Thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học – công nghệ ở tỉnh Hưng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 47)

8. Kết cấu của luận văn

2.2Thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học – công nghệ ở tỉnh Hưng

41

Để đánh giá thực trạng phát triển nhân lực KH-CN tỉnh Hƣng Yên, luận văn vận dụng tổng hợp các tiêu chí về nhân lực KH-CN ở tỉnh Hƣng Yên, nội dung phát triển nhân lực KH-CN, các nhân tố tác động và một vài yếu tố trong hoạt động phát triển nhân lực KH-CN.

Giai đoạn từ 2001 trở lại đây do yêu cầu phát triển của tỉnh và nhất là khi có Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII) về định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH; Nghị quyết trung ƣơng 7 (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc; Nghị quyết Trung ƣơng 9 (khóa X) về một số nhiệm vụ và giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng. Nhìn chung, nhân lực KHCN của tỉnh đã từng bƣớc phát triển cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu.

Một là, về số lƣợng nhân lực KH-CN

Hƣng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mật độ dân số đông, nguồn lao động dồi dào, với hơn 80% số dân sống ở khu vực nông thôn. Nhiều năm qua, phát huy tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống giao thông..., tỉnh đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách để thu hút đầu tƣ. Tính đến năm 2010, tỉnh quy hoạch 14 khu công nghiệp (KCN); trong đó, có năm KCN đã đi vào hoạt động, thu hút 813 dự án đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc, tổng vốn đầu tƣ đăng ký hơn 44 nghìn tỷ đồng và hơn 1,2 tỷ USD. Tỉnh đã có 475 dự án đi vào hoạt động, góp phần quan trọng đƣa Hƣng Yên từ một tỉnh nông nghiệp đang trở thành tỉnh công nghiệp, với nhịp độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006 - 2010 ƣớc đạt hơn 11,2%/năm [68, 5].

Trong quá trình phát triển, Hƣng Yên luôn luôn quan tâm công tác đào tạo nghề, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao trình độ phát triển, sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế. Theo đó tỉnh áp dụng các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận

42

lợi về đất đai, cơ sở vật chất, hồ sơ, thủ tục... để các nhà đầu tƣ, các nhà trƣờng đầu tƣ vào lĩnh vực đào tạo nghề, mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng đào tạo. Xã hội hóa công tác đào tạo nghề, nhất là tạo mối liên kết giữa Nhà nƣớc, nhà trƣờng và doanh nghiệp trong đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động. Huy động các nguồn vốn đầu tƣ cho dạy nghề, xây dựng quỹ hỗ trợ đào tạo nghề với sự đóng góp của doanh nghiệp...

Những chính sách hỗ trợ phát triển đào tạo nghề ở Hƣng Yên đã bƣớc đầu phát huy hiệu quả. Mạng lƣới, quy mô đào tạo đƣợc mở rộng, từ chỗ chỉ có vài trƣờng trung cấp, cao đẳng dạy nghề khi tái lập tỉnh, đến nay đã có 37 cơ sở. Trong đó, có ba trƣờng đại học, bảy trƣờng cao đẳng, sáu trƣờng trung cấp nghề, hai trƣờng đào tạo nghề ngắn hạn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học đƣợc đầu tƣ cải thiện; các cơ sở đã tham gia đào tạo hơn 50 ngành nghề phục vụ nhu cầu nguồn nhân lực của địa phƣơng. Số lƣợng và chất lƣợng đào tạo nghề từng bƣớc đƣợc nâng cao. Năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Khu đô thị đại học Phố Hiến ở Hƣng Yên. Khi đề án này hoàn thành sẽ tạo sự phát triển mang tính đột phá trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho tỉnh và khu vực Bắc Bộ trong tƣơng lai. Năm 2010, đào tạo khoảng 45 nghìn ngƣời, trong đó đào tạo dài hạn khoảng năm nghìn ngƣời [68, 8].

Theo tài liệu Nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ bảy, khoá X cho thấy đến giữa năm 2007, nƣớc ta có khoảng 2,6 triệu ngƣời có trình độ đại học trở lên (chiếm 4,5% lực lƣợng lao động), trong đó có trên 18.000 thạc sỹ, 16.000 tiến sỹ và tiến sỹ khoa học và trên 6.000 giáo sƣ, phó giáo sƣ. Trí thức trong khu vực sự nghiệp chiếm 71%, khu vực hành chính gần 22% và khu vực kinh doanh 7%. Trí thức Việt Nam ở nƣớc ngoài có khoảng 400.000 ngƣời, chiếm hơn 10% cộng đồng ngƣời Việt Nam đang ở nƣớc ngoài. Trong số đó có những chuyên gia giỏi đang làm việc ở những lĩnh vực công nghệ cao nhƣ: điện tử, sinh học, vật liệu mới, hàng không vũ

43

trụ và các lĩnh vực quan trọng khác. Đây là lợi thế nếu nhƣ chúng ta biết khai thác nguồn nhân lực KH-CN này phục vụ cho sự phát triển của đất nƣớc nói chung và của Hƣng Yên nói riêng.

