Tiểu kết chƣơng

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về trí và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội (Trang 81)

Khổng Tử và Mạnh Tử rất coi trọng đức “Trí”, bởi theo các ông phải có hiểu biết, có trí tuệ con ngƣời mới xác định đƣợc cho mình cách ứng xử đúng đắn với đạo cƣơng thƣờng. “Trí” thể hiện năng lực tƣ duy và ứng xử của con ngƣời. Chính vì vậy, khi nói đến “Trí”, Khổng Tử đồng nhất nó với “tri” nhằm mục đích “tri nhân”, nghĩa là không chỉ là biết ngƣời mà còn phải biết mình, biết thời. Biết mình nhƣ thế nào để giữ mình, tránh điều thái quá, lỗi lầm, bổ sung những điều thiếu sót, hoàn thiện bản thân. Biết thời để xuất xử đúng thời, hành đạo giúp đời. Ngƣời quân tử - hình mẫu lý tƣởng mà nhà Nho xây xựng phải là ngƣời “Trí”. Mặc dù nhân nghĩa là cốt lõi của đạo quân tử, song nếu con ngƣời bị hạn chế về “Trí” thì không thể trở thành ngƣời quân tử đƣợc. Ngƣời quân tử có trí, có trí mới thấy xa hiểu rộng, khi thấy xa hiểu rộng thì có đủ khả năng làm điều thiện, xa rời điều ác. Nếu là ngƣời quân tử cầm quyền, khi đã có trí sáng suốt sẽ biết dùng trí sáng suốt để phân biệt ngƣời trung chính với kẻ ác nhân để có thể tiến cử, tin dùng ngƣời tốt và loại bỏ những kẻ xấu.

“Trí” cùng với Nhân, Nghĩa và Lễ là những phẩm chất đạo đức cơ bản của con ngƣời. Nhƣng nhờ có “Trí” mà con ngƣời mới thực hiện tốt đạo Nhân, Nghĩa, Lễ và điều này làm cho các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trở nên hài hòa, tốt đẹp. Con ngƣời biết ứng xử đúng đắn cho phù hợp với vị trí, vai trò, trách nhiệm và bổn phận của mình. Tức biết ứng xử đạo đức đúng đắn theo “nhân luân” và “ngũ luân”. Các mối quan hệ trong nhân luân, ngũ luân ở thời Khổng - Mạnh là mối quan hệ có tính chất hai chiều, có đi có lại, mang tính nhân bản sâu sắc, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục và đào tạo nhân cách con ngƣời trong xã hôi.Tuy nhiên, trong quan niệm của Nho giáo Khổng – Mạnh về vai trò của “Trí” trong nhận thức các mối quan hệ xã hội, bên cạnh những giá trị tích cực cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định.

77

Trong điều kiện hiện nay, khi mối quan hệ của con ngƣời ngày càng đƣợc mở rộng, khi xã hội đang có những biểu hiện xuống cấp về mặt đạo đức thì tƣ tƣởng về vai trò của “Trí” trong nhận thức các mối quan hệ xã hội của Nho giáo Khổng – Mạnh lại càng có ý nghĩa, góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi ngƣời để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

78

KẾT LUẬN

Nho giáo Khổng - Mạnh là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời ở Trung Quốc thời cổ đại. Học thuyết này lấy nội dung đạo đức làm căn bản để trị nƣớc và quản lý con ngƣời. Để làm điều đó, Nho giáo Khổng – Mạnh đã tập trung lý giải bản tính con ngƣời, từ đó đƣa ra những chủ trƣơng giáo dục con ngƣời theo những chuẩn mực đạo đức bất di bất dịch để giữ cho các quan hệ ngƣời và các quan hệ xã hội đƣợc hài hòa, có trật tự, trong đó “Trí” đóng vai trò quan trọng, đƣợc xem xét trong mối quan hệ của “nhân luân” và “ngũ luân”.

Nho giáo Khổng - Mạnh đã có quan điểm khá rõ về “Trí” – một trong những phạm trù đạo đức quan trọng của học thuyết này. Những nội dung cơ bản của “Trí” đã đƣợc làm rõ từ phƣơng diện nhận thức các quan hệ xã hội. Qua đó cho thấy, mặc dù còn bộc lộ những hạn chế, những hạn chế này do lập trƣờng giai cấp và hoàn cảnh lịch sử xã hội quy định. Nhƣng những tƣ tƣởng đó vẫn có những giá trị nhất định mà ngày nay chúng ta vẫn phải nghiên cứu và kế thừa, nhất là tƣ tƣởng cho rằng con ngƣời phải tu dƣỡng học tập để nâng cao hiểu biết.

