Phát triển nguồn nhân lực KHCN

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 29)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Phát triển nguồn nhân lực KHCN

Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề mang tính thời sự đƣợc các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách của nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu và đƣa ra những quan niệm khác nhau.

Khi bàn về vấn đề con ngƣời trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Giáo sƣ Phạm Minh Hạc cho rằng:

Phát triển nguồn nhân lực đƣợc hiểu về cơ bản là tăng giá trị cho con ngƣời, trên các mặt nhƣ đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực… làm cho con ngƣời trở thành những ngƣời lao động có những năng lực và phẩm chất mới và cao hơn, đáp ứng đƣợc những yêu cầu to lớn của sự phát triển kinh tế - xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc [31, 285].

Trong hoạt động thực tiễn, trên lĩnh vực nguồn nhân lực cần phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa hai khái niệm “phát triển nhân lực” và “quản lý nhân lực”. Đây là hai khái niệm phản ánh những đối tƣợng khá giống nhau: đối tƣợng tác động của sự phát triển nhân lực và quản lý nhân lực đều là chất lƣợng của nhân lực (trí tuệ, thể chất, năng lực, trình độ…). Điểm khác nhau cơ bản

23

của hai khái niệm này là: quản lý nhân lực là quá trình tác động có định hƣớng của chủ thể quản lý (ngƣời sử dụng lao động) đến đối tƣợng quản lý (ngƣời lao động) nhằm huy động cao nhất những phẩm chất, năng lực, sức khỏe của họ vào thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức; quản lý nhân lực là một dạng của hoạt động quản lý hƣớng đến mục tiêu làm cho tổ chức tồn tại, vận động và phát triển. Còn phát triển nhân lực luôn gắn liền với sự phát triển của từng con ngƣời cụ thể trong tổ chức mà mục tiêu cao nhất là nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng tổng thể và quy mô nhân lực của tổ chức đó.

Dƣới góc độ quản trị nhân lực thì khái niệm phát triển nhân lực đƣợc hiểu là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức đƣợc tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để tạo ra sự thay đổi về hành vi nghề nghiệp cho ngƣời lao động, đƣợc thực hiện bởi doanh nghiệp. Theo quan niệm này thì phát triển nhân lực bao gồm cả các hoạt động học tập, rèn luyện, thậm chí chỉ trong vài ngày, vài giờ…

Những quan điểm trên, về cơ bản đã chỉ ra những khía cạnh khác nhau của phát triển con ngƣời với phát triển nhân lực. Tuy nhiên, vẫn còn sự lẫn lộn giữa chúng. Phát triển con ngƣời là một khái niệm rộng hơn phát triển nhân lực. Phát triển con ngƣời với cách tiếp cận nhân học là mục tiêu của sự phát triển chứ không phải là một nhân tố của sản xuất, đó là sự mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn của con ngƣời nhằm hƣởng thụ một cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp. Dĩ nhiên, phát triển con ngƣời không chỉ là sự gia tăng thu nhập và của cải vật chất mà còn là mở rộng các khả năng của con ngƣời, tạo cho con ngƣời cơ hội tiếp cận với nền giáo dục tốt hơn, các dịch vụ tốt hơn nhƣ y tế, chỗ ở có tiện nghi tốt hơn, có việc làm ổn định… Phát triển con ngƣời là tăng cƣờng năng lực, trƣớc hết là nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của họ. Nói khác đi, năng lực là điều kiện cần thiết để biến cơ hội thành hiện thực, đồng thời tạo ra cơ hội mới để phát triển.

24

Tóm lại, phát triển con ngƣời là sự phát triển toàn diện con ngƣời với tƣ cách là chủ thể tự nhiên và xã hội.

Khái niệm phát triển nhân lực, trên bình diện xã hội, là chỉ quá trình phát triển con ngƣời từ dạng tiềm năng thành vốn con ngƣời - vốn nhân lực, và chuyển vốn này vào hoạt động kinh tế - xã hội. Vốn nhân lực đƣợc hiểu là tiềm năng và khả năng phát huy tiềm năng về sức khỏe, kiến thức của các cá nhân và là cái mang lại lợi ích trong tƣơng lai cao hơn và lớn hơn những lợi ích hiện tại. Khái niệm “vốn” ở đây đƣợc hiểu là giá trị mang lại lợi ích kinh tế - xã hội. Giá trị vốn nhân lực chính là giá trị sức lao động đƣợc phát huy, đƣợc đƣa vào sử dụng. Do đó, để trở thành vốn nhân lực, con ngƣời phải đƣợc giáo dục, đào tạo để có những kiến thức chuyên môn ngày càng cao, có sức khỏe tốt. Vì thế, đầu tƣ cho giáo dục sẽ mang lại nguồn lợi lớn. Phát triển nguồn nhân lực là hoạt động (đầu tƣ) nhằm tạo ra nhân lực với số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân; việc nâng cao sức khỏe, trí tuệ, đạo đức, năng lực chuyên môn, tay nghề, kỹ năng thực hành để tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lƣợng cuộc sống.

