Thực trạng vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong việc giáo

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Thực trạng vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong việc giáo

giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở Kỳ Anh

2.2.3.1 Chủ trương và nhận thức chung

Chỉ thị số 06 - CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 07/11/2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nêu

rõ: Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo.

Hưởng ứng Cuộc vận động, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng, từng bước xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình cuộc vận động. Các trường THPT đã phát động, quán triệt, tổ chức rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh các nội dung quy định của Ban Tuyên giáo Trung uơng và cấp uỷ, chính quyền các cấp nhằm làm cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhận thức sâu sắc về những nội dung tư tuởng cơ bản và tấm gương đạo đức của Người, từ đó tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách, nâng cao đạo đức cách mạng, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các tệ nạn xã hội trong học sinh. Những chủ trương của cấp uỷ và Ban giám hiệu các trường THPT hết sức thiết thực, phù hợp, cần tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bảng 1: Tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức(theo kết quả khảo sát của Huyện đoàn Kỳ Anh, năm 2012)

Đối tƣợng Mức độ đánh giá (%)

Quan trọng Bình thường Không quan trọng

Học sinh 93 6 1

Cán bộ, giáo viên 95.83 4.17 0

2.2.3.2 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh.

Lâu nay, giáo dục đạo đức trong nhà trường thường được quan niệm đó là giá trị đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, giáo dục đạo đức nói chung còn nặng về hình thức, có tính chất giáo điều, các nội hàm đạo đức chưa được làm rõ, càng chưa được tuyên truyền, quán triệt thường xuyên.

Nói đến nội dung giáo dục đạo đức không thể không nói đến quan điểm Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam hiện nay. Các nội dung này được chuyển tải, thẩm thấu ở mức độ nào. Qua khảo sát thực tế với các nội dung: 1. Công tác tự giáo dục, rèn luyện và chống lại chủ nghĩa cá nhân; 2. Trung với nước, hiếu với dân; 3. Cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; 4. Yêu thương con người; 5. Có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng. Kết quả khảo sát cho thấy nhóm phẩm chất số 3 có trên 80% học sinh và trên 95% cán bộ, giáo viên đánh giá là quan trọng đối với phẩm chất con người Việt Nam. Nhóm phẩm chất số 5 có tỷ lệ quan tâm, đánh giá thấp nhất 16% đối với học sinh và 41% đối với cán bộ, giáo viên. Điều này nói lên hiệu quả của việc giáo dục tư tưởng đạo đức trong nhà trường THPT còn thiếu chiều sâu, một số nội hàm đạo đức Hồ Chí Minh chưa làm được rõ như “trung với nước, hiếu

với dân” là gì? Chủ nghĩa cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục hành

vi đạo đức của học sinh ra sao? Như vậy, nội dung học tập chỉ mang tính chất hình thức, bề nổi chưa chú trọng đến chiều sâu. Các chuyên đề cuộc vận động chưa có sự triển khai thấu đáo, các giá trị tư tưởng đạo đức chưa trở thành nhận thức, động cơ phấn đấu, rèn luyện, học tập càng chưa thể hiện rõ nét qua hành vi, việc làm của các em.

2.2.3.3 Về hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

Đặc thù về môi trường sư phạm cũng như tâm sinh lý tuổi học sinh THPT đòi hỏi phải có hình thức, phương pháp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường THPT ở Kỳ Anh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Về mặt thời gian thường diễn ra vào các dịp phát động cao điểm Cuộc vận động hay vào các dịp như đầu năm học, đợt huấn luyện chính trị quân sự, các ngày lễ lớn trong năm... Hình thức đa dạng như: báo cáo chuyên đề (thân thế, sự nghiệp và tấm gương đạo đức Bác Hồ, các tác phẩm Hồ Chí Minh; các chuyên đề hằng năm của cuộc vận động); hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh dưới nhiều hình thức sân khấu hóa; viết bài thu hoạch và đăng ký chương trình kế hoạch làm theo; tổ chức lễ báo công vào

các buổi chào cờ hay tại phòng truyền thống. Ngoài ra còn có các hình thức lồng ghép với các chương trình khác như cuộc vận động “hai không”; cuộc vận dộng “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; hay lồng ghép với hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh... Đoàn Thanh niên tổ chức thực hiện cuộc vận dộng “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” với nhiều hoạt động sôi nổi.

Tuy nhiên, hình thức tổ chức tuyên truyền giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên, thiếu các hình thức hiệu quả như xây dựng mô hình điển hình, phương pháp còn chưa thường xuyên và thiếu tính thuyết phục, biện pháp thi đua khen thưởng thiếu kịp thời, sức lan tỏa đến các tầng lớp nhân dân và phụ huynh còn hạn chế.