Qua tình hình thu thập số liệu thống kê tỉnh Hƣng Yên (số liệu mang tính đại diện tại thời điểm cuối năm 2012), tổng số nhân lực KH-CN ở Hƣng Yên bao gồm từ trung cấp, ngƣời có chứng chỉ nghề trở lên là 112.411 ngƣời, tăng 7620 ngƣời so với năm 2007 là 104.791 ngƣời, chiếm 16,53% lực lƣợng lao động trong độ tuổi của tỉnh Hƣng Yên, bằng 9,94% dân số tỉnh Hƣng Yên. Trong đó trình độ trung cấp hoặc có chứng chỉ nghề là 40.418 ngƣời, công nhân kỹ thuật bậc 1 - 7 là 47.391 ngƣời, cao đẳng trở lên là 24.602 ngƣời. Đặc biệt số ngƣời có trình độ từ đại học trở lên là 14.997 ngƣời (chiếm 2,21% lực lƣợng lao động). Tỉ lệ này thấp so với bình quân cả nƣớc (4,5%), đây là lực lƣợng có khả năng nghiên cứu khoa học, điều này cho thấy Hƣng Yên còn gặp khó khăn trong việc huy động nguồn nhân lực KH-CN [63, 9]. Nhƣ vậy việc thu hút nhân lực KH-CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hƣng Yên là rất cần thiết.

Hiện nay, toàn tỉnh có 40 cơ sở dạy nghề, trong đó có 29 cơ sở dạy nghề công lập, 11 cơ sở ngoài công lập (gồm 3 trƣờng đại học, 7 trƣờng cao đẳng, 8 trƣờng trung cấp, 27 trung tâm dạy nghề); đã tổ chức dạy nghề ở 3 cấp trình độ là cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dạy nghệ ngắn hạn với 64 nghề chính. Từ năm 2006 - 2010, các đơn vị, cơ sở đã tổ chức dạy nghề cho 174.560 ngƣời, nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 33% năm 2006 lên 40% năm 2010 [66, 8]. Điều đáng ghi nhận là quy mô chất lƣợng dạy nghề đã đƣợc cải thiện đáng kể, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và đất nƣớc nói chung.

Tỉnh có 679.930 ngƣời trong độ tuổi lao động, có trình độ văn hóa cao, chiếm 60,1% dân số, lao động đã qua đào tạo nghề đạt 26%, chủ yếu có trình độ đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật đƣợc đào tạo cơ bản, có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo [9, 5].

44

Hai là, về chất lƣợng nhân lực KH-CN (chủ yếu đánh giá về trình độ)

Đội ngũ cán bộ KH-CN có khả năng tiếp thu và làm chủ nhanh tri thức hiện đại của thế giới trên một số lĩnh vực, nhƣng nhìn chung khả năng chuyên môn, nhất là khả năng ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, cũng nhƣ khả năng ngoại ngữ, sử dụng máy tính và các phƣơng tiện nghiên cứu hiện đại còn nhiều hạn chế, chƣa đạt đƣợc trình độ cao so với các tỉnh khác trong cả nƣớc.

Trình độ học vấn nói chung là yếu tố hàng đầu quyết định chất lƣợng nhân lực KH-CN. Quy mô nhân lực chuyên môn kỹ thuật phản ánh tiềm năng lao động, chất xám, lao động kỹ năng của toàn tỉnh. Do đặc điểm về dân cƣ và trình độ văn hóa còn thấp nên trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực KH-CN của tỉnh cũng thấp. Tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 12,98%. Tỷ lệ giáo viên trong các trƣờng đại học chiếm 2,59% so với cả nƣớc.

