Trí là tri trong sự hiểu biết về con ngƣời (trí giả tri nhân)

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về trí và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội (Trang 39)

Trong tƣ tƣởng của Khổng Tử, “Trí” đƣợc hiểu là sự minh mẫn nói chung để phân biệt, đánh giá con ngƣời, sự vật, sự viêc và tình huống, qua đó tự xác định cho mình cách ứng xử cho phải đạo. “Trí” thể hiện năng lực tƣ duy và ứng xử của con ngƣời. Ngƣời Trí tức là ngƣời khôn ngoan, sáng suốt, có năng lực tƣ duy và biết cách ứng xử hợp lễ. Ngƣời Trí phải biết ngƣời (tri nhân). Khi Phàn Trì hỏi về ngƣời trí, Khổng Tử nói: “(Đó là ngƣời) biết ngƣời” (Tử viết:“Tri nhân” – Luận Ngữ. Nhan Uyên) [20, tr. 493]. Phàn Trì chƣa hiểu rõ, Khổng Tử bảo: “Cất nhắc ngƣời ngay thẳng và gạt bỏ những kẻ cong vạy thì có thể khiến kẻ cong vạy trở nên ngay thẳng” (Cử trực thố chư uổng năng sử uổng giả trực - Luận Ngữ. Nhan Uyên) [20, tr. 493]. Có lần Tể Ngã, một môn đệ của Khổng Tử quan niệm ngƣời có đức phải sẵn sàng xả thân cứu ngƣời hoạn nạn, hỏi: “Ngƣời nhân gặp một ngƣời tới báo cho biết trong giếng có ngƣời ngã xuống, có nhảy xuống theo không?”. Khổng Tử bảo: “Sao lại làm nhƣ vậy? Ngƣời quân tử chết không sao, nhƣng chớ để ngƣời dẫn dụ hãm hại, có thể bị lừa gạt vì đúng lý, nhƣng không thể tỏ ra ngu muội” (Tể Ngã vấn viết: “Nhân giả, tuy cáo chi viết: tỉnh hữu nhân yên, kỳ tùng chi dã?”. Tử viết: “Hà vi kỳ nhiên dã? Quân tử khả thể dã, bất khả hãm dã, khả khi dã, bất khả vong dã” – Luận ngữ.Ung Dã) [20, tr. 336 - 337].

Trong mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, theo Khổng Tử ngƣời trí là ngƣời có năng lực “tri nhân”, tức là phải biết ngƣời, hiểu biết về tính cách, sở thích, năng lực, vị trí của từng ngƣời để có cách ứng xử phù hợp. Biết ngƣời để yêu và ghét một cách chính đáng, biết ngƣời để có những ứng xử phù hợp trong từng mối quan hệ cụ thể. Biết ngƣời lại là cơ sở để đánh giá về ngƣời

35

trí. Khổng Tử nói rằng: “Với ngƣời đáng nói mà không chịu mở miệng là để mất ngƣời. Với ngƣời không đáng nói mà cứ lem lém cái miệng là phí mất lời. Ngƣời trí (sáng suốt) không để mất ngƣời, cũng chẳng phí mất lời” (Khả dữ ngôn nhi bất dữ chi ngôn: thất nhân. Bất khả dữ ngôn nhi dữ chi ngôn: thất ngôn. Trí giả bất thất nhân, diệc bất thất ngôn – Luận ngữ. Vệ Linh Công) [20, tr. 569].

Khổng Tử rất khách quan khi xem xét, đánh giá ngƣời khác. Ông không dựa vào số đông mà lấy thiện và ác làm tiêu chí để phân biệt ngƣời. Khi Tử Cống hỏi ông: “Đƣợc ngƣời trong làng ƣa thích, ngƣời đó thế nào? Khổng Tử đáp: “Chƣa đƣợc”. Tử Cống lại hỏi: “Ngƣời trong làng đều ghét bỏ thì sao? Khổng Tử nói: “Chƣa đƣợc. Chẳng bằng đƣợc những ngƣời thiện trong làng ƣa thích, và những kẻ bất thiện ghét bỏ” (Tử Cống vấn viết: “Hương nhân giai hiếu chi, hà như? Tử viết: “Vị khả dã”. Hương nhân giao ố chi, hà như? Tử viết: “Vị khả dã. Bất như hương nhân chi thiện giả hiếu chi, kỳ bất thiện giả ố chi”- Luận ngữ. Tử Lộ) [20, tr. 519 - 520]. Khi xem xét, đánh giá ngƣời khác, ngoài sự phán đoán qua dƣ luận, Khổng Tử cho rằng còn phải dựa vào cách cƣ xử của ngƣời ta nữa. Ông nói: “Trƣớc kia, ta xét ngƣời cứ nghe lời nói mà tin ngay vào cách cƣ xử. Nay xét ngƣời, ta nghe lời nói là xem cách cƣ xử” (Thủy ô ư nhân dã, thính kỳ ngôn nhi tín kỳ hạnh; kim ngô ư nhân dã, thính kỳ ngôn nhi quan kỳ hạnh – Luận ngữ. Công Dã Tràng) [20, tr . 295].