2.2.3.4 Về chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Giáo dục đạo đức nói chung trong đó có giáo dục đạo đức theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thời gian qua ở các trường THPT có bước chuyển biến tích cực. Có thể khẳng định đồng thời với việc triển khai cuộc vận động chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh được nâng lên một bước. Ví dụ nội hàm phưong châm “tiên học lễ, hậu học văn” được bổ sung các ý nghĩa nhân văn hết sức sâu sắc, đó chính là đạo đức và hiện thân tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có sức lan tỏa, lay động lòng người. Nói về Hồ Chí Minh không chỉ trong hào quang của những thắng lợi cách mạng mà chính ở sự tỏa sáng khiêm nhường, bình dị, bao dung lại vừa thanh cao, vĩ đại của Người.

Đại đa số học sinh có sự chuyển biến tích cực từ tư tưởng, thái độ chính trị đến hành vi học tập, lao động và ứng xử. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế nhà trường được đông đảo các em quan tâm, tuân thủ thực hiện. Chất lượng giáo dục đại trà,

học sinh giỏi thi tốt nghiệp, đậu vào các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học đều được nâng cao.

Bên cạnh mặt mạnh, dư luận nhân dân, ý kiến phụ huynh còn băn khoăn nhiều về công tác định hướng nghề nghiệp cho các em, đặc biệt hết sức lo lắng về vấn đề đạo đức học đường có những diễn biến phức tạp. Dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường, môi trường giáo dục chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Vẫn còn một bộ phận thanh niên, học sinh thờ ơ, bàng quan về chính trị, không tham gia các hoạt động đoàn thể và công tác xã hội. Một số vi phạm quy chế thi cử, sa vào tai tệ nạn xã hội thậm chí vi phạm pháp luật.

Nói tóm lại các trường THPT đã chủ động tích cực triển khai công tác giáo dục đạo đức nói chung trong đó có giáo dục đạo đức theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hiệu quả của việc thực hiện các chủ trương, nội dung, chương trình kế hoạch thông qua việc thực hiện cuộc vận động và nội dung chương trình dạy học do Bộ Giáo dục đào tạo quy định đã tạo nên một hiệu quả cộng hưởng có sức lan tỏa và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách đạo đức mới cho học sinh THPT với tư cách là những người chủ tương lai của nước nhà. Tuy vậy, chất lượng và hiệu quả của giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vẫn còn những hạn chế nhất định. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh đối với nhà trường là yêu cầu mang tính chiến lược lâu dài cần được tiếp tục quan tâm thực hiện.

2.2.3.5 Nguyên nhân của những thành công và hạn chế a. Nguyên nhân của những thành công

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, nền giáo dục cách mạng dù đứng trước nhiều khó khăn thử thách nhưng đã có một bề dày trong giáo dục các thế hệ công dân cách mạng. Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, chính trị ổn định, văn hóa ngày càng khẳng định vai trò là nền tảng tinh thần xã hội. Tất cả đã tạo thành yếu tố nền móng trong việc xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp trong đó con người là trung tâm, là mục tiêu, động lực cho sự phát triển.

Phong trào giáo dục các cấp nhận được sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp, giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ cấp tỉnh, huyện đến các địa phương cơ sở. Xã hội hóa giáo dục cùng với sự vào cuộc của nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị, gia đình và các cá nhân cũng hết sức quan trọng. Hội đồng giáo dục cấp huyện hằng năm xây dựng chương trình, kế hoạch và có sự phân công, đôn đốc kiểm tra thực hiện. Đoàn thanh niên, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, cơ quan Công an tùy theo chức năng nhiệm vụ đều có chương trình phối hợp chăm lo giáo dục nhân cách học sinh. Đặc biệt các nhà trường có tư duy chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chương trình kế hoạch của ngành giáo dục. Các cán bộ, giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tập thể giáo viên nhà trường luôn nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí, đi đầu trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Có thể nói các trường đã quán triệt phương châm nhà trường là nơi “dạy chữ, dạy

người, dạy nghề” trong đó “dạy người” có tầm quan trọng hàng đầu.

Sự phấn đấu nỗ lực của thanh niên học sinh trong thời đại mới cũng là điều hết sức quan trọng. Nó thuộc về yếu tố chủ quan, là động cơ nội lực bên trong không ai, không gì thay thế được. Tuổi trẻ học đường luôn hướng về các giá trị “chân - thiện - mỹ” để phấn đấu vươn lên.

b.Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những tồn tại yếu kém nói trên được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân về phía nhà trường, có nguyên nhân về phía các gia đình, nguyên nhân về xã hội và các nguyên nhân chủ quan của bản thân học sinh.

