Trí trong mối quan hệ mật thiết với một số phạm trù đạo đức khác trong tứ đức: Nhân, Nghĩa và Lễ

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về trí và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội (Trang 56)

khác trong tứ đức: Nhân, Nghĩa và Lễ

Ở trên chúng tôi đã phân tích mối quan hệ của "Trí" trong hệ thống tam phẩm của ngƣời quân tử là Nhân, Trí và Dũng. Ba đạt đức ấy luôn bổ sung cho nhau, tạo nên điều kiện cần để ngƣời quân tử hành đạo (tức trị nƣớc). Để phân tích một cách thấu đáo và đầy đủ hơn về “Trí”, thiết nghĩ cần phải tiếp tục xem xét mối quan hệ của nó với một số phạm trù đạo đức khác mà Nho giáo xem nó nhƣ những chuẩn mực đạo đức bất di bất dịch. Trong phần này, chúng tôi chỉ xem xét mối quan hệ của "Trí" với ba phạm trù Nhân, Nghĩa và Lễ theo hệ thống tứ đức của Mạnh Tử.

Khi đề cập đến đạo đức ứng xử, cả Khổng Tử và Mạnh Tử đều nói đến "Tín" nhƣ một điều kiện ràng buộc, mang tính đối đãi về tình bằng hữu với nhau. Tuy nhiên, khi nêu đạo đức của con ngƣời, Mạnh Kha chỉ nhấn mạnh tứ đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí), bởi lẽ theo ông, tứ đức là kết quả của quá trình tu dƣỡng, học tập của con ngƣời, làm cho tứ đoan phát huy trong sự phối hợp chặt chẽ với tính thiện trời phú, hay còn gọi là quá trình "tồn tâm dƣỡng tính". Do đó, khi con ngƣời có tứ đức thì đức "Tín" là lẽ đƣơng nhiên, không cần phải bàn luận thêm.

52

*Mối quan hệ mật thiết giữa “Trí” và “Nhân”

Trong quan niệm của Khổng Tử, “Trí” và “Nhân” có mối quan hệ chặt chẽ. Có “Trí” để hƣớng đến “Nhân”, có “Nhân” cần phải có “Trí”. Nếu “Trí” là biết ngƣời thì “Nhân” là yêu ngƣời. Ngƣời “Nhân” phải là ngƣời có “Trí”. Trí tuệ sáng suốt mới có thể hiểu đƣợc đạo lý, xét đoán đƣợc sự việc, phân biệt đƣợc chính tà, thi hành đƣợc điều “Nhân”. Nếu không sáng suốt thì chẳng giúp đƣợc ngƣời mà có khi còn hại đến mình. Có lần Tể Ngã, môn đệ của Khổng Tử hỏi ngài rằng: “Ngƣời nhân gặp một ngƣời tới bảo cho biết trong giếng có ngƣời ngã xuống, có nhảy xuống theo không?. Khổng Tử bảo: “Sao lại làm nhƣ vậy? Ngƣời quân tử chết không sao, nhƣng chớ để ngƣời dẫn dụ hãm hại, có thể bị lừa gạt vì đúng lý, nhƣng không thể tỏ ra ngu muội” (Tể Ngã vấn viết: “Nhân giả, tuy cáo chi viết: tỉnh hữu nhân uyên, kỳ tùng chi dã?”. Tử viết: “Hà vi kỳ nhiên dã? Quân tử khả thệ dã, bất khả hãm dã, khả khi dã, bất khả võng dã”- Luận ngữ. Ung Dã) [20, tr. 336 - 337]. Ngƣời nhân có lòng thƣơng ngƣời, sẵn sàng cứu giúp ngƣời nhƣng có khi vì lòng thƣơng ngƣời mà hại đến bản thân. Vì thế, có lòng thƣơng ngƣời, muốn cứu giúp ngƣời nhƣng cũng cần phải có trí, tức là phải có sự sáng suốt, có phƣơng pháp mới cứu đƣợc ngƣời. Theo Khổng Tử, nếu có ngƣời ngã xuống giếng thì phải đứng trên giếng mà tìm cách cứu ngƣời ta, nếu mình cũng nhảy theo xuống giếng thì mình với ngƣời đều chết cả, không thể cứu đƣợc ngƣời nữa. Ngƣời nhân không hành động nhƣ vậy. Trong trƣờng hợp này ngƣời nhân sẽ tìm cách cứu ngƣời, chứ không nhảy xuống giếng chết một cách vô ích. Ngƣời có “Nhân” mà có cả “Trí” sẽ biết phân biệt đƣợc ngƣời hay, kẻ dở, yêu ghét dựa trên chuẩn mực của nhân, yêu ngƣời trung thực, khoan dung, ghét kẻ xu nịnh, gian dối. Khổng Tử nói rằng: “Chỉ có ngƣời nhân mới biết yêu ngƣời, ghét ngƣời một cách chính đáng” (Duy nhân giản năng hiếu nhân, năng ố nhân – Luận ngữ. Lý Nhân) [20, tr. 267]. Cái yêu, cái ghét của ngƣời nhân đều chính đáng cả. Yêu và ghét ở đây dựa trên tiêu chuẩn của Nhân, chứ không nhƣ thói