Đối với từng hạng ngƣời cũng cần phải biết họ nhƣ thế nào, biết để có cách ứng xử phù hợp với họ: “Ngƣời hăng hái mà chán ghét cảnh nghèo khó ắt gây loạn vậy. Biết ngƣời đó là bất nhân, mà ghét bỏ quá đáng là xúi ngƣời ta gây loạn vậy” (Hiếu dũng, tật bần, loạn dã. Nhân nhi bất nhâ, tật chi dĩ thậm loạn dã – Luận ngữ. Thái Bá) [20, tr. 384]. Ngƣời hiếu dũng là ngƣời ƣa thích dũng cảm, sẵn sàng hành động không quản ngại khó khăn. Đó là ngƣời có tính hăng hái, thƣờng là ngƣời tốt, nhƣng nếu không chịu nổi cảnh nghèo

36

khó thì thƣờng làm bậy. Còn đối với kẻ bất nhân ai cũng ghét, nhƣng không nên đẩy ngƣời vào đƣờng cùng. Bởi vì, con ngƣời nếu bị dồn vào bƣớc đƣờng cũng có thể nảy sinh những suy nghĩ hành động tiêu cực, điều đó càng dễ xảy ra với kẻ bất nhân. Ngay cả khi xem xét lỗi lầm của ngƣời khác cũng phải cân nhắc kỹ càng, phân ra từng loại chứ không đƣợc đánh đồng nhƣ nhau. Ông nói: “Lỗi của ngƣời ta đều thuộc từng hạng. Xem xét lỗi của một ngƣời biết đƣợc lòng nhân ra sao” (Nhân chi quá dã, các ư kỳ đảng. Quan quá, tư tri nhân hĩ – Luận ngữ. Lý Nhân) [20, tr. 271]. Cho nên, nếu biết cách xem xét, phân loại động cơ vi phạm lỗi lầm cũng có thể biết đƣợc đâu là ngƣời nhân, đâu là kẻ bất nhân. Vì có những ngƣời cùng vi phạm một lỗi nhƣng động cơ phạm lỗi lại khác nhau. Tƣ tƣởng trên của Khổng Tử cho thấy, Khổng Tử rất cẩn trọng và lý trí khi xem xét và ứng xử với ngƣời khác.

Trong xã hội, mỗi ngƣời ở những địa vị khác nhau cũng cần phải biết mình, biết ngƣời để có ứng xử cho phù hợp. Chẳng hạn, vua phải biết mình là vua để lấy lễ mà sai khiến bề tôi, bề tôi phải biết mình là bề tôi để lấy lòng trung mà thờ vua. Về điều này, Khổng Tử cũng đã luận giải cho vua Lỗ Định Công. Khi vua Lỗ Định Công hỏi Khổng Tử: “Vua sai khiến bề tôi, bề tôi thờ vua, nên nhƣ thế nào?”. Khổng Tử đáp rằng: “Vua lấy lễ sai khiến bề tôi, bề tôi lấy lòng trung để thờ vua” (Định Công vấn: “Quân sử thần, thần sự quân, như chi hà?”. Khổng Tử đối viết: “Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung” – Luận ngữ. Bát Dật) [20, tr. 255]. Trong tƣ tƣởng của Khổng Tử, làm bề tôi phải trung thành với vua. Tuy nhiên, Khổng Tử cũng nhấn mạnh rằng thờ vua cũng phải biết vua, biết cách, không phải là cứ một lòng một dạ nghe lời, không khéo lại mang tiếng là ngu trung. Đối với ngƣời cầm quyền, cần phải biết ngƣời để dùng ngƣời, không dùng kẻ nịnh hót, kẻ nịnh hót có hại. Nhƣ khi Nhan Hồi hỏi về cách trị nƣớc, Khổng Tử nói rằng: “Nên theo thời lịch nhà Hạ, ngồi xe nhà Ân, đội mũ miện nhà Chu, âm nhạc là nhạc Thiều Vũ, dứt bỏ tiếng ca nƣớc Trịnh, xa lánh ngƣời nịnh. Tiếng ca nƣớc Trịnh dâm