Từ việc coi trọng “Trí” đến đề cao giáo dục, Nho giáo Khổng – Mạnh đã để lại cho hậu thế không ít những lời khuyên đầy bổ ích, nếu đƣợc chắt lọc và vận dụng tốt thì có thể góp phần khắc phục sự suy thoái về đức dục và trí dục trong xã hội nói chung và trong các trƣờng học hiện nay của chúng ta nói riêng. Những năm gần đây câu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã thấy xuất hiện trong nhiều trƣờng phổ thông ở nƣớc ta cũng nhằm nhắc nhở chúng ta chú trọng hơn đến việc đào tạo ra những con ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt, nhân cách cao, biết yêu thƣơng ngƣời và sống có trách nhiệm với ngƣời khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng căn dặn: “...chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì đọc các tác phẩm của Lênin” [32, tr. 454].

79

Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nƣớc, những giá trị tích cực của Nho giáo nói chung và Nho giáo Khổng – Mạnh nói riêng, đều có tác dụng thúc đẩy cuộc sống tinh thần của con ngƣời Việt Nam lên một tầm cao mới, ở đó có sự kế thừa biện chứng phạm trù “Trí”. Có thể khẳng định rằng, phạm trù này là vòng khâu trung gian kết nối các giá trị phẩm cách của con ngƣời là Nhân, Nghĩa với các giá trị đƣợc xã hội hóa từ bên ngoài là Lễ và con đƣờng thực hiện đạo chân chính là Chính danh. Thiếu phạm trù này sẽ là một trở ngại lớn trong việc củng cố, duy trì đạo làm ngƣời của con ngƣời Việt Nam trong thời hiện đại.

Nếu Nho giáo Khổng - Mạnh quan niệm “Trí” chủ yếu trên phƣơng diện đạo đức thì ở Việt Nam nó đƣợc hiểu với nội dung phong phú hơn nhiều. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, trí là “có đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phƣơng hƣớng. Biết xem ngƣời, biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc ngƣời tốt, đề phòng ngƣời gian” [33, tr. 252). Trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII, bàn về giáo dục và khoa học công nghệ, Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời cũng chỉ rõ: “Trí là sự sáng suốt minh mẫn trong nhận thức, sự hiểu biết về tự nhiên và xã hội, là trí thông minh, là tài năng sáng tạo; kế thừa và phát triển trí tuệ của dân tộc, tiêu biểu là tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, biết tiếp thu tinh hoa của loài ngƣời mà đỉnh cao là học thuyết Mác – Lênin để vận dụng một cách phù hợp với điều kiện của đất nƣớc” [ Dẫn theo: 17, tr. 19].

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bình (1994), Quan điểm của Nho giáo về các mối quan hệ xã hội và ảnh hưởng của nó tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Triết học, Viện triết học, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Bình (2000), “Quan niệm về Lễ của Nho giáo và những bài học cho chúng ta hôm nay”, Tạp chí triết học (4), tr. 46 – 49.

3. Hoàng Thị Bình (2001), “Nhân, nhân nghĩa, nhân chính trong Luận ngữ và Mạnh Tử”, Tạp chí Triết học (8).

4. Nguyễn Thanh Bình (2005), Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và sự thể hiện của nó ở Việt Nam từ thế kỷ XI – đến nửa đầu thế kỷ XIX, Luận án Tiến sĩ triết học, Trƣờng đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Phan Bội Châu (1998), Khổng học đăng, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

6. Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, Tập 1, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

7. Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, Tập 2, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

8. Doãn Chính, Trƣơng Giới (1994), Giải thích các danh từ triết học sử Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Doãn Chính (2000), “Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con ngƣời”, Tạp chí triết học (3), tr. 39 – 41.

10. Doãn Chính (chủ biên) (2004), Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Doãn Chính (2009), Từ điển triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

81

12. Đoàn Trung Còn (dịch giả) (1950), Luận ngữ, Nxb Trí Đức Tòng Thơ, Sài Gòn.

13. Nguyễn Bá Cƣờng (2002), Quan niệm của Khổng Tử về giáo dục, Luận văn thạc sỹ Triết học, Viện triết học, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Kim Chung (2004), Quân tử - mẫu người toàn thiện trong tác phẩm Luận ngữ, Luận văn thạc sĩ triết học, Viện triết học, Hà Nội.

15. Lý Quốc Chƣơng (2001), Nho gia và nho học, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

16. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Lý Anh Hoa (2001), Trí Tuệ Khổng Tử, Tạ Ngọc Ái, Nguyễn Văn Nghệ, Trƣơng Viết Chi dịch, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội.

19. Trần Đình Hƣợu (2001), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

20. Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

21. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb Văn học, Hà Nội.

22. Phạm Văn Khoái (2004 ), Khổng Phu Tử và Luận ngữ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Sinh Kế (2003), “Phạm trù “Trí” trong thang giá trị của đạo đức Nho giáo thời Tiên Tần”, Tạp chí khoa học chính trị (5), tr. 25 – 28.

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về trí và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội (Trang 81)