53

thƣờng của ngƣời đời, yêu ghét dựa vào tình cảm riêng tƣ mang tính chất cảm tính, chủ quan hoặc dựa vào điều lợi (có lợi thì yêu, không có lợi thì ghét).

Ngƣời “Trí” luôn hƣớng tới điều “Nhân”: “Xóm làng lấy nhân hậu làm tốt đẹp. Chọn nhà để ở mà không quan tâm tới điều nhân, sao gọi là có trí?”

(Lý nhâ vi mỹ. Trạch bất xử nhân, yên đắc trí? - Luận ngữ. Lý Nhân ) [20, tr. 266]. Ngƣời trí, ngay cả khi chọn nhà ở cũng chọn nơi mà con ngƣời nhân hậu, xóm làng hòa thuận, nơi mà con ngƣời coi điều nhân là cốt yếu chứ không chú trọng đến hƣớng nhà, hoặc nơi gần chợ, gần sông. Tiếp nối mạch nguồn của Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng: “Ôi, nhân là tƣớc vị cao quý của trời ban cho, là căn nhà yên ổn cho ngƣời cƣ ngụ vậy. Không ai ngăn cản, mà cứ ăn ở bất nhân, là kẻ bất trí vậy” (Phù nhân, thiên chi tôn tước dã, nhân chi an trạch dã. Mạc chi ngữ nhi bất nhân, thị bất tí dãr – Mạnh Tử. Công Tôn Sửu, Chương Cú Thượng) [20, tr. 864].

Ngƣời "Nhân" có "Trí" để an vui với điều “Nhân”, và ngƣợc lại, ngƣời "Trí" biết lợi dụng lòng nhân để đem lại lợi ích cho mọi ngƣời. Ngƣời có "Nhân" luôn biết yêu ngƣời, yêu đời, lòng dạ luôn thanh thản. Cho nên, ngƣời “Nhân” an vui với điều nhân. Trái lại, ngƣời thiếu lòng “Nhân” không thể giữ lòng thanh thản, nên cũng không thể cam chịu cảnh nghèo túng lâu dài, cũng không biết tiết chế dục vọng, từ đó mà khó tránh khỏi những cám dỗ vật chất. Ngƣời “Trí” biết giữ lòng ngay thẳng và thanh thản, biết tiết chế dục vọng, biết mình, biết ngƣời, biết thời nên khéo biết lợi dụng lòng nhân để đem lại lợi ích cho mọi ngƣời: “Ngƣời nhân an vui với điều nhân, ngƣời trí lợi dụng điều nhân” (Nhân giả an nhân, trí giả lợi nhân – Luận ngữ. Lý Nhân) [20, tr. 267].

Tóm lại, "Trí" và "Nhân" có mối quan hệ mất thiết với nhau. Ngƣời có “Nhân” ắt có “Trí”, “Nhân” bao gồm “Trí” nhƣng không phải ngƣợc lại, bởi lẽ trí còn có phƣơng diện tiêu cực là "trí xảo", tức trí của kẻ tiểu nhân hám lợi. Trong đạo trị nƣớc thì ngƣời “Trí” phải là ngƣời có “Nhân” mới thành công.

54

Nếu có đủ “Trí” để hiểu đạo trị dân theo thánh hiền nhƣng chẳng đủ lòng “Nhân” để giữ gìn nó thì cái đạo ấy cũng mất đi. Đúng nhƣ Khổng Tử nói: “Có trí sáng suốt để hiểu mọi lẽ, mà lòng nhân không giữ nổi, thì dù có đạt đƣợc điều gì cũng để mất thôi” (Trí cập chi, nhân bất năng thủ chi, tuy đắc

chi tất thất chi – Luận ngữ. Vệ Linh Công) [20, tr. 584].

