Nhân tố truyền thống địa phương

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Nhân tố truyền thống địa phương

Khác với các huyện khác ở Hà Tĩnh, Kỳ Anh vừa là huyện núi, lại vừa là huyện biển, nằm phía Đông Nam tỉnh, vào quãng 17,54 - 18,18 độ vĩ bắc, 106,01 - 106,30 độ kinh đông, nằm chếch hướng Tây Bắc - Đông Nam trên bản đồ. Bắc và Tây Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông Bắc và Bắc giáp biển Đông. Kỳ Anh có dãy Hoành Sơn, nơi Đèo Ngang chạy vắt qua quốc lộ 1A. Diện tích đất tự nhiên 105,288 ha, chiều dài bờ biển 63 km (tương đương ½ chiều dài bờ biển của tỉnh). Dân số gần 19 vạn người, toàn huyện có 33 xã, thị trấn. [20, tr11-13]. Năm 2006, Chính phủ quyết định thành lập Khu Kinh tế Vũng Áng bao gồm 9 xã, mở ra triển vọng phát triển kinh tế - xã hội cho vùng quê còn nhiều khó khăn nhưng giàu tiềm năng, lợi thế. [47, tr.2].

Cùng với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biết bao thế hệ người Kỳ Anh đã cần cù, sáng tạo trong lao động vượt qua khó khăn gian khổ, đấu tranh không mệt mỏi với thiên nhiên, biến vùng đất hoang thành ruộng đồng tươi tốt, xóm làng trù phú. Chính trong quá trình ấy, những nét văn hoá đặc sắc đã dần hình thành và bồi đắp, đóng góp vào kho tàng văn hoá dân tộc những phong tục tập quán tốt đẹp.

Không chỉ là vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá mà Kỳ Anh còn là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Từ xa xưa truyền thống yêu

nước, yêu quê hương, ý thức cố kết cộng đồng làng xã của những con người sinh ra trên mảnh đất này đã được đúc kết qua các cuộc đấu tranh lâu dài và quyết liệt. Ngày 04/6/1930 Đảng bộ huyện Kỳ Anh được thành lập. Thắng lợi chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược dù phải trả giá bằng hy sinh mất mát nhưng rất vẻ vang và đáng tự hào. Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 22 tập thể, 5 cá nhân, 58 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và một đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Trong công cuộc đổi mới đất nước và quê hương, Kỳ Anh đã giành được những thành tựu quan trọng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Khu Kinh tế Vũng Áng - một trọng điểm phát triển kinh tế năng động của cả nước đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo thời cơ và động lực mới cho sự phát triển.

Các giá trị văn hoá truyền thống như yêu nước, anh hùng bất khuất trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động, nhân ái, thuỷ chung trong cuộc sống… góp phần hun đúc nhân cách con người Kỳ Anh nói chung, ảnh hưởng tích cực đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT nói riêng. Bên cạnh đó, người dân Kỳ Anh chịu ảnh hưởng cách thức sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự cung tự cấp lâu đời, ý thức kỷ luật, tinh thần tiếp thu vận dụng khoa học công nghệ hạn chế, phong cách sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật còn thụ động… là những cản trở trong việc phát huy đạo đức mới xã hội XHCN cũng như giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong các nhà trường.

Trong điều kiện phát triển chung của tỉnh, “ngành giáo dục - đào tạo có bước phát triển mới trong các ngành học, cấp học, triển khai tốt công tác khuyến học, khuyến tài, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, luôn thuộc tốp đầu của cả nước về giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn” [7, tr. 468]

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)