Trí là một trong ba phẩm chất đạo đức của ngƣời quân tử: Nhân, Trí, Dũng

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về trí và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội (Trang 46)

Nhân, Trí, Dũng

Trong thƣ tịch cổ thời Tây Chu và Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc thì khái niệm quân tử đƣợc hiểu theo ba nghĩa cơ bản. Thứ nhất, là tên dùng để chỉ con ngƣời trong giai cấp quý thống trị. Thứ hai, là tên gọi các bậc lang quân mà ngƣời phụ nữ quý tộc yêu quý. Thứ ba, là danh hiệu chỉ ngƣời

42

đạo cao, đức cả. Phần lớn khái niệm quân tử là tiêu chí của nhân cách theo tinh thần Nho giáo. Về sau, từ đời Hán trở đi khái niệm quân tử chỉ có ý nghĩa là ngƣời có đức hạnh cao quý, các từ đồng nghĩa với nó là “đại nhân”, “ngƣời nhân”.

Theo quan niệm của Nho giáo nói chung và Nho giáo Khổng - Mạnh nói riêng, ngƣời quân tử là mẫu ngƣời lý tƣởng, là con ngƣời toàn thiện. Những phẩm cách mang tính chuẩn mực đạo đức của ngƣời quân tử theo tinh thần Nho giáo đã đƣợc Khổng Tử chỉ ra, đó là nhân, trí, dũng, hay còn gọi là ba đạt đức của ngƣời quân tử. Nhân là“ không lo”, trí là “không lầm”, dũng là “không sợ”. Khổng Tử nói: “Đạo quân tử có ba điều ta chƣa làm nổi: có nhân nên chẳng lo buồn, có trí nên chẳng lầm lạc, có dũng nên chẳng sợ hãi" (Quân tử đạo giả tam ngã vô năng yên: nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ - Luận ngữ. Hiến Vấn) [20, tr. 547] .

Thứ nhất, là đạt đức về Nhân. Nhân là đạt đức cao nhất của ngƣời quân tử. Trong tƣ tƣởng của Khổng Tử, Nhân bao hàm những nội dung chính nhƣ

Nhân là yêu thƣơng con ngƣời; Nhân là “trung thứ” (suy ta ra ngƣời mà ứng xử với ngƣời nhƣ với chính bản thân mình); “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (ƣớc thúc bản thân, phục tùng lễ để trở thành ngƣời có nhân; hiếu đễ là gốc rễ của nhân (hiếu với ông bà, cha mẹ, kính nhƣờng trong quan hệ anh em ruột thịt).

Ngƣời quân tử có đức nhân phải là ngƣời có lòng “ái nhân” (thƣơng yêu con ngƣời). Thƣơng con ngƣời trong phẩm chất của ngƣời quân tử với tƣ cách là chủ thể hoạt động chính trị là biết yêu thƣơng nhân dân, hiểu đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân để đối xử phù hợp với nguyện vọng đó. Yêu dân, ngƣời quân tử phải lo cho dân, cho nƣớc và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm xã hội. Khổng Tử nói: “Có thể làm đƣợc năm điều (đối với mọi ngƣời) trong thiện hạ là thi hành nhân chính vậy… Đó là: cung kính, khoan dung, thành tín, cần mẫn và có ơn huệ. Cung kính thì không khinh nhờn. Khoan dung thì đƣợc lòng mọi ngƣời. Thành tín thì đƣợc ngƣời tín nhiệm. Cần mẫn

43

thì nên công. Có ơn huệ thì dễ sai khiến ngƣời” (Năng hành ngũ giả ư thiên hạ, vi nhân hĩ”. Cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Cung tắc bất vũ, khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên, mẫn tắc hữu công, huệ tắc túc dữ sử nhân – Luận ngữ. Luận ngữ. Dương Hóa) [20, tr. 618 - 619]. Ngƣời quân tử làm đƣợc năm điều này thì đạt đến nhân, nghĩa là Khổng Tử đòi hỏi hoạt động chính trị của ngƣời quân tử phải có hiệu quả cụ thể chứ không phải chỉ có tƣ tƣởng nhân bản. Điều này cho thấy, quan niệm của Khổng Tử về ngƣời quân tử (ngƣời cầm quyền) phải có lòng thƣơng dân, giúp đỡ dân, mà không bao giờ biết mệt mỏi. Yêu cầu về đức nhân nhƣ một tất yếu đối với ngƣời quân tử cầm quyền trong tƣ tƣởng của Khổng Tử rõ ràng không chỉ có ý nghĩa trong thời đại của ông, mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị nhất định. Ngƣời cầm quyền ở mọi thời đại phải biết thƣơng dân, vì dân, khi đề ra đƣờng lối chính sách phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, không để mất lòng dân, không đƣợc ngƣợc đãi dân.

