Phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh

Thứ nhất, phải kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thanh niên; gắn chặt học và dạy trong nhà trường với giáo dục qua hoạt động thực tiễn

Có ba nhân tố chính trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh đó là: gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi nhân tố đều có một vai trò riêng nhất định:

Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía học sinh.

Nhà trường là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về mặt kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực đạo đức của xã hội để các em thật sự trở thành những con người có tri thức thực sự, có đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình.

Xã hội là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số kỷ năng cuộc sống, đồng thời cũng chi phối nhiều đến suy nghĩ và hành động của học sinh.

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức cho thanh niên là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, bởi lẽ: “giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, nên cần có sự giáo dục của gia đình và xã hội để giúp cho việc giáo dục trong trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù có giỏi mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không an toàn” [42, tr.830-834]. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của gia đình. Vì gia đình là môi trường đầu tiên và thường xuyên nhất mà con người tiếp nhận sự giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách. Gia đình có chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo con trẻ nên người. Gia đình còn giúp trẻ hình thành và phát triển các khả năng phát triển tình cảm, tư duy, trí tuệ. Thông qua giáo dục gia đình, thế trẻ còn tiếp nhận các giá trị đạo lý, lối sống, kỷ cương, các giá trị xã hội. Chính tình thương cùng với những lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ đã định hướng cho trẻ nhân cách và lối sống. Thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình góp phần tạo ra các công dân tốt có ích cho xã hội.

Ngoài sự giáo dục trong gia đình, nhà trường góp phần quan trọng trong việc giáo dục thanh niên thông qua các mối quan hệ thầy cô, bạn bè từ đó thanh niên tiếp tục nhận được sự giáo dục từ phía nhà trường. Nhà trường là nơi đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ những kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật cho thanh niên. Các đoàn thể xã hội với những hoạt động, nội dung phong phú cũng có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục thanh niên; nhà

trường và môi trường xã hội là nơi tạo điều kiện để thanh niên phát triển tư duy trí tuệ. Vì vậy, gia đình nhà trường và xã hội phải thật sự quan tâm và tạo điều kiện tốt để thanh niên phát triển một cách hài hòa tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ đồng thời phát hiện kịp thời những lệch lạc trong nhận thức và hành vi của thanh niên để kịp thời uốn nắn. Vì thế, xây dựng môi trường giáo dục không chỉ là xây dựng nhà trường, mà nó còn phải bao gồm cả việc xây dựng gia đình hòa thuận, xã hội tốt. Gia đình hòa thuận, xã hội ổn định, tổ chức Đoàn thanh niên các cấp vững mạnh chính là cơ sở góp phần đắc lực cùng với nhà trường sẽ đào tạo những thế hệ công dân hữu ích.

Việc bồi dưỡng, giáo dục những thế hệ cách mạng phải thường xuyên thông qua hoạt động thực tiễn. Hồ Chí Minh yêu cầu giáo dục đạo đức phải đi liền với tổ chức hành động, học đi đôi với hành, phải đưa vào rèn luyện bền bỉ hàng ngày trong thực tiễn đấu tranh cách mạng. Để công tác giáo dục thanh niên đạt hiệu quả cao cần phải biết kết hợp chặt chẽ giữa học tập ở thầy, ở sách vở, học ở bạn bè, ở nhân dân với rèn luyện trong lao động, trong công tác, trong chiến đấu. Đạo đức lối sống nẩy sinh từ hoạt động thực tiễn mà chủ yếu là lao động và đấu tranh. Do đó đây là điều kiện không thể thiếu trong rèn luyện đạo đức. Chỉ trong hoạt động thực tiễn, chấp nhận những yêu cầu của thực tiễn về đạo đức và đáp ứng được những yêu cầu ấy, thanh niên tự thể nghiệm mình, dần dần hình thành được những phẩm chất đạo đức cần thiết. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng quá trình giáo dục đạo đức cho thanh niên là quá trình tổ chức hướng dẫn họ hoạt động thực tiễn và xem đây là phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất. Vì thế, Hồ Chí Minh cho rằng học là phải suy nghĩ, học phải có liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và hành phải kết hợp với nhau. Theo Người, học và hành là hai khâu của một quá trình nhận thức, luôn gắn bó khăng khít với nhau. Học đi đôi với hành cho phép cùng một lúc hình thành cả tri thức và kỹ năng. Học lý luận và học các môn phải lấy thực tiễn để minh họa, chứng minh cho sự đúng đắn của lý luận. Lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn không có lý

luận là thực tiễn mù quáng, như người mò mẫm đi trong đêm tối. Lý luận và thực tiễn luôn luôn gắn bó với nhau.

Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn giáo viên và học sinh cần gắn việc dạy học với thực tế cuộc sống, với đời sống của nhân dân. Thầy giáo và học sinh cần tham gia những công tác xã hội, ích nước, lợi dân. Người phê phán lối dạy sách vở, biến con người thành những con mọt sách, lối nói suông văn hoa chủ nghĩa mà không có tác dụng gì. Việc học tập phải tranh thủ ở mọi lúc mọi nơi, học không chỉ học trong nhà trường, trong sách vở mà còn học lẫn nhau và học ở nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn; học tập trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, học trong kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại.

Trong nhiều bài viết, bài nói, Hồ Chí Minh thường lấy những thí dụ cụ thể, thiết thực để chứng minh làm sáng tỏ những vấn đề lý luận phức tạp khi nói và viết, Người cũng thường đặt những câu hỏi khiến người nghe, người đọc phải động não, suy nghĩ, nhờ đó mà hiểu nhanh, nắm chắc, nhớ lâu. Đây chính là những bài học bổ ích, quý báu cho sự nghiệp giáo dục ngày nay.

Thứ hai, giáo dục bằng việc nêu gương người tốt, việc tốt

Nêu gương là hình thức đưa ra những mẫu hình lý tưởng làm gương cho người khác, để người khác noi theo. Trong giáo dục nói chung và giáo dục thanh niên nói riêng, Hồ Chí Minh coi nêu gương là sự động viên, khuyến khích một cách kịp thời và là biện pháp để thúc đẩy phong trào thi đua hiệu quả nhất. Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục thanh niên không chỉ là bài diễn văn tuyên truyền khô khan, kém hiệu quả mà cần phải biết sáng tạo các hình thức giáo dục phong phú, đa dạng. Nêu gương người tốt việc tốt, lấy gương tốt, việc tốt trong quần chúng, trong thanh niên để giáo dục lẫn nhau là một phương pháp vừa sinh động vừa có tính thuyết phục cao. Thực hiện giáo dục bằng việc nêu gương là việc làm khơi dậy những phần tốt, mặt tốt ở mỗi thanh niên, nêu những tấm gương tốt diễn ra hàng ngày để mọi người noi theo; những người đã có việc làm tốt thì càng phát huy để có nhiều việc làm

tốt hơn. Người cho rằng: “Lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng. Xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [38, tr.558]. Người nhắc nhở thanh niên luôn luôn trân trọng, lắng nghe, tìm hiểu các gương người tốt, việc tốt trong nhân dân vì nhân dân rất thông minh, có nhiều kinh nghiệm, nhiều sáng kiến chỉ cần biết học hay biết lợi dụng mà thôi. Người còn cho rằng việc dạy dỗ, việc nói chỉ là một phần, cái quan trọng, cái chính phải có những tấm gương thực tế.

Thực hiện giáo dục bằng việc nêu gương, Người chủ trương tổ chức các đại hội liên hoan tuyên dương, trao tặng huy hiệu cho các tập thể và cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu, lao động sản xuất để động viên, cổ vũ sự phấn đấu, rèn luyện của thanh niên. Mặt khác Người còn nhắc nhở các cơ quan truyền thông đại chúng phải chú ý phát hiện và kịp thời đưa các tin, bài về người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục thanh niên. Hồ Chí Minh nhận thức “Trẻ em như cái gương trong sáng, thầy giáo tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu” [35, tr.492] nên trong giáo dục Hồ Chí Minh đòi hỏi các thế hệ đi trước như: ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo… phải là những người gương mẫu trong đạo đức, lối sống. Nói chuyện tại lớp học chính trị của giáo viên Người căn dặn: “Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ em” [35, tr.492]; muốn việc có hiệu quả thì thầy giáo, cô giáo phải là người tốt. Muốn học sinh lễ độ thì trước hết thầy cô phải làm gương.

