NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Một phần của tài liệu Hộc tốt ngữ văn 10 (Trang 58)

II- CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH Bài tập: (SGK)

A- NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Trong bài học tuần 12, HS đã làm quen, tìm hiểu khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Trong bài học này, HS sẽ tiếp tục tìm hiểu phong cách này với các đặc trƣng cơ bản của nó.

Các đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt gồm:

1- Tính cụ thể, tức gắn liền với ngƣời nói, ngƣời nghe cụ thể, có thời gian, địa điểm cụ thể, nhằm mục đích nói cụ thể, và có cách nói năng cụ thể...

2- Tính cảm xúc, tức gắn liền với một thái độ, tình cảm nhất định.

3- Tính cá thể, tức mang đặc điểm riêng của từng ngƣời nói về giọng điệu, cách lựa chọn từ ngữ, diễn đạt...

B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Bài tập 1- Đọc đoạn nhật kí dƣới đây (SGK) và trả lời câu hỏi:

a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

Gợi ý:

HS cần trả lời lần lƣợt theo các ý:

+ Tính cụ thể là gì? Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể ? (Tính cụ thể biểu hiện trong các từ ngữ chỉ thời gian cụ thể, công việc, hoàn cảnh, con ngƣời cụ thể...; các kiểu câu tỉnh lƣợc, lối diễn đạt thân mật...).

+ Tính cảm xúc là gì? Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cảm xúc? (Tính cảm xúc biểu hiện trong các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc, những câu hỏi tu từ, câu cảm thán, trong cách diễn đạt chân tình...).

+ Tính cá thể là gì? Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cá thể? (Tính cá thể biểu hiện trong các từ ngữ có ý nghĩa riêng biệt, cách dùng từ ngữ, diễn đạt đều rất riêng biệt của tác giả Đặng Thùy Trâm).

b) Anh (chị) có ghi nhật kí không? Theo anh (chị), ghi nhật kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?

Gợi ý:

+ HS trả lời tự nhiên và chân thực. Xin lƣu ý: Không phải ai cũng thích ghi nhật kí, ngay cả với những nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học có tên tuổi. Tuy nhiên, thay vào đó, ngƣời ta có sổ ghi chép hay sổ nháp để ghi những con số, những suy nghĩ hay những ý tƣởng ... riêng của mình.

http://onluyen.net

+ Nhật kí hay sổ ghi chép đều rất có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của mỗi cá nhân, nhất là ngôn ngữ viết.

Bài tập 2-

a) Chỉ ra những dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong những câu ca dao (SGK).

Gợi ý:

+ Trong câu ca dao đầu: Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là các từ: mình, ta (cách xƣng hô thân mật, thƣờng dùng trong khẩu ngữ).

+ Trong câu ca dao sau: Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng là cách xƣng hô thân mật: cô- anh. Ngoài ra còn có các từ ngữ nôm na, giản dị, gần với đời sống sinh hoạt hàng ngày: “yếm trắng loà xoà”, “đập đất, trồng cà”,...

b) Tập chuyển thành thơ lục bát (SGK).

HS tự luyện tập, chuyển lời nói hàng ngày thành văn vần thể lục bát.

Lƣu ý rằng, nhiều ngƣời vẫn thƣờng đặt câu theo lối văn vần thể lục bát một cách bình thƣờng. Ví dụ:

“Yếm em có một đôi mèo,

Mải chơi đá bóng quên trèo cây cau”

(Lời một em bé 4 tuổi)

“Lớp ta có chị Lan lười

Hôm qua được tám chị cười cả đêm”

(Sƣu tầm)

Chú ý: Tuy chƣa yêu cầu HS làm đƣợc thơ hay, nhƣng phải cố gắng suy nghĩ để câu thơ có ý nghĩa, thú vị.

Bài tập 3- (SGK) Gợi ý:

+ Sự khác nhau giữa lời thoại trong đoạn trích Đam Săn với lời đối thoại trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở chỗ:

- Các từ ngữ: “Ơ tất cả dân làng này, các ngƣơi có đi với ta không?...” - Cách diễn đạt cũng khác nhau, nhất là ở các vế đối.

+ Giải thích: Lời thoại trong đoạn trích chỉ mô phỏng, bắt chƣớc hình thức của ngôn ngữ nói mà không phải ngôn ngữ nói. Nó đã thuộc về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tức đã đƣợc gọt giũa, cách điệu để đạt tới tính thẩm mĩ cao hơn.

TUẦN 15

ĐỌC VĂN:

TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

A- KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

1. Hiểu đƣợc cấu trúc, đặc trƣng của thơ tứ tuyệt Đƣờng luật: bốn câu, mỗi câu giữ một vị trí khác nhau. Thấy đƣợc vẻ đẹp của thơ tứ tuyệt Đƣờng luật là "ý tại ngôn ngoại" (ý nằm ngoài lời).

2. Hiểu đƣợc vẻ đẹp ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ Lý Bạch: ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi cảm.

http://onluyen.net

B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Một phần của tài liệu Hộc tốt ngữ văn 10 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)