Đức Nhân của ngƣời quân tử còn có một nội dung quan trọng là “trung thứ”. Trung là đúng nhƣ lòng mình, không dối trá; Thứ là suy lòng mình mà ra lòng ngƣời. Đạo“trung thứ” mà Khổng Tử nói đến dựa trên nguyên tắc suy từ ta ra ngƣời, trong lời nói và việc làm đều lấy điều nhân làm căn cứ. Xuất phát từ tình yêu thƣơng nhân dân và tƣ tƣởng trọng dân, Khổng Tử cho rằng, ngƣời quân tử làm chính trị nên “tôn ngũ mỹ” (đề cao năm việc tốt), “bính tứ ác” (dẹp bỏ bốn điều xấu). Năm việc tốt là: “Ngƣời quân tử làm ơn cho dân mà không để lãng phí, bắt dân vất vả mà dân không oán, có ham muốn mà dân không tham lam, thƣ thái mà không kiêu, uy nghiêm mà không dữ tợn”

(Quân tử huệ nhi bất phí, lao nhi bất oán, dục nhi bất tham, thái nhi bất kiêu, uy nhi bất mãnh – Luận ngữ. Nghiêu Viết) [20, tr. 687]. Học trò Tử Trƣơng không hiểu việc “làm lợi cho dân mà không để lãng phí”, Khổng Tử giải thích rằng: “dựa vào nguồn lợi của dân mà làm lợi cho dân” (nhân dân chi lợi nhi lợi chi), biện pháp của việc “bắt dân vất vả mà dân không oán” (lao nhi bất

44

oán) là “chọn việc đáng làm và lúc nên làm mà khiến dân làm” (Trạch khảo lao nhi lao chi). Tử Trƣơng lại hỏi về bốn điều ác, Khổng Tử nói: “Không dạy dỗ (để dân không biết, nên phạm lỗi) nỡ đem giết bỏ, thế gọi là ngang ngƣợc; Không dặn dò kỹ (cách làm) chỉ trông đợi ngƣời ta hoàn thành, thế gọi là hung bạo; Ra lệnh bừa bãi, bắt làm gấp rút, thế gọi là giặc của dân; Ban cho ngƣời khác mà còn do dự, phát ra thu vào bằng cách bòn xẻn, là thái độ của viên chức nhỏ” [Xem 20, tr. 687 - 688]. Đề cao năm điều tốt và trừ bỏ bốn điều xấu mà Khổng Tử nêu trên là cách thức thực thi chính trị nhân bản dựa trên tinh thần yêu dân, trọng dân.

Nhân còn gắn bó chặt chẽ với lễ. Do vậy, ngƣời quân tử có nhân là phải hành sự theo yêu cầu của lễ. Khổng Tử nói rằng: “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhƣng chƣa biết hổ thẹn. Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ tốt lành” (Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn vô nhi sỉ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ - Luận ngữ. Vi Chính) [20, tr. 215]. Hành sự theo lễ, ngƣời quân tử cần thực hiện bốn không: “Những điều trái lễ chớ nên để mắt nhìn tới, điều trái lễ chớ để tai vào, điều trái lễ chớ nói tới, điều trái lễ chớ động tới” (Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động – Luận ngữ ) [20, tr. 472]. Ngƣời quân tử hành sự không theo lễ, chẳng những không thể làm đƣợc điều nhân, mà còn không thể đứng vững trong xã hội. Muốn hành sự theo lễ, ngƣời quân tử cần dẹp bỏ dục vọng phi lễ của mình. Bởi những dục vọng phi lễ thƣờng đƣa ngƣời ta đến chỗ ham phú quý, sung sƣớng, thích khoái lạc, do vậy, con ngƣời ta chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà bất chấp tất cả. Chính vì vậy, ngƣời quân tử phải biết làm cho sáng cái lễ, phải biết cung kính tuân theo tiết độ của lễ, có nhƣ vậy mới phát huy đƣợc điều nhân.