Từ những phân tích ở trên, có thể quan niệm: Phát triển nguồn nhân lực, về thực chất, là nâng cao giá trị con ngƣời chủ yếu trên các phƣơng diện thể lực, trí tuệ, đạo đức, năng lực, kỹ năng, thẩm mỹ, sự lành nghề… và nâng cao chất lƣợng, hiện đại hóa giáo dục - đào tạo.

Phát triển nguồn nhân lực bao gồm 3 nội dung cơ bản: phát triển nguồn nhân lực về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu.

Phát triển nguồn nhân lực về số lƣợng có liên quan đến tốc độ gia tăng dân số và lực lƣợng lao động với quy mô hợp lý, bảo đảm có đủ lực lƣợng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong từng thời kỳ và từng giai đoạn cách mạng. Trƣớc hết, cần bảo đảm tỷ lệ sinh đẻ hợp lý,

25

phù hợp với quy mô và tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Một quốc gia có quy mô dân số hợp lý, lực lƣợng lao động dồi dào là điều kiện tốt để phát triển nhân lực về mặt chất lƣợng.

Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lƣợng là phát triển những phẩm chất, năng lực và sức mạnh của con ngƣời. Cụ thể là nâng cao thể lực, trí tuệ, đạo đức, năng lực, kỹ năng, thẩm mỹ… của ngƣời lao động. Phát triển chất lƣợng nhân lực đƣợc tác động, chi phối bởi những yếu tố sức khỏe và chế độ dinh dƣỡng, giáo dục - đào tạo, giá trị văn hóa truyền thống và môi trƣờng sống, trong đó, giáo dục - đào tạo giữ vai trò quyết định. Bởi lẽ, không có một sự tiến bộ nào, sự thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và những thành tựu trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia. Những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết tiến hành sự nghiệp giáo dục một cách hiệu quả thì quốc gia đó, không thể phát triển đƣợc, điều đó cũng đồng nghĩa với sự phá sản.

Phát triển nguồn nhân lực về cơ cấu, tức là đảm bảo nhân lực có cơ cấu hợp lý. Điều này trƣớc hết liên quan đến cơ cấu dân số về độ tuổi, giới tính. Dân số của một nƣớc có cơ cấu độ tuổi hợp lý đảm bảo cho nhân lực phát triển liên tục và có sự kế thừa, dân số trẻ, đây chính là sức mạnh tiềm tàng của nhân lực của nƣớc đó. Cơ cấu giới tính hợp lý đảm bảo cho nhân lực có đủ lực lƣợng lao động phân bố vào các ngành, lĩnh vực phù hợp với giới tính để ngƣời lao động làm việc đạt hiệu quả cao. Các cơ cấu khác nhƣ ngành nghề đào tạo, trình độ tay nghề, lao động trí óc và lao động chân tay, lao động trong các thành phần kinh tế… có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chất lƣợng tổng thể của nhân lực của một quốc gia.

Nguồn nhân lực KH-CN là vốn quý của đất nƣớc, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển mạnh mẽ của đất nƣớc, góp phần to lớn đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững an ninh, trật tự, độc lập chủ quyền của đất

26

nƣớc. Đó là lực lƣợng quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố vật chất quan trọng nhất, quyết định nhất của lực lƣợng sản xuất, của nền kinh tế, của xã hội. Đó là lực lƣợng nghiên cứu, sáng tạo, trực tiếp sử dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào quá trình sản xuất, cũng nhƣ các hoạt động xã hội khác, đảm bảo cho đất nƣớc rút ngắn khoảng cách về sự phát triển với các nƣớc khác và có thể vƣợt các nƣớc đó. Do đó, phát triển nguồn nhân lực KH-CN là đòi hỏi cấp bách của một nƣớc đang đẩy mạnh CNH, HĐH nhƣ Việt Nam, trƣớc yêu cầu “đi tắt đón đầu” rút ngắn khoảng cách với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Phát triển nguồn nhân lực KH-CN còn đƣợc hiểu là quá trình tác động có định hƣớng của chủ thể vào nhân lực KH-CN thông qua các chủ trƣơng, quy định, chính sách, phƣơng pháp tác động hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, huy động tối đa nhân lực KH-CN vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Từ những điều trình bày ở trên, có thể quan niệm: Phát triển nguồn nhân

lực KH-CN là tổng thể các hoạt động nhằm xây dựng lực lượng lao động KH- CN đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương nói riêng và của đất nước nói chung, thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát

triển kinh tế - xã hội.

Quan niệm trên cho thấy:

- Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực KH-CN là đảm bảo nhân lực có số lƣợng thích hợp, có chất lƣợng và cơ cấu hợp lý theo yêu cầu phát triển của đất nƣớc.

- Nội dung phát triển nguồn nhân lực KH-CN là những công việc phải làm để xây dựng lực lƣợng lao động KH-CN có số lƣợng thích hợp, đủ để phân bố trên tất cả các lĩnh vực hoạt động KHCN của đất nƣớc hay một địa

27

phƣơng (tức là phát triển nguồn nhân lực KH-CN về quy mô); có thể lực, trí tuệ, đạo đức, năng lực chuyên môn, tay nghề, kỹ năng thực hành… của nguồn nhân lực KH-CN đáp ứng yêu cầu của đất nƣớc (tức là nâng cao chất lƣợng từng ngƣời và toàn thể lực lƣợng lao động KH-CN); có cơ cấu hợp lý.

Nhƣ vậy, nội dung phát triển nguồn nhân lực KH-CN gồm:

+ Tăng cƣờng về số lƣợng nguồn nhân lực KH-CN: thông qua hoạt động giáo dục, đào tạo tại các trƣờng cao đẳng, đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu; hoạt động bồi dƣỡng tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… để bổ sung lực lƣợng lao động KH-CN.

+ Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực KH-CN: bao gồm nhiều nội dung, từ việc tăng cƣờng thể lực, phát triển thể chất của ngƣời lao động, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức đến nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của nhân lực KH-CN.

+ Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực KH-CN hợp lý, cân đối nhằm tạo sự phát triển đồng đều tƣơng dối giữa các ngành, các lĩnh vực, các khu vực hoạt động khoa học công nghệ. Điều này không có nghĩa là phát triển bình quân, cào bằng mà phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, tác động trực tiếp đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

- Chủ thể phát triển nguồn nhân lực KH-CN: ngƣời sử dụng lao động; các viện nghiên cứu, trƣờng đại học, cao đẳng; các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực KHCN; bản thân ngƣời lao động hoạt động trong lĩnh vực này…

- Đối tƣợng của phát triển nguồn nhân lực KH-CN là những ngƣời đang và sẽ hoạt động, lao động trong các lĩnh vực KHCN.

- Hoạt động phát triển nguồn nhân lực KH-CN có thể gồm các bƣớc chủ yếu sau đây:

28

+ Kế hoạch hóa nguồn nhân lực KH-CN: xác lập các loại kế hoạch liên quan đến lực lƣợng lao động KH-CN để có cái nhìn tổng quát về nhân lực KH-CN của một địa phƣơng hay cả nƣớc.

+ Tuyển chọn nguồn nhân lực KH-CN: lựa chọn các ứng viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vị trí công việc trong tổ chức.

+ Sử dụng nguồn nhân lực KH-CN: thực hiện các chính sách nhằm huy động nhân lực KH-CN vào hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, phát minh, sáng chế…

+ Đánh giá nguồn nhân lực KH-CN: từ những tiêu chuẩn, tiêu chí đƣợc xây dựng từ trƣớc, tiến hành kiểm định lại kết quả làm việc, cống hiến của đội ngũ lao động KH-CN, đƣa ra những đánh giá cụ thể về những thành tựu, đóng góp cho đơn vị và xã hội cũng nhƣ những hạn chế, khuyết điểm để có biện pháp khắc phục.

+ Đào tạo, bồi dƣỡng: từ kết quả đánh giá, chủ thể thấy đƣơc những con ngƣời cụ thể, những lĩnh vực nào cần đầu tƣ, đào tạo lại, bồi dƣỡng, cập nhật, bổ sung kiến thức nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong hiện tại và tƣơng lai.

+ Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nguồn nhân lực KH-CN bao gồm những đãi ngộ vật chất, chăm lo đời sống tinh thần và cải thiện điều kiện làm việc…

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)