8. Kết cấu của luận văn
1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực khoa học công nghệ
Báo cáo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2001 của Bộ Khoa học và Công nghệ xác định: Nguồn nhân lực khoa học - công nghệ gồm các loại nhân lực tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ sau đây:
- Nghiên cứu sáng tạo;
- Giảng dạy khoa học và công nghệ; - Quản lý;
- Khai thác và sử dụng công nghệ;
- Trực tiếp tác nghiệp và vận hành máy móc [4, 31]. (5 loại).
Trong cuốn Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực khoa học và công
nghệ, xuất bản năm 1995 tại Paris, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng, nguồn nhân lực khoa học - công nghệ bao gồm những ngƣời lao động đáp ứng đƣợc các điều kiện sau đây:
- Đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng về một lĩnh vực KH và CN. - Tuy chƣa đạt đƣợc điều kiện nêu trên, nhƣng làm việc trong một lĩnh vực khoa học và công nghệ đòi hỏi phải có trình độ tƣơng đƣơng [ xem: 5, 61]. Theo quan niệm này, có thể hiểu nguồn nhân lực KHCN bao gồm những ngƣời: đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng và làm việc trong một ngành KHCN; đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng nhƣng không làm việc trong một ngành KHCN nào; chƣa tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, nhƣng làm một công việc trong một lĩnh vực KHCN đòi hỏi trình độ tƣơng đƣơng.
Ngoài cách hiểu nêu trên ngƣời ta còn thƣờng sử dụng khái niệm “nhân lực nghiên cứu và phát triển” để chỉ lực lƣợng lao động KH-CN của một quốc gia, một địa phƣơng. Theo hƣớng dẫn thống kê nghiên cứu phát triển của OECD (Cẩm nang FRASCATI), nhân lực nghiên cứu và phát triển bao gồm những ngƣời trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển hoặc
19
trực tiếp hỗ trợ các hoạt động này. Khi đó, nhân lực nghiên cứu và phát triển chia thành 3 nhóm:
- Cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu, nhà khoa học, kỹ sƣ nghiên cứu): đó là những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ hoặc không có văn bằng chính thức, song làm các công việc tƣơng đƣơng nhƣ nhà nghiên cứu, nhà khoa học tham gia vào quá trình sáng tạo ra tri thức, sản phẩm và quy trình mới, tạo ra phƣơng pháp và hệ thống mới.
- Nhân viên kỹ thuật và tƣơng đƣơng: bao gồm những ngƣời thực hiện những công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết kỹ thuật trong những lĩnh vực của KHCN. Họ tham gia vào nghiên cứu và phát triển bằng việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp dụng những khái niệm và phƣơng pháp vận hành dƣới sự giám sát của các nhà nghiên cứu.
- Nhân viên hỗ trợ trực tiếp nghiên cứu và phát triển: bao gồm những nhân viên hành chính, văn phòng tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển. Trong nhóm này có cả những ngƣời làm việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục vụ công việc nghiên cứu và phát triển trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển [xem: 6, 120].
Khái niệm nhân lực KH-CN đƣợc Tiến sỹ Trần Xuân Định và Phạm Văn Quý nêu ra khá rõ: “Nhân lực khoa học và công nghệ là tập hợp những nhóm ngƣời tham gia (hoặc có khả năng tham gia) vào các hoạt động khoa học và công nghệ với các chức năng nghiên cứu, sáng tạo, giảng dạy, quản lý, khai thác, sử dụng và tác nghiệp, góp phần quyết định tạo ta sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, của sự phát triển sản xuất và xã hội” [57, 42-43].
Trên cơ sở những phân tích nêu trên về những vấn đề liên quan đến khái niệm nhân lực, nhân lực KH-CN và ý kiến của các nhà khoa học về vấn đề này, có thể quan niệm: Nhân lực KH-CN là toàn bộ những ngƣời lao động tham gia hoặc có khả năng tham gia vào các hoạt động KHCN mà trực tiếp
20
nhất là những ngƣời theo nghề nghiên cứu khoa học, sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc.