Ngoài ra, ngƣời quân tử có đức nhân phải là ngƣời có lòng hiếu, đễ, bởi hiếu, đễ là gốc của đạo nhân, “ngƣời quân tử chuyên chú vào gốc, vì gốc đã gây dựng, đạo tự nảy sinh. Nết hiếu và nết đễ có phải là gốc của việc thi hành

45

đạo nhân chăng?” (Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dư? – Luận ngữ. Học Nhi) [20, tr. 197]. Trong tƣ tƣởng của Khổng Tử, hiếu là quy phạm hành vi chủ yếu điều tiết quan hệ huyết thống gia đình, hiếu là lòng thành kính yêu thƣơng cha mẹ. Theo lẽ thƣờng, ngƣời có lòng yêu thƣơng ngƣời, trƣớc hết phải là ngƣời có lòng yêu thƣơng cha me, anh chi em mình, rồi mới có lòng từ ái, trung thứ với ngƣời ngoài. Nếu ở với cha mẹ mà không hiếu thảo, đối xử với anh em không kính thuận thì không thể từ ái với ngƣời ngoài và nhƣ vậy không thể trở thành ngƣời nhân đƣợc. Xuất phát từ cơ sở đó, Hữu Tử học trò của Khổng Tử đã tổng kết rằng: “Làm ngƣời có lòng hiếu đễ mà lại ƣa phạm tới bề trên, là chuyện hiếm có vậy; đã không ƣa phạm tới bề trên mà lại ƣa làm loạn, là chuyện chƣa hề có” (Kỳ nhi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả: tiễn hĩ, bất hiếu phạm thượng, nhi hiếu tác loạn giả: vị chi hữu dã – Luận ngữ. Học Nhi) [20, tr. 197]. Nhƣ vậy, một ngƣời có hiếu sẽ không biết phạm thƣợng và làm loạn, một ngƣời có hành vi hiếu hạnh, cung kính đối với cha mẹ, thì đối với vua cũng có thể thành thật cung kính. Ngƣời có đức hiếu tất có đức trung, bởi hiếu là cơ sở của trung. Cho nên, theo Khổng Tử, ngƣời quân tử với tƣ cách là ngƣời cầm quyền, muốn thực thi chính trị nhân đức thì chỉ cần giữ trọn đạo hiếu trong gia đình, nên khi có ngƣời hỏi ông tại sao không ra làm quan, ông trả lời: “Duy có ngƣời hiếu với cha mẹ, mới biết xử tử tế với anh em, đem thi hành ra có chính sách vậy. Thế cũng là làm việc chính trị rồi cứ gì phải ra làm quan?” (Duy hiếu, hữu ư huynh đệ, thi ư hữu chính. Thị vi chính. Hề kỳ vị chi chính? – Luận ngữ. Vi Chính) [20, tr. 233]. Để có thể khiến dân tuân theo đạo nhân, Khổng Tử cho rằng, ngƣời cầm quyền phải biết nêu gƣơng hiếu từ cho dân chúng. Ông nói: “Ngƣời quân tử (nên hiểu là ông vua) dốc lòng thƣơng yêu ngƣời thân, ắt dân hăng hái theo điều nhân, chỗ quen biết cũ không bị bỏ rơi ắt dân chẳng bạc bẽo” (Quân tử dốc ư than, tắc dân hưng ư nhân. Cố cựu bất di, tắc dân bất du – Luận ngữ. Thái Bá) [20, tr. 376]. Kẻ cầm quyền mà bất

46

hiếu thì dân làm sao có thể có nhân, có nghĩa đƣợc. Có thể nhận thấy, trong quan niệm của Khổng Tử, đức hiếu là một trong những quy phạm pháp chế cơ bản để bảo vệ chính trị. Nên ngƣời quân tử với tƣ cách là chủ thể của hoạt động chính trị phải chú trọng hiếu, đễ nhƣ là gốc rễ của đạo nhân.

Cũng giống nhƣ Khổng Tử, Mạnh Tử yêu cầu ngƣời quân tử nên coi “đạo nhân là cốt yếu của lòng ngƣời” (Nhân: nhân tâm dã – Mạnh Tử. Cáo Tử, Chương Cú Thượng) [20, tr. 1224]. Hay nhƣ trong chƣơng Tận Tâm, sách Mạnh tử, Mạnh Tử nói: “Bản tính của ngƣời quân tử là ở những điều nhân, nghĩa, lễ, trí” (Quân tử sở tính, nhân, nghĩa, lễ, trí – Mạnh Tử. Tận Tâm, Chương Cú Thượng) [20, tr. 1305].

Tóm lại, đối với ngƣời quân tử đức Nhân là một phẩm chất đƣợc đề cao. Ngƣời quân tử khi sống không bao giờ làm hại đến điều nhân, thậm chí có thể hy sinh tính mạng để bảo vệ điều nhân. Khổng Tử nói rằng: “Quân tử không bao giờ trái với đạo nhân, dù chỉ trong khoảng một bữa ăn. Lúc vội vàng cũng vậy, lúc khốn đốn cũng vậy” (Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân. Tháo thứ tất ư thị, điên bái tất ư thị - Luận ngữ. Lý Nhân) [20, tr. 269]. Điều nhân đƣợc ví nhƣ cái nhà yên ổn, mọi ngƣời phải chú ý xây dựng nó, ngƣời quân tử càng phải chú ý xây dựng nó.

Thứ hai, là đạt đức về Trí .Theo Khổng Tử, "Trí" là một phẩm chất vô cùng quan trọng để con ngƣời có thể đạt tới đạo quân tử. Mặc dù nhân, nghĩa là cốt lõi của đạo quân tử, song nếu con ngƣời bị hạn chế về "Trí" thì không thể trở thành ngƣời quân tử đƣợc. Ngƣời quân tử phải là ngƣời có “Trí”.

“Trí” của ngƣời quân tử đƣợc thể hiện ở việc ngƣời quân tử biết đánh giá ngƣời khác một cách công tâm, không thiên tƣ, không định kiến. Ông nói:Ngƣời quân tử không dựa vào lời nói để tiến cử ngƣời, cũng không vì ngƣời mà phế bỏ lời nói” (Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn – Luận ngữ. Vệ Linh Công) [20, tr. 578].

47

Ngƣời quân tử có "Trí" nên biết yêu, ghét ngƣời một cách chính đáng, biết phân biệt thị phi phải trái. Có lần Tử Cống hỏi Khổng Tử: “Ngƣời quân tử cũng có ghét bỏ (một hạng ngƣời nào) chứ? Khổng Tử nói rằng: “Có ghét bỏ. Ghét kẻ bêu chuyện xấu của ngƣời khác, ghét kẻ ở bậc dƣới mà gièm pha ngƣời trên, ghét kẻ có sức mạnh mà không giữ lễ, ghét kẻ dám làm mà phải bế tắc” (Tử Cống viết: “Quân tử diệc hữu ố hồ?”. Tử viết: “Hữu ố! Ố xưng nhận chi ác giả, ố cư hạ lưu nhi san thượng giả, ố dũng nhi vô lễ giả, ố quả cảm nhi trất giả” – Luận ngữ. Dương Hóa) [20, tr. 636]. Biết giới hạn hành vi của mình, làm điều lợi luôn nghĩ đến lễ và nghĩa. Đó cũng là cái để phân biệt phẩm cách của ngƣời quân tử với kẻ tiểu nhân.