37

đãng, ngƣời nịnh có hại” (Nhan Uyên vấn vi bang, Tử viết: “Hành hạ chi thời, thừa Ân chi lộ, phục Chu chi miện, nhạc tắc Thiều Vũ, phóng Trịnh thanh, viễn nịnh nhân. Trịnh thanh dâm, nịnh nhân đãi” – Luận ngữ. Vệ Linh Công) [20, tr. 571]. Đối với kẻ có tính tham lam, Khổng Tử nói: “Kẻ hàn hạ có thể cùng ta thờ vua đƣợc chăng? Điều gì chƣa chiếm đƣợc, hắn chỉ lo sao cho đƣợc. Đã đƣợc rồi lại sợ rằng để mất. Nếu đã sợ để mất, việc gì mà chẳng dám làm” (Bỉ phu khả dữ sự quân dã dư tai? Kỳ vị đắc chi dã, hoạn đắc chi. Kí đắc chi, hoạn thất chi. Cẩu hoạn thất chi, vô sở bất chí hĩ – Luận ngữ. Dương Hóa) [20, tr. 627]. Vì vậy, không thể giao chức vụ cho những kẻ nịnh hót, tham lam đƣợc. Đối với những hạng ngƣời hèn hạ đó, Khổng Tử cho rằng cần phải gạt bỏ họ, song không phải gạt bỏ một cách trực diện, mà dùng trí để cảm hóa những kẻ cong vạy trở nên ngay thẳng.

“Tri nhân” trong tƣ tƣởng của Khổng Tử không chỉ hạn hẹp ở hiểu biết về ngƣời khác, mà phải tự biết mình, bởi vì việc nhìn nhận, đánh giá ngƣời khác còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan, mang tính phiến diện và còn xuất phát từ yếu tố tâm lý nữa. Chính vì vậy, Khổng Tử đã tỏ ra rất thận trọng trong quan hệ với ngƣời, và để thay thế cho yếu tố tâm lý yêu ghét cảm tính Khổng Tử đã đồng nhất giữa “trí” và “tri”, tức là dựa vào lý trí để xem xét, đánh giá con ngƣời.

Ngƣời trí xét trong sự đồng nhất với “tri nhân” không chỉ là biết ngƣời mà còn phải biết mình. Biết mình nhƣ thế nào để giữ mình và cũng là để tránh những điều thái quá, bất cập. Khổng Tử nói rằng: “Ngƣời quân tử có ba điều phải răn ngừa: Lúc còn trẻ, khí huyết chƣa ổn định, cần ngăn ngừa về nữ sắc. Tới khi tráng niên, khí huyết đang mạnh, cần ngăn ngừa về ham tranh đấu. Tới lúc già, khí huyết đã suy, cần ngăn ngừa về ham đƣợc hơn ngƣời” (Quân tử hữu tam giới: thiếu chi thời, huyết khí vị định, giới chi tại sắc; cập kỳ tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kỳ lão dã, huyết khí kí suy, giới chi tại đắc – Luận ngữ. Qúy Thị) [20, tr. 603]. Biết mình để xem xét bản

38

thân có còn những thiếu sót nhƣ ngƣời không hiền không, để hoàn thiện bản thân: “Thấy ngƣời hiền, nghĩ cách làm sao cho bằng ngƣời ta. Thấy ngƣời không hiền, hãy xem xét lại bản thân” (Kiến hiền, tư tề yên. Kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã – Luận ngữ. Lý Nhân) [20, tr. 279]. Khổng tử đòi hỏi ở bản thân mỗi ngƣời phải biết mình là ai, đang nắm giữ cƣơng vị gì, và chỉ khi xác định rõ điều đó thì mới hoàn thành tốt đƣợc công việc mà vị trí đó đòi hỏi. Ngay cả đối với vua, ngƣời đứng đầu quản lý đất nƣớc, vua không chỉ biết dùng ngƣời, biết yêu thƣơng dân, biết lấy lễ mà sai khiến bề tôi, mà vua còn phải biết mình, biết mình là vua thì cần phải có phẩm chất năng lực gì để hoàn thành tốt chức phận của mình.