Thứ ba, phải kết hợp giáo dục bằng các tổ chức đoàn thể, nhà trường với quá trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức của thanh niên

Hồ Chí Minh cho rằng việc giáo dục thanh niên phải biết dựa vào sức mạnh của tổ chức, sức mạnh của tập thể. Người chủ trương đưa thanh niên vào các tổ chức đoàn để thông qua các tổ chức mà giáo dục thanh niên. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của Đoàn thanh niên trong việc tập hợp, giáo dục, giác ngộ và rèn luyện thế hệ trẻ “Đoàn thanh niên lao động phải là cánh

tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [36. tr.21]. Muốn tập hợp rộng rãi, thu hút đông đảo thanh niên thì mỗi đoàn viên phải gương mẫu, giữ vững đạo đức cách mạng, khiêm tốn, cần cù, dũng cảm. Phải tránh tư tưởng kêu ngạo, công thần, tự tư, tự lợi, xung phong trong mọi công việc để lôi cuốn thanh niên. Tổ chức đoàn các cấp phải quan tâm đến đới sống, công tác và học tập của thanh niên, “Phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc” [34, tr.263]. Nội dung giáo dục thanh niên của các tổ chức đoàn là định hướng chính trị và định hướng lối sông cho thanh niên. Thông qua các phong trào cách mạng, các cuộc vận động, tổ chức Đoàn phải lôi kéo thanh niên tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, từng bước giác ngộ lý tưởng cách mạng, giúp cho thanh niên không bị sa ngã về phía các thế lực thù địch. Muốn tập hợp được thanh niên các tổ chức Đoàn cần tổ chức những hoạt động vui chơi mang tính tập thể để vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí vừa hướng thanh niên vào những sinh hoạt lành mạnh, bổ ích, tránh những tác động xấu từ xã hội.

Việc tập hợp thanh niên vào các tổ chức là rất cần thiết, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc kết hợp quá trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức của thanh niên. Người thường xuyên nhắc nhở thanh niên tự tu dưỡng, đặc biệt là tu dưỡng về đạo đức, lý tưởng cách mạng, nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện ý chí, rèn luyện thân thể…Theo Hồ Chí Minh thanh niên có ưu điểm là rất hăng hái có tinh thần xung phong nhưng còn khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế. Đây là đặc điểm tâm lý rất phổ biến ở thanh niên nên yếu tố tự rèn luyện của thanh niên là hết sức quan trọng.

Hồ Chí Minh rất coi trọng việc kết hợp cả hai mặt giáo dục và tự giáo dục không tuyệt đối hóa bất cứ hình thức giáo dục nào. Quá trình giáo dục sẽ đạt kết quả cao khi trở thành tự giáo dục, tự đào tạo, tự rèn luyện về trí tuệ và thể lực. Vì thế nếu phát huy tốt tinh thần tự tu dưỡng, tự rèn luyện thì việc

giáo dục mới thật sự có hiệu quả và chắc chắn. Trong giáo dục thanh niên việc Hồ Chí Minh quan tâm đầu tiên là giáo dục đạo đức. Trong thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng ngày 3 tháng 11 năm 1955, Người nhắc nhở: Mỗi cấp học cần nhận rõ nhiệm vụ của mình:

- Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà.

- Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nhà nước, bỏ qua những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế.

- Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu.

Theo Hồ Chí Minh thực hiện giáo dục không thể tùy tiện mà phải xác định được nhiệm vụ, đặc điểm của từng cấp học để có cách giáo dục mang lại hiệu quả.

Thứ tư, phải kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đạo đức mới, kiên trì tu dưỡng đạo đức, xây đi đôi với chống

Theo Hồ Chí Minh đạo đức mới là đạo đức cách mạng, nó không phải từ trên trời sa xuống, mà do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà củng cố và phát triển. Để có được đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh thanh niên phải có dũng khí dám thừa nhận và kiên quyết đấu tranh với những thói hư, tật xấu của bản thân, đồng thời không ngừng học tập, trao dồi đạo đức cách mạng. Con đường hình thành đạo đức cách mạng là khó nhọc nhưng có quyết tâm, biết kiên trì nhẫn nại, gian nan rèn luyện thì ắt thành công.

Trong xây dựng đạo đức mới, cần phải đồng thời chống lại cái xấu, cái ác, vô đạo đức, nếu sao nhãng việc tu dưỡng thì nó có dịp sinh sôi, nẩy nở lấn át và che mất cái thiện, cái tốt của con người. Xã hội không ngừng phát triển theo chiều hướng tiến bộ cho nên các chuẩn mực, các giá trị xã hội cũng luôn

thay đổi. Thông qua các mối quan hệ xã hội, mỗi cá nhân nhận thức giá trị đích thực của cuộc sống. Trên cơ sở đó, cá nhân tự đánh giá bản thân và tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với xã hội. Vì vậy, xây và chống trong lĩnh vực đạo đức là hết sức khó khăn phức tạp. Đó là cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, lâu dài, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi trong từng tập thể và từng con người. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống. Muốn xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình, đến nhà trường và ngoài xã hội, đề ra những chuẩn mực, giá trị mới, tiến bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội để định hướng cho mọi người phấn đấu tự bồi dưỡng và nâng cao

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 40)