THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG
3.1 Phân loại, đánh giá và quản lý nguyên vật liệu 1 Phân loại nguyên vật liệu
3.1.1 Phân loại nguyên vật liệu
Vật liệu trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau, được sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau, có thể được bảo quản, dự trữ trên nhiều địa bàn khác nhau. Do để dễ dàng cho công tác quản lý và sử dụng ,công ty đã phân chia NVL như sau:
Nguyên vật liệu chính :
- Đá mu rùa( pouzzoland): một phần mua ngoài, một phần khai thác tại mỏ đá Vĩnh Tân ( đồng nai)
- Thạch cao: chủ yếu là nhập khẩu Vật liệu phụ và vật liệu khác:
- Vật liệu phụ: chất trơ nghiền, giấy nhám, hóa chất,sắt, thép,và các loại
- Vỏ bao:do công ty tự sản xuất bao gồm:vỏ bao giấy PCB 40,vỏ bao vữa cho xây dựng… và một phần được mua ngoài
- Giấy làm vỏ bao Nhiên liệu: - Dầu ADO
- Xăng
Phụ tùng:
- Phụ tùng thiết bị truyền dẫn: băng truyền, con lăn, ổ trục… - Phụ tùng thiết bị sản xuất
- Phụ tùng thiết bị vận tải - Phụ tùng máy phát động lực -
Vật liệu phụ và thiết bị cơ bản: - Xi măng xây dựng cơ bản
- Cát xây dựng cơ bản
- Đá mi, cát bụi xây dựng cơ bản - Cát khô xây dựng, cát tiêu chuẩn - Vật liệu xây dựng khác
Bán thành phẩm:
Clinker là một loại bán thành phẩm của quy trình sản xuất, chiếm khoảng 80% trọng lượng thành phẩm, là một loại hỗn hợp (đá vôi, đất sét, đất đỏ ) được nghiền nhuyễn và trộn lẫn vào nhau. Clinker đem đi nghiền có thể trở thành xi măng ngay nhưng để tăng
hiệu quả kinh tế và tăng tính năng sử dụng còn phải thêm phụ gia. Nguyên vật liệu phải mua từ công ty xi măng Hà Tiên 2 và từ các nguồn khác bao gồm:
- Clinker nhập khẩu
- Clinker mua của các doanh nghiệp nội bộ trong công ty gồm :clinker phía bắc, clinker sao mai…
Phế liệu:
Là những loại nhiên liệu bị loại từ khâu sản xuất và có thể sử dụng lại.