Trong tƣ tƣởng của Khổng Tử, ngƣời trí là ngƣời có năng lực “tri nhân”. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, ngƣời trí xét theo văn cảnh “tri nhân” trong tƣ tƣởng của Khổng Tử không chỉ là biết ngƣời, biết mình mà còn phải biết thời. Biết thời để xuất xử đúng thời, hành đạo giúp đời. Biết thời thế để giúp vua, giúp nƣớc, biết ra làm quan lúc nào ở ẩn lúc nào. Khổng Tử khen ngợi Sử Ngƣ và Cừ Bá Ngọc là ngƣời biết thời thế, xứng tầm với bậc quân tử: “Ngay thẳng thay ông Sử Ngƣ! Lúc nƣớc yên trị, ông giữ một mực thẳng thắn, lúc nƣớc vô đạo, ông cũng giữ thẳng thắn. Quân tử thay là Cừ Bá Ngọc! Lúc nƣớc yên trị ông ra làm quan, lúc nƣớc vô đạo, ông lui về ẩn dật, giữ vẹn thanh danh” (Trực tai Sử Ngư!Bang hữu đạo như thỉ, bang vô đạo như thỉ. Quân tử tai Cừ Bá Ngọc! Bang hữu đạo tắc sĩ, bang vô đạo tắc khả quyến nhi hoài chi – Luận ngữ. Vệ Linh Công) [20, tr. 568]. Khổng Tử cũng khen Ninh Vũ Tử là ngƣời trí. Ninh Vũ Tử làm quan đại phu nƣớc Vệ, giúp hai đời vua là Vệ Văn Công và Vệ Thành Công. Đời vua Văn Công yên trị, đời vua Thành Công sinh biến, ông giúp vua, giúp nƣớc yên ổn. Ngƣời nhƣ vậy đƣợc Khổng Tử khen là ngƣời trí. Khổng Tử nói: “Ninh Vũ Tử, gặp lúc yên trị đƣợc tiếng là ngƣời trí, lúc nƣớc loạn mang tiếng là ngƣời ngu. Chỗ trí của ông còn có ngƣời theo kịp, chỗ ngu của ông chẳng ai theo nổi” (Ninh Vũ Tử,

39

bang hữu đạo tắc tri, bang vô đạo tắc ngu. Kỳ trí khả tập dã, kỳ ngu bất khả cập dã – Luận ngữ. Công Dã Tràng) [20, tr. 307].

Giống với quan niệm trên của Khổng Tử, khi bàn về một nhân vật lịch sử là Bá Lý Hề, một hình mẫu của bậc trí giả thời loạn, Mạnh tử đã nói: “[Bá Lý Hề] biết rằng Ngu công là ngƣời không thể can ngăn, ông bỏ sang nƣớc Tần, lúc đó đã bảy mƣơi tuổi rồi. Từng ấy tuổi mà không hiểu rằng dựa vào việc nuôi bò để tiến thân với Tần Mục công là ô nhục, sao đáng gọ là ngƣời trí? Với ngƣời không thể khuyên can, nên không khuyên can, có thể bảo là bất trí đƣợc chăng? Biết rằng Ngu công sắp mất, mà bỏ đi từ trƣớc, không thể bảo là bất trí vậy. Lúc đƣợc cất nhắc ở nƣớc Tần, biết rằng Mục công là ngƣời có thể cùng làm việc, nên làm tƣớng giúp cho, có thể bảo là bất trí đƣợc chăng? Làm tƣớng nƣớc Tần, khiến cho vua hiển danh trong thiên hạ, lƣu truyền tới đời sau, kẻ kém tài năng có thể làm đƣợc sao?” (Tri Ngu công chi bất khả gián, nhi khứ chi Tần, niên dĩ thất thập hỹ. Tằng bất tri dĩ tự ngưu can Tần Mục công chi vi ô dã, khả vị trí hồ? Bất khả gián nhi bất gián, khả vị bất trí hồ? Tri ngu công chi tương vong, nhi tiên khứ chi, bất khả vị bất trí dã. Thời cử ư Tần, tri Mục công chi khả dữ hữu hành dã, nhi tướng chi, khả vị bất trí hồ? Tướng Tần nhi hiển kỳ quân ư thiên hạ, khả truyền ư hậu thế, bất hiền nhi năng chi hồ? – Mạnh Tử. Vạn Chương, Chương Cú Thượng ) [20, tr. 1147].

