LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

Một phần của tài liệu Hộc tốt ngữ văn 10 (Trang 115)

III- Đề kết hợp thuyết minh về tác giả tác phẩm văn học:

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

A- NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

1. Bài học nhằm mục đích ôn tập và nâng cao kiến thức và kĩ năng lập dàn ý bài văn nghị luận đã học ở THCS. Thực chất, việc lập dàn ý cho một bài văn nghị luận là việc chọn lọc, sắp xếp và triển khai hệ thống các luận điểm, luận cứ theo bố cục ba phần: mở bài (giới thiệu và định hƣớng triển khai vấn đề), thân bài (triển khai lần lƣợt các luận điểm, luận cứ), kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).

2. Muốn lập đƣợc dàn ý cho bài nghị luận, cần:

+ Nhận thức đúng đề bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu). + Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết.

http://onluyen.net

+ Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lí.

3. Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận và hình thành thói quen lập dàn ý trƣớc khi viết.

B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Bài tập 1. Cho đề văn sau:

Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Có tài mà không có đức là ngƣời vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".

Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Ngƣời nhƣ thế nào? Một bạn học sinh đã tìm đƣợc một số ý:

a. Giải thích khái niệm tài và đức.

b. Có tài mà không có đức là người vô dụng. c. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Yêu cầu:

- Bổ sung các ý còn thiếu. - Lập dàn ý cho bài văn.

Gợi ý:

Đây là một đề bài nghị luận xã hội. Nội dung vấn đề cần nghị luận là "đức""tài”. Thao tác lập luận chính là giải thích nên cần vận dụng các luận điểm, luận cứ sao cho phù hợp và đầy đủ để ngƣời đọc (ngƣời nghe) hiểu vấn đề một cách cặn kẽ, thấu đáo. Ngoài ra, đề bài còn đề cập đến việc vận dụng lời dạy của Bác nhƣ thế nào đối với bản thân.

+ Các ý còn thiếu cần phải đƣa vào dàn ý: - Quan hệ giữa đức và tài trong mỗi con ngƣời. - Hƣớng rèn luyện để có cả tài và đức.

+ Tham khảo: a- Mở bài:

- Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (có thể dẫn dắt bằng cách nêu xuất xứ của lời dạy hoặc nêu lên tầm quan trọng của tài và đức,...).

- Định hƣớng tƣ tƣởng cho bài viết (khẳng định tính đúng đắn của lời dạy). b- Thân bài:

- Hiểu lời dạy của Bác nhƣ thế nào? + Giải thích khái niệm tàiđức.

+ Tại sao có tài mà không có đức lại là ngƣời vô dụng. + Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. + Đức và tài có quan hệ nhƣ thế nào trong mỗi con ngƣời. - Vận dụng lời dạy của Bác nhƣ thế nào?

+ Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dƣỡng của từng cá nhân. + Bản thân vận dụng lời dạy của Bác nhƣ thế nào?

c- Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị và sức ảnh hƣởng từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài tập 2. Lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây:

Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thƣờng mƣợn câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn" để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này nhƣ thế nào?

http://onluyen.net

Vấn đề nghị luận trong đề bài này là một câu tục ngữ vừa có mặt đúng vừa có mặt chƣa đúng. Ngƣời viết cần xác định các ý đúng và các ý chƣa đúng trƣớc khi lập dàn ý, đồng thời xác định cách vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn học tập của bản thân sao cho phù hợp.

Tham khảo: a- Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc sống, đôi khi những khó khăn của hoàn cảnh làm ảnh hƣởng tới việc phát huy khả năng của con ngƣời. Vì thế, tục ngữ có câu: "Cái khó bó cái khôn".

- Định hƣớng tƣ tƣởng cho bài viết: Câu tục ngữ có những mặt đúng, có những mặt chƣa đúng. Khi vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống cần có sự linh hoạt.

b- Thân bài:

Ý 1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

- "Cái khó": những khó khăn trong thực tế cuộc sống nhƣ hoàn cảnh kinh tế eo hẹp; điều kiện làm việc thiếu thốn; môi trƣờng sống khắc nghiệt;...

- "Cái khôn": khả năng suy nghĩ sáng tạo nhƣ nhận thức đúng đắn về sự vật sự việc; dự tính, phán đoán đƣợc hƣớng phát triển của vấn đề; đề ra đƣợc những cách thức, giải pháp tốt để thực hiện công việc;...

- "Cái khó bó cái khôn": "bó" là sự trói buộc, kìm hãm. Những khó khăn trong thực tế cuộc sống trói buộc khả năng nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo,... của con ngƣời (giống nhƣ một số bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập vậy).

Câu tục ngữ đúc rút một thực tế là: những khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con ngƣời. Bài học này có mặt đúng, có mặt chƣa đúng:

- Mặt đúng: Con ngƣời bao giờ cũng chịu ảnh hƣởng, tác động của hoàn cảnh (ít hay nhiều). Chẳng hạn, những bạn có điều kiện thuận lợi nhƣ gia đình giàu có, thời gian nhiều, tài liệu đủ, thầy giỏi, bạn tốt,... sẽ có thể học tốt hơn những bạn nhà nghèo, thời gian giành cho học tập ít, điều kiện tài liệu, thầy, bạn,... cũng thiếu thốn.

- Mặt chƣa đúng: Bài học mà câu tục ngữ nêu ra còn phiến diện, chƣa đáng giá đúng mức vai trò của cá nhân trong việc vƣơn lên hoàn cảnh, thậm chí cải tạo hoàn cảnh. Bằng chứng là nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn vẫn học tốt, ngƣợc lại , nhiều bạn có điều kiện thuận lợi nhƣng do ỷ lại nên vẫn học yếu.

Ý 2. Vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống, học tập:

- Trƣớc khi làm bất kì một việc gì, cần tính đến những điều kiện khách quan, lƣờng trƣớc những khó khăn.

- Nhƣng trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vƣợt qua khó khăn làm tiền đề cho sự thành công.

c- Kết luận:

Đánh giá chung: Hoàn cảnh khó khăn giống nhƣ những thử thách trên bƣớc đƣờng chinh phục. Khó khăn càng nhiều thì khi đạt tới đỉnh cao ta càng thấy giá trị của vinh quang. Câu tục ngữ giúp ta nhận thức đƣợc một thực tế nhƣng hiểu cặn kẽ mọi mặt sẽ khiến ta không nản lòng.

TUẦN 28 2

ĐỌC VĂN:

Một phần của tài liệu Hộc tốt ngữ văn 10 (Trang 115)