cách sống, làm người. Đó là thế mạnh của giáo dục truyền thống. Nhưng thế mạnh này, nay lại có xu hướng chuyển giao cho nhà trường.
Trong nền kinh tế thị trường, để có cơ hội làm giàu, phần lớn các gia đình Việt Nam, cả ở thành phố lẫn nông thôn, đều ưa thích mô hình gia đình ít con. Nhưng có lẽ cũng vì ít con nên xu hướng chung của các gia đình này là tập trung mọi tình cảm, vật chất cho con, nhất là khi con còn nhỏ. Điều đó là đúng, nhưng khi được tuyệt đối hóa thì một hệ quả tất yếu xảy ra – không ít trẻ trở nên ích kỷ một cách lạ thường, không biết đến ai ngoài bản thân mình, đòi hỏi bố mẹ ở cả những cái không thể đáp ứng. Và một khi những đòi hỏi của chúng được cha mẹ đáp ứng một cách dễ dàng, nhanh chóng, đã khiến chúng đánh giá và hiểu không đúng về công sức lao động mà
bố mẹ phải “hai sương, một nắng” mới có được. Số trẻ ấy nếu không được
quan tâm dạy dỗ tốt sẽ thiếu bản lĩnh vào đời, sống trọn đời với thói quen ỷ lại, dựa dẫm và rất dễ phản kháng một khi chúng không đạt được nhu cầu đặt ra. Trên thực tế, đã có không ít gia đình xung đột, thậm chí có khi tan vỡ bởi sự nuông chiều con cái không đúng mà bản thân họ vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân.
Trên thế giới, người ta nói nhiều đến “ khủng hoảng của giáo dục
gia đình”, gắn với những thay đổi mạnh mẽ của các quan hệ hôn nhân – gia
đình diễn ra trong vài thập niên gần đây, với những hậu quả mà có người so
sánh với “ núi lửa đang phun”. Rõ ràng chúng ta đang chứng kiến một cuộc
khủng hoảng sâu sắc của thiết chế gia đình mà phạm vi ảnh hưởng của nó không chỉ đóng khung vào các nước đang phát triển. Ở những nước kém phát triển, những nét chính của cuộc khủng hoảng đó ngày càng bộc lộ rõ. Tính
chất “toàn cầu hóa” của những quá trình thay đổi trong đời sống con người là
Một số gia đình vẫn tồn tại quan niệm sống “ văn hay chữ tốt không
bằng thằng dốt lắm tiền” cho nên gia đình tập trung làm ăn bất cứ nghề gì
miễn là kiếm được nhiều tiền, rời xa các quan niệm đạo đức truyền thống, dẫn đến thiếu quan tâm, kiểm tra, chỉ dẫn, uốn nắn cần thiết và kịp thời cho con cái để chúng xa vào các tệ nạn xã hội mà gia đình không biết.
Từ trong cái nôi gia đình, từ trong tổ ấm, trường học đầu tiên và suốt đời của mình, trẻ được hình thành nhân cách và phát triển nhân cách, trở thành con người là trung tâm của sự phát triển. Và như thế chúng ta nói, sự ổn định của gia đình là tiền đề của sự phát triển một xã hội văn minh, giàu mạnh. Niềm hạnh phúc lớn lao của mọi gia đình từ xưa đến nay vẫn là có con cháu hiếu thảo, vợ chồng thủy chung, anh em hòa thuận, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
Quan niệm tự do, dân chủ trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đang có những biểu hiện bị lạm dụng. Một số trẻ do không được giáo dục từ trong gia đình cẩn thận, nên có những biểu hiện xa rời và coi thường đạo đức gia đình truyền thống, bất chấp luân thường đạo lý, chạy theo lối
sống xa hoa trụy lạc. Những biến đổi gọi là “trông thấy” ở bộ mặt gia đình
Việt Nam hiện nay, thực sự đã xuất phát hoặc đã có nguyên nhân từ nội dung bên trong của nó, đó là các chức năng chủ yếu của gia đình đã bị biến đổi. Nói cách khác, chức năng kinh tế của gia đình đã phá vỡ các chức năng khác của
gia đình, mà đặc biệt là chức năng giáo dục của gia đình. Quá trình “trồng
người”, xã hội hóa con người vốn bắt đầu từ gia đình, song vai trò của người
mẹ, người cha, của ông bà, các anh chị em trong gia đình đang có chiều hướng phai nhạt. Tình hình đó đang dẫn đến giá trị kinh tế bào mòn và phá vỡ giá trị bản thân, giá trị kỹ thuật đối lập với giá trị con người.