Lao động của nhân lực KH-CN chủ yếu là lao động trí óc với tính sáng tạo cao, bởi vậy nhân lực này phải qua quá trình đào tạo, tích luỹ tri thức khoa học và kỹ năng nghề nghiệp, và phải qua quá trình hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực KHCN. Trong một số hoạt động KHCN nếu ngƣời lao động phải làm việc bằng cơ bắp thì hoạt động đó chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học thì tỷ lệ phần lao động trí óc trong hao phí lao động của nhân lực KH-CN phải chiếm từ 30% trở lên.
Sự phát triển nhƣ vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển nhảy vọt. Sự hình thành nền kinh tế tri thức và việc nhiều công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất sẽ tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng nhờ khai thác tốt tiềm năng trí tuệ của đội ngũ lao động. Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ lƣợng lao động trí tuệ chiếm 70% đến 80% trong cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa, còn lao động cơ bắp chỉ chiếm 20% đến 30% [30, 82]. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nhân lực KH-CN, của công nhân trí thức và cũng lý giải vì sao ở các nƣớc phát triển, “công nhân trí thức” chiếm tỷ lệ cao trong tổng số công nhân.
Nguồn nhân lực KH-CN là một bộ phận quan trọng nhất của nguồn nhân lực đất nƣớc, cũng đƣợc tạo nên bởi các yếu tố chủ yếu nhƣ: số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực KH-CN.
Số lƣợng nhân lực KH-CN gồm: tổng số lao động hoạt động KHCN, trong đó chủ yếu là số lƣợng lao động hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực khoa học và công nghệ.
21
Chất lƣợng nhân lực KH-CN cũng đƣợc đánh giá qua các yếu tố nhƣ có sức khỏe tốt, thể lực tốt, có trình độ kiến thức (trình độ đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học: thạc sĩ, tiến sĩ), kỹ năng nghề nghiệp và phong cách làm việc đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức.
Cơ cấu nhân lực KH-CN: xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực KH- CN với quy mô cần thiết đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu ngành nghề phù hợp với các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nƣớc nhƣ: giáo dục - đào tạo, kinh doanh, quản lý, kỹ thuật công nghiệp, nông - lâm - ngƣ nghiệp; phân bố theo các thành phần kinh tế nhƣ: kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân, các thành phần kinh tế khác…; cơ cấu theo khu vực hoạt động nhƣ nhân lực KH-CN trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các cơ quan đảng, đoàn thể, trong các tổ chức Khoa học và công nghệ, các trƣờng đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu; nhân lực lao động kỹ thuật... Nhƣ vậy có thể nói, nguồn nhân lực KH-CN là một bộ phận quan trọng nhất cấu thành nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) coi phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là những khâu đột phá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nhƣ vậy, muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi để đƣa đất nƣớc cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020 thì cần phải phát huy nguồn lực con ngƣời, nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lƣợng cao, trong đó đặc biệt chú trọng nhân lực KH-CN.
Đối với nguồn nhân lực KH-CN:
- Xây dựng, phát triển đội ngũ nhân lực KH-CN với quy mô cần thiết đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu ngành nghề phù hợp với các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nƣớc. Có năng lực giải đáp kịp thời
22
những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
- Tập trung nâng cao chất lƣợng, năng lực nghiên cứu, năng lực sáng tạo của nhân lực Việt Nam, phấn đấu đƣa trình độ của nhân lực khoa học và công nghệ nƣớc ta đạt mức tiên tiến trong khu vực, tiếp cận đƣợc những xu hƣớng chính sách phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, tham gia sáng tạo và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ thế giới phục vụ yêu cầu phát triển đất nƣớc và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.
- Tập trung xây dựng và phát triển có trọng điểm một số nhóm nhân lực KHCN trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, cơ khí - tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ…