Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn tại phòng giao dịch Bạch Mai chi nhánh Đông Đô

Một phần của tài liệu Thực trạng và Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu phòng giao dịch Bạch Mai-chi nhánh Đông Đô (Trang 83)

vay vốn tại phòng giao dịch Bạch Mai- chi nhánh Đông Đô

2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác thẩm định

Việc nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác thẩm định có ý nghĩa chiến lược đối với mục tiêu phát triển lâu dài của ngân hàng. Nâng cao

nhận thức không chỉ đối với các cán bộ tín dụng mà cả với các cán bộ, nguồn nhân lực của ngân hàng. Ban lãnh đạo Ngân hàng nên chú trọng và quan tâm hơn tới khía cạnh thẩm định dự án để làm gương cho cán bộ công nhân viên. Các trưởng, phó phòng cần tập trung đôn đốc hơn nữa các công việc liên quan đến công tác thẩm định để cho mọi cán bộ đều thấy được tầm quan trọng của công tác này. Ngoài ra, để nâng cao nhận thức 1 cách toàn diện, ngân hàng nên tổ chức các buổi họp bàn, rút kinh nghiệm đối với công tác thẩm định: nêu rõ vai trò của công tác thẩm định đối với hoạt động của ngân hàng, một số rủi ro gặp phải nếu không chú trọng công tác này, những thành tựu đạt được của công tác này, những hạn chế còn hay mắc phải và đề ra các giải pháp khắc phục.

2.2. Hoàn thiện qui trình thẩm định

Trước tiên cần thực hiện nghiêm chỉnh quy trình tín dụng.

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thực hiện quy trình cần nghiên cứu, đúc rút kính nghiệm, tìm hiều và học hỏi các tổ chức tín dụng khác, đề xuất và hoàn thiện Quy trình tín dụng của GP bank sao cho an toàn , hiệu quả và khắc phục được những nhược điểm.

Ngân hàng cũng nên xây dựng những quy định về thời gian thẩm định với từng loại dự án. Đó là thời gian tối đa để thực hiện công việc thẩm định dự án kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ dự án. Ví dụ, với dự án ngắn hạn, trung và dài hạn, sẽ có những thời hạn khác nhau tùy thuộc vào mức độ phức tạp và qui mô của các loại dự án này.

2.3. Thực hiện thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác

Ngân hàng cần hiểu rõ về các hoạt động SXKD của khách hàng, về các sản phẩm được sản xuất ra để phục vụ sản xuất hay tiêu dùng, về các hàng hóa chính, hàng hóa phụ, các dịch vụ mà khách hàng cung cấp, về tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào , về lực lượng lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm của khách hàng, doanh nghiệp hay chủ đầu tư.

Tìm hiểu tình hình tài chính của khách hàng qua việc xem xét các báo cáo tài chính, thu thập thông tin về tình hình vay trả trong quá khứ, điều tra về nơi SXKD,

về bạn hàng , điều tra thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước (nếu có), để từ đó đưa ra đánh giá về uy tín của khách hàng , chủ đầu tư vay vốn, từ đó sàng lọc và lựa chọn khách hàng để đầu tư.

Thiết lập, duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng, ngân hàng sẽ có điều kiện nắm vững thông tin có liên quan đến khách hàng, đánh giá được khách hàng, giảm được chi phí thẩm định và kiểm tra giám sát, đồng thời có thể thu hút thêm khách hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án kinh doanh an toàn và hiệu quả, có uy tín tín dụng cao.

Thông qua việc thanh toán, căn cứ vào số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, ngân hàng biết được chu kì sử dụng vốn và quan hệ của khách hàng trong quá trình mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, từ đó nắm bắt được hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đây cũng là một biện pháp để ngân hàng thu thập thông tin về khách hàng, vừa giảm thiểu được chi phí thẩm định khách hàng, vừa hạn chế được rủi ro về mặt đạo đức.

2.4. Hoàn thiện nội dung thẩm định

Trước tiên, Ngân hàng nên phân loại khách hàng, phân loại các dự án theo lĩnh vực kinh doanh, từ đó có những quy định riêng về nội dung, quy trình thẩm định với từng lĩnh vực kinh doanh đó. Việc phân loại này phải được thực hiện 1 cách khoa học, và việc quy định nội dung, quy trình thẩm định cho từng loại dự án này phải dựa trên cơ sở thực tế nhằm đảm bảo hiệu quả thẩm định. Để phân loại khách hàng một cách kịp thời cho từng thời kỳ, ngân hàng nên tiến hành hoạt động này khoảng 6 tháng 1 lần.

Mỗi cán bộ nên tìm hiểu chi tiết và tỉ mỉ về nguồn nguồn vốn và phương án nguồn vốn của dự án. Cán bộ tín dụng phải thẩm định chính xác vốn đầu tư và các chi phí liên quan, đánh giá chính xác chi phí sử dụng vốn, tránh tình trạng chủ đầu tư có thể tính toán mức vốn quá cao để tranh thủ vốn. Đối với các dự án có thời kỳ thực hiện đầu tư kéo dài, đặc biệt là các dự án xây dựng có nhiều hạng mục công trình, kéo dài trong nhiều năm, cần đặc biệt quan tâm đến tiến độ bỏ vốn. Đã có không ít những dự án gặp phải khó khăn về tiến độ thi công do không nghiên cứu

kỹ và dự toán khả năng bỏ vốn của các nguồn vốn. Việc xác định, đánh giá sự hợp lý của tiến độ bỏ vốn sẽ giúp dự án đảm bảo hiệu quả hơn, ngân hàng đảm bảo được khả năng thu nợ đúng tiến độ.

Ngân hàng cần xây dựng chi tiết hơn về các tiêu chuẩn tài chính đối với các dự án cho vay.hạn chế việc phụ thuộc vào tính chủ quan của cán bộ tín dụng, đồng thời nó cũng hỗ trợ tốt hơn cho cán bộ tín dung trong công việc thẩm định.

Với những nội dung thẩm định kỹ thuật, kinh tế- xã hội khác, Ngân hàng nên khuyến khích các cán bộ tín dụng đầu tư thời gian và công sức hơn nữa để tìm hiểu về các qui định, chuẩn mực của ngành, lĩnh vực có liên quan.

2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Thời gian qua, phòng giao dịch được sự hỗ trợ của chi nhánh cũng như ngân hàng đã chú trọng đào tạo cán bộ nhân viên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngân hàng đã gửi cán bộ tham gia vào các khóa học nâng cao nghiệp vụ mới và bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ.

Thời gian tới, ngân hàng cần chú trọng thực hiện chuyên môn hóa cán bộ tín dụng, lựa chọn cán bộ làm tín dụng phải trung thực, hiểu biết về kinh tế tài chính, tổ chức đào tạo lại cán bộ, tổ chức các lớp học ngắn ngày, các buổi nói chuyện tọa đàm với các chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực ngân hàng, tín dụng, kinh tế, quản trị kinh doanh và tiếp thị. Có chế độ khen thưởng đối với cán bộ tín dụng giỏi để động viên đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân một cách hợp lý.

Tuy nhiên, bên cạnh những khen thưởng, động viên cán bộ tích cực thì ngân hàng cũng cần có những hình thức xử phạt đối với cán bộ tín dụng kém về nghiệp vụ, lười học tập, nghiên cứu.

2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản vay

Công tác này giúp ngân hàng nắm bắt được mục đích sử dụng vốn vay cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của khách hàng. Không chỉ là kiểm tra khách hàng mà còn là để phát hiện những thiếu sót do chủ quan từ phía ngân hàng, qua đó có những biện pháp kịp thời.

Việc kiểm tra giám sát cần được tiến hành toàn diện từ khách hàng vay vốn đền người trực tiếp thực hiện thẩm định và người phê duyệt khoản vay. Việc kiểm tra được tiến hành thông qua các công cụ quản lý của ngân hàng. Đặc biệt cần chú trọng kiểm tra,, giám sát hoạt động của dự án vay vốn, nhằm phát hiện ra những sai phạm kịp thời và hạn chế rủi ro tối đa. Bên cạnh việc kiểm tra giám sát, ngân hàng cũng phải tạo điều kiện để cán bộ tín dụng hực hiện chuyên môn của mình 1 cách linh hoạt và sáng tạo, tránh tạo môi trường làm việc gò bó, căng thẳng.

2.7 Cán bộ tín dụng của Ngân hàng phải chủ động tìm các dự án đầu tưcó hiệu quả, tiếp cận nhu cầu vốn của khách hàng. Điều này giúp cho NH có thể có hiệu quả, tiếp cận nhu cầu vốn của khách hàng. Điều này giúp cho NH có thể tìm đến những dự án hiệu quả hơn, an toàn hơn, nâng cao được tính cạnh tranh. Mặt khác có thể tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng đây là một lợi thế khi tiếp cận với dòng tiền tương lai của dự án, hỗ trợ tốt cho việc huy động vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu phòng giao dịch Bạch Mai-chi nhánh Đông Đô (Trang 83)