Xét cụ thể trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, với các chuẩn mực đạo đức cơ bản chúng ta lại càng thấy rõ hơn sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường tới việc giáo dục đạo đức đối với trẻ vị thành niên trong
mỗi gia đình. Ở một số gia đình giàu có thường chiều con bằng việc thỏa mãn tiền bạc hay những nhu cầu mà con cái đặt ra, bất chấp nhu cầu đó là chính đáng hay không. Những việc làm của cha mẹ như vậy vô tình tạo ra tính ích kỷ cho con cái. Chúng chỉ biết tiêu tiền mà không biết tiền đó là ở đâu và kiếm ra nó vất vả như thế nào. Chính sự quan tâm không chu đáo, hay ít quan tâm của nhiều bậc cha mẹ, cùng với tình trạng văn hóa phẩm đồi trụy không được kiểm soát chặt chẽ trên thị trường đã dẫn tới tình trạng số trẻ em hư hỏng trong xã hội ngày càng tăng lên ở mức báo động.
Nhiều gia đình, cha mẹ thường bận rộn với công việc, thời gian dành cho con cái và quản lý chúng rất ít, thậm chí nhiều cha mẹ đi làm từ sáng sớm cho đến tận khuya mới trở về nhà. Đối với một số người, trách nhiệm quan tâm đến con cái còn được hiểu một cách lệch lạc, đơn thuần chỉ là việc cung cấp đầy đủ về vật chất rồi gửi con vào nhà trường hoặc thả lỏng việc quản lý con trong môi trường xã hội. Một bộ phận gia đình thái quá lại quản thúc con một cách quá khắt khe, nghiêm cấm con, cách ly khỏi môi trường xã hội, bạn bè, đánh đập, chửi mắng v.v. làm cho con hoặc là sợ hãi, nhút nhát, hoặc là lì lợm, bướng bỉnh, bất cẩn. Trong hoàn cảnh đó, các em dễ bỏ nhà, lang thang và rơi vào các tệ nạn xã hội.
Nhiều cặp vợ chồng dành cho con cái quá ít thời gian, đặc biệt là ở những gia đình kinh doanh buôn bán. Nhịp độ sinh hoạt của gia đình cũng thất thường, nền nếp sống của gia đình bị xáo trộn, ảnh hưởng đến các quan hệ giữa những thành viên trong gia đình. Có những ông bố, bà mẹ như bị sét đánh, hối không kịp, khi biết con mình nghiện hút, trộm cắp, trụy lạc vì lâu nay không chú ý đến sinh hoạt của con cái.
Nhiều gia đình bố mẹ kỳ vọng vào con cái, thông qua việc mong muốn con cái thành đạt làm rạng rỡ tổ tông, nhưng thiếu đi phương pháp giáo dục chính xác, khoa học, thiếu sự đối thoại với con cái, để chúng mang tâm
trạng bị ép buộc, bức bách. Khi không đạt yêu cầu quá cao, bố mẹ mắng mỏ, thêm vào đòn roi, không chú ý đến tính tự tôn và tình cảm của con, tâm hồn thanh thiếu niên bị chai sạn, nảy sinh tâm lý phản đối, căm thù gia đình và xã hội và từ đó dẫn tới tình trạng lo nhiều mà kết quả thu được lại rất ít.