Đƣợc coi là bậc “thánh trí” và là thầy của ba nghìn học trò, Khổng Tử rất biết học trò, hiểu học trò vì vậy trong dạy học ông đã thực hiện nguyên tắc “tùy đối tƣợng mà dạy”. Đối tƣợng dạy học của Khổng Tử rất đa dạng, có ngƣời nhiều tuổi, có ngƣời ít tuổi, có ngƣời quyền quý, có ngƣời bần hàn, nhiều ngƣời có tính cách và năng lực khác nhau. Biết đối tƣợng dạy học của mình đa dạng nhƣ vậy cho nên Khổng Tử rất chú ý đến những biện pháp giáo dục thích hợp cho từng đối tƣợng. Chẳng hạn, đối với ngƣời chất phát, ít học, không nên dạy họ phần hình nhi thƣợng (vì đó là những cái cao xa, khó hiểu):

40

“Đối với những ngƣời từ bậc trung trở lên, có thể dạy bảo phần hình nhi thƣợng; đối với những ngƣời từ bậc trung trở xuống, không thể dạy bảo phần hình nhi thƣợng vậy” (Trung nhân dĩ thượng, khả dĩ ngữ thượng, trung nhân dĩ hạ, bất khả dữ ngứ thượng dã – Luận ngữ. Ung dã) [20, tr. 333]. Hay, đối với đức “nhân”, Khổng Tử đã tùy từng học trò mà có cách trả lời khác nhau. Nhan Hồi là học trò thông minh, lanh lợi, đạo đức tốt nhƣng lập trƣờng “lễ” chƣa vững vàng, câu hỏi về “nhân” đƣợc Khổng Tử trả lời: “Dẹp bỏ tƣ dục, trở về với lễ là phát huy điều nhân” (Khắc kỷ, phục lễ vi nhân – Luận ngữ. Thuật Nhi) [20, tr. 471]. Phàn Trì là học trò thích hỏi han, ham hiểu biết nhƣng không nắm đƣợc cốt lõi của vấn đề nên hỏi về “nhân”, Khổng Tử trả lời là: “yêu ngƣời” (ái nhân). Tƣ Mã Ngƣu là học trò lắm lời, nóng tính, khi hỏi về “nhân”, đƣợc Khổng Tử trả lời là: “Ngƣời nhân nói năng dè dặt” (Nhân giả kỳ ngôn dã nhận – Luận ngữ. Thuật Nhi) [20, tr. 474]. Tử Cống là ngƣời có tài biện thuyết, đƣợc khen là ngƣời hiểu ý thầy, Tử Cống hỏi về đức nhân, Khổng Tử nói: “...muốn gây dựng điều gì cho mình điều gì, cũng gây dựng cho ngƣời điều đó, muốn mình thông đạt ra sao cũng khiến ngƣời đƣợc thông đạt nhƣ vậy. Khéo lấy bản thân mình làm mục tiêu so sánh (để hiểu lòng ngƣời) khá gọi là phƣơng pháp tốt để thực hiện điều nhân vậy” (phù nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân. Năng cận thủ thí, khả vị nhân chi phương dã dĩ – Luận ngữ. Ung Dã) [20, tr. 340 - 341]. Qua việc Khổng Tử trả lời học trò về “nhân” cho thấy, Khổng Tử là ngƣời rất có khả năng “tri nhân”. Khổng Tử đã căn cứ vào chỗ thiếu sót, hạn chế của từng học trò mà có lời răn dạy.

Đối với mỗi học trò, Khổng Tử cũng hiểu rất rõ sở thích, tính cách, năng lực của từng ngƣời nên Khổng Tử biết ngƣời nào có thể dùng vào việc gì, giữ chức vụ gì thì phù hợp. Nhƣ, Tử Lộ nổi tiếng là ngƣời hữu dũng nên Khổng Tử khẳng định có thể giao cho việc điều khiển binh lính. Tử Hữu nổi tiếng là ngƣời tài nghệ nên Khổng Tử cho rằng, Tử Hữu có thể làm quan ở ấp

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về trí và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)