Trong quan niệm của Khổng Tử, "Trí" của ngƣời quân tử còn thể hiện ở chỗ biết giúp vua, giúp nƣớc, biết thời thế, biết ra làm quan lúc nào, ở ẩn lúc nào. Khổng Tử đã khen ngợi Sử Ngƣ và Cừ Bá Ngọc xứng tầm với bậc quân tử: “Ngay thẳng thay ông Sử ngƣ! Lúc nƣớc yên trị, ông giữ một mực thẳng thắn, lúc nƣớc vô đạo, ông cũng giữ thẳng thắn. Quân tử thay Cừ Bá Ngọc! Lúc nƣớc yên trị ông ra làm quan, lúc nƣớc vô đạo, ông lui về ẩn dật, giữ vẹn thân danh” (Trực tai Sử Ngư! Bang hữu đạo như thỉ, bang vô đạo như thỉ. Quân tử tai Cừ Bá Ngọc! Bang hữu đạo tắc sĩ, bang vô đạo tắc khả quyến nhi hoài chi – Luận ngữ. Vệ Linh Công) [20, tr. 568].

Khổng Tử cho rằng, ngƣời có trí là ngƣời minh bạch sáng suốt. Khi Tử Trƣơng, đệ tử của Khổng Tử hỏi về ngƣời có trí minh bạch sáng suốt, Khổng Tử trả lời: “Những lời gièm pha thấm thía, những lời vu cáo đau nhƣ dao cắt da, chẳng để động tới lòng mình, ngƣời nhƣ thế khá gọi là sáng suốt vậy. Những lời gièm pha thấm thía, những lời vu cáo đau nhƣ cắt da, chẳng để động tới lòng mình, ngƣời nhƣ thế khá gọi là nhìn xa” (Tẩm nhuận chi trấm, phu thụ chi tố, bất hành yên khả vị minh dã dĩ hĩ. Tẩm nhuận chi trấm, phu thụ chi tố, bất hành yên khả vị viễn dã dĩ hĩ – Luận ngữ. Nhan Uyên) [20, tr. 477]. Vậy, ngƣời quân tử có "Trí" mới thấy xa, hiểu rộng, khi thấy xa hiểu

48

rộng thì có đủ khả năng làm điều thiện, xa rời điều ác. Nếu là ngƣời quân tử cầm quyền khi đã có trí sáng suốt sẽ biết dùng trí sáng suốt để phân biệt ngƣời trung thành với kẻ ác nhân để có thể tiến cử, tin dùng ngƣời tốt và loại bỏ những kẻ xấu. Tử Hạ, một học trò của Khổng Tử nói rằng: “Lúc vua Thuấn lên ngôi bèn chọn trong đám đông, cất nhắc ông Cao Dao, mà những kẻ bất nhân đều trốn đi xa. Lúc vua Thành Thang lên ngôi, bèn chọn trong đám đông, cất nhắc ông Y Doãn, mà những kẻ bất nhân đều trốn đi xa” (Tử Hạ viết:“Thuấn hữu thiên hạ, tuyển ư chúng cử Ca Dao,bất nhân giả viễn hĩ. Thanh hữu thiên hạ, tuyền ư chúng cử Y Doãn, bất nhân giả viễn hĩ” – Luận ngữ. Nhan Uyên) [20, tr. 494]. Đây là phép cai trị của bậc quốc trƣởng vừa có đức nhân, vừa có đức trí sáng suốt. Bởi có đức nhân, thƣơng dân cho nên mới cử dùng ngƣời hiền lƣơng, chính trực giúp mình trị nƣớc, đem sự phúc hậu lại cho dân. Bởi có trí, biết phân biệt kẻ chính, ngƣời tà nên bỏ kẻ tà mà lựa ngƣời chính khiến ai nấy đều quay về nẻo chính, đƣờng lành. Ngƣời quân tử có trí quả giúp đƣợc nhiều cho dân, cho nƣớc. Điều này rất đáng để suy ngẫm đối với những ngƣời tham gia quản lý đất nƣớc. Những ngƣời cầm quyền, lãnh đạo nhân dân phải luôn biết phấn đấu hoàn thiện bản thân, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực lãnh đạo để hoàn thành đƣợc công việc mà mình đảm nhiệm. Đặc biệt là phải biết vì dân, thƣơng dân, đấu tranh cho lợi ích của nhân dân.

Mạnh Tử cũng đề cao vai trò của "Trí". Ông cho rằng, ngƣời quân tử có

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về trí và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)