Có thể nói trong thời gian đổi mới vừa qua, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN, nhiều gia đình đã lơi lỏng công việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc chưa có phương pháp giáo dục đạo đức chưa đúng đắn hoặc quá nuông chiều, hoặc quá khắt khe với con cái . Điều đó đã dẫn tới sự xuống cấp của một bộ phận trẻ vị thành niên Việt Nam hiện nay. Sự xuống cấp đạo đức này còn được bổ sung bởi sự thiếu kết hợp trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên giữa gia đình và nhà trường và xã hội. Nhiều gia đình lơ là với hoạt động học tập và rèn luyện của con em mình. Nhiều em thậm chí bỏ học thời gian dài nhưng gia đình cũng không hay biết. Nhiều gia đình chỉ cần con đến trường còn kết quả học tập, rèn luyện như thế nào cha mẹ cũng không quan tâm. Nhiều bậc cha mẹ sống lâu trong môi trường cạnh trnh thiếu lành mạnh, nhiễm thói ăn gian nói giối trong buôn bán, vì vậy không kịp thời ngăn chặn những việc làm sai trái của con cái mà ngược lại còn khuyến khích cho chúng làm những việc làm sai trái đó. Hiện nay nhà trường các cấp học chưa thực sự quan tâm tới công tác giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên. Điều đó được thể hiện ở các cấp học chưa có chương trình giáo dục đạo đức riêng, thường công tác này được đưa vào trong chương trình giáo dục công dân, nội dung chưa thật phù hợp, đội ngũ giáo viên chuyên về giảng dạy đạo đức học gần như chưa có. Cùng với điều đó nhiều gia đình còn phản ứng trước những biện pháp giáo dục nghiêm khắc của thầy cô, hoặc thiếu phối hợp trong giáo dục những trẻ em chưa ngoan. Công tác quản lý xã hội chưa tốt, không ít những văn hóa phẩm đồi trụy, những quan niệm sống lệch chuẩn được tung lên mạng, được không ít thanh thiếu niên tung hô, học
theo và làm theo. Dư luận xã hội phê phán những cái xấu, ủng hộ những cái tốt bị suy yếu. Tất cả những hạn chế đó đã làm cho tình trạng xuống cấp về đạo đức của một bộ phận trẻ vị thành niên nước ta càng trở nên nặng nề.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, sự phát triển, biến đổi của đời sống vật chất đã tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần, đặc biệt là sự chuyển đổi của nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, cái được, cái lợi là rất lớn, nhưng cái chưa được, chưa lợi cũng không phải là ít. Đứng trước những biến đổi hết sức to lớn của đời sống đạo đức xã hội nói chung, việc giáo dục đạo đức của trẻ vị thành niên nói riêng, có lẽ cần hết sức thận trọng khi đánh giá chúng là tích cực hay tiêu cực. Nhưng điều phải tính đến một cách nghiêm chỉnh là làm thế nào để sự phát triển, tăng trưởng nhanh, mạnh của nền kinh tế sẽ không làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ vị thành niên trong mỗi gia đình, vì đây là môi trường hình thành và phát triển đạo đức nhân cách của con người. Vấn đề này đặt ra một cách khẩn bức đối với rất nhiều nước kể cả các nước phát triển nhất. Ở nước ta vấn đề lại càng khẩn bức hơn, bởi lẽ bên cạnh mặt lành mạnh của những biến đổi môi trường gia đình, đạo đức của trẻ vị thành niên có rất nhiều biểu hiện tiêu cực đã xảy ra. Chưa bao giờ môi trường gia đình, môi trường trường học, môi trường xã hội lại có tác động nhiều chiều tới sự hình thành và phát triển đạo đức nhân cách con người, đặc biệt là trẻ vị thành niên như hiện nay. Nhưng đó không phải là lý do để hoảng hốt, cần hết sức bình tĩnh phân tích nhìn nhận những quá trình đang diễn ra, mà từ trong quá trình ấy đang nảy nở những mầm mống, những hứa hẹn. Bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được trong việc giáo dục đạo đức của gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta thì hiện nay số trẻ em vi phạm đạo đức nhân cách đang rất đáng báo động. Nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xa rời đạo đức truyền thống, vượt ra ngoài sức tưởng tượng so với lứa tuổi như cướp
của, giết người... Đối với bộ phận giới trẻ này, nếu không có biện pháp chấn