* Mối quan hệ giữa “Trí” và “Nghĩa”

“Nghĩa” là một trong những phạm trù đạo đức cơ bản của học thuyết Nho giáo Khổng – Mạnh. Cùng với các phạm trù đạo đức đó, “Nghĩa” có vai trò rất quan trọng, đƣợc xem là công cụ để củng cố, duy trì địa vị của các giai tầng trong xã hội.

Khi đề cập đến “Nghĩa”, Khổng Tử nói rằng: “Ngƣời quân tử rành về điều nghĩa, kẻ tiểu nhân rành về điều lợi” (Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi – Luận ngữ. Lý Nhân) [20, tr. 278]. Nhƣ vậy, Khổng Tử coi "Nghĩa" là phẩm chất cơ bản của ngƣời quân tử, còn lợi là cái thuộc về kẻ tiểu nhân. Do vậy, theo ông, ngƣời quân tử phải hành động vì nghĩa: “Ngƣời quân tử lấy đạo nghĩa làm căn bản, dùng lễ để thi hành, biểu lộ bằng đức khiêm tốn, hoàn thành nhờ chữ tín. Quân tử vậy thay” (Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi, tín dĩ thành chi. Quân tử tai! – Luận ngữ. Vệ Linh Công)

[20, tr. 576]. Mặt khác, Khổng Tử còn gắn liền Dũng với Nghĩa, trong đó Nghĩa chỉ đạo Dũng và Dũng phải phù hợp với Nghĩa. Một môn đệ của ngài là Tử Lộ hỏi rằng: “Ngƣời quân tử chuộng đức dũng không? Khổng Tử nói: “Ngƣời quân tử coi điều nghĩa là trên hết. Quân tử có dũng mà không theo đạo nghĩa thì làm loạn, tiểu nhân có dũng mà không theo đạo nghĩa thì làm trộm cƣớp” (Tử Lộ vấn: “Quân tử thượng dũng hồ?” Tử viết: “Quân tử nghĩa dĩ vi thượng. Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo – Luận ngữ. Dương Hóa) [20, tr. 635]. Với quan niệm đó, Khổng Tử khuyên mọi ngƣời việc gì hợp nghĩa thì làm, không hợp thì bỏ, đừng vì cái lợi riêng mà làm phƣơng hại đến cái lợi chung của cộng

55

đồng. Nhƣ vậy, có thể thấy, trong quan niệm của Khổng Tử, “Nghĩa” là cái hợp với lẽ phải, là đạo lý mà chỉ ngƣời quân tử mới nhận thức đƣợc và làm đƣợc. Bản thân Khổng Tử cũng là một tấm gƣơng vì “Nghĩa”. Suốt đời ông tuyên truyền và phấn đấu cho một xã hội thái bình, thịnh trị, có trật tự kỷ cƣơng.

Kế thừa và phát triển quan niệm của Khổng Tử về Nghĩa, Mạnh Tử cũng cho rằng “Nghĩa” là việc nên làm thì làm, không nên làm thì không làm. Ông nói: “Ngƣời ta ai cũng gặp trƣờng hợp không thèm làm một việc gì (là do lòng tu ố mà ra), nếu biết mở rộng (lòng tu ố) tới những trƣờng hợp có thể làm mà không e thẹn, thì đó là ngƣời chuộng nghĩa vậy” (Nhân giai hữu sở bất vi; đạt chi ư kỳ sở vi, nghĩa dã – Mạnh Tử. Tận Tâm, Chƣơng Cú Hạ) [20, tr. 1365]. Tuy nhiên, cái gì nên làm, cái gì không nên làm thì Mạnh Tử không bàn kỹ, ông cho rằng lòng tu ố (xấu hổ, ghét) là đầu mối của Nghĩa (tu ố chi tâm), tức là những điều con ngƣời thấy xấu hổ khi làm việc đó, coi việc đó là đáng ghét, thì việc đó là phi nghĩa. Nếu nhƣ Khổng Tử đặt “Nhân” cao hơn “Nghĩa”, thì Mạnh Tử đặt “Nghĩa” ngang với đức “Nhân”. Cho nên ta thấy, Mạnh Tử hễ nói đến “Nhân” thì cũng nói đến “Nghĩa”: “Nhân đạo là điều cốt yếu của lòng ngƣời, điều nghĩa là con đƣờng mọi ngƣời phải noi theo. Bỏ con đƣờng lớn mà chẳng noi theo, để thất lạc con tim chẳng biết tìm lại (những kẻ nhƣ thế) thật đáng thƣơng thay!” (Nhân: nhân tâm dã, nghĩa: nhân lộ dã. Xả kỳ lộ nhi phất do, phóng kỳ tâm nhi bất tri cầu, ai tai! – Mạnh Tử. Cáo Tử, Chương Cú Thượng) [20, tr. 1224]. Đề cao “Nghĩa”, Mạnh Tử kêu gọi con ngƣời phải sẵn sàng chết vì “Nghĩa”. Ông nói : “Sống là điều ta ham muốn, nghĩa cũng là điều ta ham muốn; hai điều đó không thể giữ lại cả hai, thì ta bỏ mạng sống để giữ điều nghĩa vậy” (Sinh diệc ngã sở dục dã, nghĩa diệc ngã sở dục dã, nhị giả bất khả đắc kiêm, xả sinh nhi thủ nghĩa giả dã – Mạnh tử . Cáo Tử, Chương Cú Thượng ) [20, tr. 1221]. Do đề cao “Nghĩa” ngang hàng với “Nhân” nên Mạnh Tử khuyên ngƣời ta chỉ nên nói đến những điều nhân