Bảng 2.1. Nhân lực KH-CN phân theo trình độ đào tạo

Trình độ đào tạo Tổng số người Tỉ lệ % so với nhân lực KH-CN Tỉ lệ % so với nhân lực KH-CN Cao đẳng trở lên Tiến sỹ 83 0,08 0,34 Thạc sỹ 553 0,49 2,25 Đại học 14.361 12,78 58,37 Cao đẳng 9.605 8,54 39,04 Trung cấp, chứng chỉ nghề 40.418 35,95 Công nhân bậc 1-7 47.391 42,16 Trong đó CN bậc 5-7 2.154 ( 1,92% ) Tổng số ( người ) 112.411 100 100

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và xã hội Hưng Yên (2007)

Trình độ đào tạo Tổng số người Tỉ lệ % so với nhân Tỉ lệ % so với nhân lực KH-CN

45 lực KH-CN Cao đẳng trở lên Tiến sỹ 265 0,16 0,73 Thạc sỹ 1.653 1,03 4,65 Đại học 20.830 13,0 57,46 Cao đẳng 13.503 8,42 37,25 Trung cấp, chứng chỉ nghề 52.420 32,68 Công nhân bậc 1-7 68.457 42,68 Trong đó CN bậc 5-7 3.241 ( 2,05% ) Tổng số ( người ) 160.369 100 100

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và xã hội Hưng Yên (2012)

Bảng 2.2. Nhân lực KH-CN có trình độ từ Cao đẳng trở lên phân theo chuyên môn nghiệp vụ đƣợc đào tạo

Chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo Tổng số người Tỉ lệ % so với nhân lực KH-CN từ Cao đẳng trở lên

Giáo dục và đào tạo giáo viên 13.278 53,97

Kinh doanh và quản lý 3.265 13,27

Y tế chăm sóc sức khoẻ 1.063 4,32

Công nghệ kỹ thuật 1.459 5,93 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông lâm thuỷ sản 1.873 7,62

Pháp luật 588 2,39

Xây dựng và kiến trúc 507 2,06

Nghệ thuật, KHXHNV, báo chí 947 3,85

Khoa học tự nhiên, CNTT 1.622 6,59

Tổng số ( người ) 24.602 100

46

Chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo Tổng số người Tỉ lệ % so với nhân lực KHCN từ Cao đẳng trở lên

Giáo dục và đào tạo giáo viên 19.620 54,12

Kinh doanh và quản lý 4203 11,59

Y tế chăm sóc sức khoẻ 2273 6,27

Công nghệ kỹ thuật 2410 5,93

Nông lâm thuỷ sản 2281 6,64

Pháp luật 630 1,73

Xây dựng và kiến trúc 820 2,26

Nghệ thuật, KHXHNV, báo chí 1120 3,1

Khoa học tự nhiên, CNTT 2892 8,36

Tổng số ( người ) 36.249 100

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên năm 2012

Bảng 2.3: Nhân lực KH-CN có trình độ từ Cao đẳng trở lên và CNKT bậc cao đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

Nhóm ngành kinh tế quốc dân Tổng số (người) Cao đẳng Đại học Trên Đại học CNKT bậc cao

Nông lâm ngƣ nghiệp 1.513 1.091 24 398

Công nghiệp 2.653 1.780 66 807

Xây dựng 1.075 931 7 137

Thƣơng nghiệp 512 504 8

Khách sạn nhà hàng 354 354

Vận tải, kho bãi 1.247 1.127 12 108

Hoạt động KHCN 368 350 6 12

47

Quản lý nhà nƣớc an ninh QP 1.737 1.658 62 17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo dục đào tạo 12.777 12.420 357

Y tế và cứu trợ xã hội 966 831 87 48

Hoạt động Đảng đoàn thể 614 614

Các ngành khác 2.283 1.653 11 619

Tổng cộng 26.756 23.966 636 2.154

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên 2007

Nhóm ngành kinh tế quốc dân Tổng số (người) Cao đẳng Đại học Trên Đại học CNKT bậc cao

Nông lâm ngƣ nghiệp 2.370 1.871 31 468

Công nghiệp 3.447 2.380 86 981

Xây dựng 1.261 1.031 21 209

Thƣơng nghiệp 641 624 17

Khách sạn nhà hàng 450 450

Vận tải, kho bãi 1.593 1.425 20 148

Hoạt động KHCN 470 429 15 26

Văn hoá, Du lịch 720 707 13

Quản lý nhà nƣớc an ninh QP 1.942 1.845 74 23

Giáo dục đào tạo 13.168 12.700 468

Y tế và cứu trợ xã hội 991 843 96 52

Hoạt động Đảng đoàn thể 630 630

Các ngành khác 2.412 1.711 23 678

Tổng cộng 30.095 26.646 847 2.602

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên 2012

Qua các bảng thực trạng phát triển nguồn nhân lực KHCN tỉnh Hƣng Yên có thể rút ra một số nhận xét:

48

- Nhân lực KH-CN có trình độ từ đại học trở lên của tỉnh Hƣng Yên mặc dù còn thấp hơn bình quân chung của cả nƣớc, và có khoảng cách chênh lệch rất xa so với các nƣớc trong khu vực và thế giới nhƣng cũng đang tăng trong những năm gần đây.

- Số lƣợng CNKT bậc cao (từ bậc 5 -7) năm 2007 chiếm 1,92% tổng số nhân lực KH-CN, năm 2012 chiếm 2,05% tổng số nhân lực KH-CN. Mặc dù số lƣợng CNKT đã tăng trong những năm qua nhƣng tỷ lệ tăng còn thấp. Đây là một khó khăn lớn, bất cập trong việc tiếp nhận công nghệ mới và triển khai ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất kinh doanh. Điều này cũng phản ánh một tình trạng chung của cả nƣớc là thừa thầy, thiếu thợ.

- Số nhân lực KH-CN có trình độ thạc sỹ trở lên sống và làm việc tại Hƣng Yên ngày càng tăng. Tổng số ngƣời có trình độ thạc sỹ trở lên năm 2007 là 636 ngƣời, bằng 2,59% số ngƣời có trình độ từ cao đẳng trở lên, bằng 0,57% tổng số nhân lực KH-CN; năm 2012 là 1918 ngƣời, bằng 5,38% số ngƣời có trình độ từ cao đẳng trở lên, bằng 1,19% tổng số nhân lực KH-CN.

- Nhân lực KH-CN phân theo chuyên môn đƣợc đào tạo cũng có chiều hƣớng tăng, trong đó ngành giáo dục là nhiều nhất chiếm 53,97% (năm 2007) và 54,12% (năm 2012) tổng số nhân lực KH-CN có trình độ từ cao đẳng trở lên. Số lƣợng này phù hợp với nhiệm vụ và chiến lƣợc đào tạo con ngƣời theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII, Nghị quyết 03/TU của tỉnh Hƣng Yên về Giáo dục và Đào tạo.

- Nhân lực KH-CN phân theo chuyên môn đƣợc đào tạo ngành công nghệ, kỹ thuật 5,93% (năm 2007) và 5,93 (năm 2012), ngành khoa học tự nhiên, toán máy tính 6,59% (năm 2007) và 8,36 (năm 2012), ngành xây dựng, kiến trúc 2,06% (năm 2007) và 2,26 (năm 2012), đây là những ngành chủ lực nhằm phát triển kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Hƣng Yên. Mặc dù nguồn nhân lực KH-CN phân theo chuyên môn đào tạo các nhóm ngành

49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trên có xu hƣớng tăng nhƣng tỷ lệ tăng chƣa cao, điều này cho thấy muốn đạt đƣợc mục tiêu định hƣớng ƣu tiên tiếp nhận và ứng dụng KHCN hiện đại tiến tiến vào sản xuất đặc biệt chú ý đến phát triển các ngành công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn thì cần phải có chính sách ƣu tiên đào tạo các ngành này hoặc chính sách thu hút nhân lực KH-CN nhằm khắc phục sự thiếu hụt nêu trên.

- Mặt khác Hƣng Yên cũng nhƣ cả nƣớc đang tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhƣng nhân lực KH-CN phân theo chuyên môn đƣợc đào tạo ngành nông lâm thuỷ sản có xu hƣớng giảm. Nhân lực KH-CN phân theo chuyên môn đƣợc đào tạo: ngành nông lâm thủy sản chiếm 7,62% (năm 2007) và 6,68% (năm 2012). Con số này thấp so với tổng số nhân lực KH-CN có trình độ từ cao đẳng trở lên. Nhân lực KH-CN làm việc trong ngành nông lâm thuỷ sản năm 2007 là 1.513 ngƣời, năm 2012 là 2.370 ngƣời. Nhƣ vậy, nhân lực KH-CN bậc cao chƣa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Là một tỉnh nông nghiệp do đó cần phải tăng cƣờng nhân lực KH-CN trong các lĩnh vực này thông qua các chính sách đào tạo, phát triển, thu hút nhân lực KH-CN.

Trình độ ngoại ngữ, tin học, chính trị, quản lý của nhân lực KHCN có trình độ từ cao đẳng trở lên và CNKT bậc cao.

Về ngoại ngữ:

Số cán bộ KHCN biết ngoại ngữ: năm 2007 là 20.977 ngƣời chiếm 78,4%; năm 2012 là 24.542 ngƣời chiếm 79,2% tổng số nhân lực KHCN có trình độ từ cao đẳng trở lên và CNKT bậc cao [62, 88].

Nhƣ vậy số cán bộ biết ngoại ngữ trên danh nghĩa là tƣơng đối khá và có chiều hƣớng tăng song thực tế số ngƣời biết ngoại ngữ để làm việc đƣợc thì còn rất hạn chế, do vậy cần phải đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân lực KHCN để có đủ khả năng giao tiếp, làm việc trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay.

50

Về tin học:

Số nhân lực KH-CN có trình độ từ cao đẳng trở lên và CNKT bậc cao

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 47)