- Về phía Nhà trường:

Một số trường còn chú trọng quá mức tới việc “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức tới việc “dạy người”“dạy nghề”, không ít trường học và giáo viên có cách hiểu về việc giáo dục đạo đức cho thanh niên theo nghĩa truyền thống đơn giản như: tôn sư trọng đạo, trung thực, ngoan ngoãn, nhân hậu… chứ chưa hiểu đầy đủ về quan niệm giáo dục đạo đức trong giai đoạn

mới với những yêu cầu, ý thức trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình, quê hương, cộng đồng, tình cảm quốc tế chân chính. Do vậy, công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ở các trường còn nhiều lúng túng và hạn chế. Điều này đã gây không ít khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức xây dựng nhân cách sống và kỹ năng sống cho học sinh, thể hiện chủ yếu trên các mặt:

Thứ nhất, ở những mức độ khác nhau đã nhận thức được tầm quan

trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục còn chưa hợp lý, việc quản lý còn buông lỏng, việc xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm còn tỏ ra dễ dãi, thiên về tình cảm, thiếu nghiêm khắc và quyết đoán. Do đó nhiều sai phạm kéo dài không được uốn nắn khắc phục thường xuyên, chấn chỉnh kịp thời nên hiệu quả công tác giáo dục đạo đức còn thấp.

Thứ hai, mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp vào trong

nhà trường, nhất là việc dạy thêm, học thêm một cách tràn lan theo kiểu “học trước chương trình” vào các buổi thêm với mức học phí tùy tiện do thầy trò quy ước với nhau đã làm cho tình cảm thầy trò bị mờ nhạt, truyền thống “tôn sư trọng đạo” lâu đời của dân tộc ta bị xói mòn. Những vi phạm của một số giáo viên trong cuộc sống đời thường như uống rượu bia, đánh bài bạc, vi phạm an toàn khi tham gia giao thông… đã làm cho hiệu quả tuyên truyền, bồi dưỡng giáo dục đạo đức lối sống, cho học sinh bị giảm sút.

Thứ ba, nội dung chương trình sách giáo khoa có sự thay đổi theo

hướng tích cực nhưng nhìn chung còn nặng về kiến thức giáo khoa, chưa quan tâm đúng mức tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh chưa được thực hiện một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn mà chủ yếu còn mang tính bắt buộc, đối phó, hình thức nên học sinh chưa có định hướng chính xác khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những sai phạm về đạo đức nghề nghiệp như lao động một cách hời hợt, tình trạng bỏ nghề, chuyển nghề liên tục… khi các em bước vào đời. Điều này không chỉ thuần

túy là những vi phạm về đạo đức chuyên môn, mà là cả vấn đề đạo đức nhân cách trách nhiệm đối với thế hệ trẻ cũng như toàn xã hội.

Thứ tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục đạo

đức cho học sinh còn thiếu đặc biệt là số lượng sách tham khảo và các trang thiết bị hiện đại. Do vậy ở trong nhà trường phổ thông hiện nay xảy ra tình trạng phương pháp giáo dục chưa phù hợp với nội dung yêu cầu, tách rời giữa lý thuyết và thực hành, thiếu kiểm tra, uốn nắn kịp thời những sai phạm của học sinh, tính mô phạm trong đời thường của một số giáo viên còn yếu… nên chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng con người mới “vừa hồng” “vừa chuyên”

như mong muốn của Bác Hồ.

- Về phía gia đình:

Nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức, chưa có phương pháp giáo dục hiệu quả đối với con em mình. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Một số gia đình chưa nhận thức đúng vai trò giáo dục đạo đức cho con em mình, cho rằng việc giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng cho con em mình là nhiệm vụ của nhà trường, của thầy cô giáo. Bố mẹ chính là tấm gương đạo đức trong gia đình cho con em noi theo và ảnh hưởng trực tiếp đạo đức con cái nhưng hiện nay vẫn còn nhiều ông bố và bà mẹ chưa thật sự là tấm gương cho con cái noi theo, ngược lại những tác động xấu đến việc hình thành đạo đức nhân cách cho con cái.

- Về phía học sinh:

Một bộ phận học sinh chưa xác định đúng động cơ học tập, rèn luyện, chưa xây dựng được cho mình ước mơ hoài bão, lý tưởng sống tốt đẹp nên việc học tập nói chung rèn luyện đạo đức nói riêng đạt kết quả chưa cao. Tâm lý, bản lĩnh chưa vững vàng, thiếu kỹ năng sống do vậy còn nhiều học

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 60)