56

nghĩa, coi nhân nghĩa là mục đích của cuộc sống cá nhân, là mục tiêu mà xã hội cần vƣơn tới. Ông nói: “Kẻ làm tôi ôm ấp nhân nghĩa để thờ vua, kẻ làm con ôm ấp nhân nghĩa để thờ cha, kẻ làm em ôm ấp nhân nghĩa để thờ anh. Thế là, vua tôi, cha con, anh em đều bỏ hết mối lợi, chỉ ôm ấp nhân nghĩa để giao tiếp với nhau. Vậy mà đất nƣớc không hƣng vƣợng là chuyện chƣa từng có vậy” (Vị nhân thần giả hoài nhân nghĩa dĩ sự kỳ huynh. Thị quân thần, phu tử, huynh đệ, khử lợi, hoài nhân nghĩa dĩ tương tiếp dã. Nhiên nhi bất vượng giả, vị chi hữu dã – Mạnh Tử. Cáo Tử, Chương Cú Thượng) [20, tr. 1250]. Chính đề cao “Nghĩa” nên Mạnh Tử đã đặt “Nghĩa” và lợi trong quan hệ đối lập. Khi ông qua nƣớc Lƣơng, Lƣơng Huệ Vƣơng hỏi, ông có cách gì đem lại cái lợi cho đất nƣớc tôi không ? Ông trả lời rằng: “Nhà vua hà tất nói tới lợi, chỉ nên nói tới nhân nghĩa mà thôi! Nếu đặt Nghĩa ra sau, đặt lợi lên trƣớc, ắt là rắp tâm chiếm đoạt, không biết thế nào là vừa lòng. Chƣa hề có chuyện ngƣời nhân bỏ rơi ngƣời thân, ngƣời nghĩa trễ nải việc vua bao giờ. [Vậy nên] nhà vua chỉ nên nói tới nhân nghĩa, hà tất phải nói tới lợi” (Vương hà tất viết lợi, diệc hữu nhân nghĩa nhi dĩ hĩ. Cẩu vi hậu nghĩa nhi tiên lợi, bất đoạt bất yếm! Vị hữu nhân nhi di kỳ than giả dã. Vương diệc viết nhân nghĩa nhi dĩ hĩ. Hà tất viết lợi? – Mạnh Tử. Lương Huệ Vương, Chương Cú Thượng) [20, tr. 712]. Có thể nói, Mạnh Tử là ngƣời đầu tiên thiết lập cụm từ “Nhân nghĩa”, đồng thời luận chứng cho nó nhƣ một phạm trù đạo đức Nho giáo căn bản.

Tóm lại, “Nghĩa” theo quan niệm của Khổng – Mạnh là cái thuộc về lẽ phải, là trách nhiệm của cá nhân đối với ngƣời khác và đối với công việc chung. Nhƣng để thực hiện điều “Nghĩa” đòi hỏi con ngƣời phải có hiểu biết, có năng lực tƣ duy, tức là phải có “Trí”. Nếu không có “Trí”, con ngƣời sẽ không biết làm những việc nghĩa, không biết giúp dân, giúp nƣớc. Không có “Trí”, con ngƣời sẽ chỉ nghĩ đến lợi ích của cá nhân mà không quan tâm đến lợi ích cuả ngƣời khác, của tập thể, của xã hội, sẽ luôn đặt lợi ích của cá nhân

57

lên trên hết, trƣớc hết. Chính vì vậy, Khổng Tử yêu cầu thấy lợi phải nghĩ đến nghĩa (kiến đắc tƣ nghĩa).

* Mối quan hệ mật thiết giữa “Trí” và “Lễ”

Trƣớc Khổng Tử, kể từ thời Chu Công, “Lễ” có hai nghĩa: nghĩa cũ là

tế lễ có tính chất tôn giáo, nghĩa mới là pháp điển phong kiến do Chu Công chế định, có tính chất chính trị, để duy trì trật tự xã hội. Sau dùng rộng ra ý nghĩa của “Lễ” chỉ cả phong tục, tập quán. Sau này, cũng vì mục đích bảo vệ chế độ tông pháp nhà Chu và để ổn định trật tự xã hội mà Khổng Tử tuyên bố “Ngô tòng Chu”. Dần dần, trong quá trình nhận thức, ông đã nhận ra đƣợc ý nghĩa đạo đức và văn hóa của “Lễ”. “Lễ” đƣợc coi là tiêu chuẩn để đánh giá con ngƣời đối xử với nhau có yêu quý và tôn trọng nhau hay không. Coi “Lễ” là gốc của nhân, biểu hiện thái độ của “Lễ” là ở kính, ở lòng chí thành, ông đã ví “Lễ” cao đẹp nhƣ ngọc lụa, nhƣ chiêng, trống. Khắc kỷ phục lễ chính là để con ngƣời tự rèn luyện các phẩm chất đạo đức nhƣ cung, khiêm, dũng, trực,v.v, để trở thành con ngƣời có nhân cách tốt trong xã hội. “Lễ” đã trở thành những quy phạm bắt buộc, là tiêu chuẩn phổ biến của xã hội để điều chỉnh hành vi của con ngƣời. Nó không chỉ là phong tục, tập quán của lễ giáo cổ đơn thuần, mà còn là điển chƣơng, là pháp luật, nếp sống, v.v, mang ý nghĩa đạo đức – văn hóa rộng lớn.

Mạnh tử cũng rất coi trọng và đề cao “Lễ”. Ông chỉ rõ thực chất của “Lễ”: là hình thức biểu hiện của nhân nghĩa, là hình thức biểu hiện của thực hành đạo làm ngƣời của Nho giáo theo những bậc khác nhau (5 bậc) ứng với Ngũ luận. Cùng với tứ đoan, ông chỉ rõ nguồn gốc của “Lễ” ở trong bản tính con ngƣời, đó là lòng từ nhƣợng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy, theo quan niệm của Khổng – Mạnh, “Lễ” là quy tắc đạo đức cơ bản, là yêu cầu có tính bắt buộc đối với mọi hành vi ứng xử của con ngƣời trong các mối quan hệ xã hội. “Lễ” chính là hình thức thể hiện nề nếp, trật tự, kỷ cƣơng, đẳng cấp của con ngƣời trong xã hội. Khổng Tử nói rằng: “Chẳng

58

biết lễ không lấy gì để lập thân” (Bất tri lễ vô dĩ lập dã – Luận ngữ. Qúy Thị) [20, tr. 690]. Do vây, có “Trí” con ngƣời mới hành động và ứng xử đúng “Lễ”, mới biết những gì trái lễ không nghe, trái lễ không nhìn, trái lễ không nói, trái lễ không làm: “Những điều trái lễ chớ để mắt nhìn tới, điều trái lễ chớ để vào tai, điều trái lễ chớ nói tới, điều trái lễ chớ động tới” (Phi lễ vật thị,phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động – Luận ngữ. Nhan Uyên) [20, tr. 472]. Mọi hành động vƣợt quá “Lễ” đều không đúng và không tốt vì “cung kính mà thiếu lễ thì khó nhọc, cẩn thận mà thiếu lễ thì nhút nhát, cƣơng dũng mà thiếu lễ thì loạn, thẳng thắn mà thiếu lễ thì nóng gắt” (Cung nhi vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỉ. Dũng nhi vô lễ tắc loạn, trực nhi vô lễ tắc giảo – Luận ngữ. Thái Bá) [20, tr. 375]. Riêng đối với những ngƣời cai trị đất nƣớc, có “Nhân”, có “Trí” nhƣng cũng phải biết sai khiến, cai trị dân chúng hợp “Lễ”, có nhƣ vậy việc chính trị mới tốt đẹp, hoàn hảo. Nhƣ Khổng Tử nói:

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về trí và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội (Trang 56)