CA DAO THAN THÂN, YÊU THƢƠNG, TÌNH NGHĨA A KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

Một phần của tài liệu Hộc tốt ngữ văn 10 (Trang 30)

II- Quan sát, liên tƣởng, tƣởng tƣợng trong miêu tả và biểu cảm của văn bản tự sự:

CA DAO THAN THÂN, YÊU THƢƠNG, TÌNH NGHĨA A KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

A- KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

1- Ca dao là một bộ phận quan trọng trong văn học dân gian, đó là phần lời của những bài hát dân ca, có một bộ phận đã mất đi phần nhạc, chỉ lƣu truyền bằng cách đọc cho nhau nghe.

Nội dung ca dao biểu lộc đời sống tâm tƣ của nhân dân lao động trong các lĩnh vực cuộc sống. Những lời than thân, những tiếng nói yêu thƣơng, tình nghĩa chiếm một số lƣợng đáng kể và có giá trị lớn trong kho tàng ca dao cổ.

http://onluyen.net

2- Nghệ thuật của ca dao ngắn gọn, hàm súc, ngôn ngữ giản dị, gần với lời nói hàng ngày, và mang tính đại chúng. Hình tƣợng trong ca dao chân thật, dân dã và đậm sắc thái dân tộc...

B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Bài tập 1- Bài 1, 2:

Gợi ý:

a) Hai lời than thân đều mở đầu bằng “Thân em như...” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Ngƣời than thân là ai và thân phận họ thế nào?

Cả hai lời than thân đều của ngƣời con gái chƣa có chồng. Thân phận của họ chỉ là những ngƣời bình thƣờng, thua kém trong xã hội, cho nên mới chờ đợi sự may rủi của cuộc đời (không biết vào tay ai), cũng nhƣ cầu mong mọi ngƣời thấu hiểu cho thực chất bên trong (ngọt bùi), chứ không căn cứ vào vẻ bề ngoài (nhƣ củ ấu).

b- Thân phận có nét chung nhƣng nỗi đau của từng ngƣời lại có những sắc thái riêng, đƣợc diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau.

+ Trong câu 1: “Thân em như tấm lụa đào- Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?” có ý nghĩa biểu thị nỗi đau của ngƣời con gái đẹp (đƣợc ví nhƣ tấm lụa đào) không biết sẽ phải lấy ngƣời chồng nhƣ thế nào? Đây cũng là nỗi đau của những thân phận con ngƣời bị rẻ rúng, bị coi nhƣ món hàng, đem ra để mua bán, đổi chác (Ghi chú: Với những hoàn cảnh giao tiếp nhất định, nội dung câu ca dao trên đƣợc hiểu nhƣ đã phân tích. Vẫn có thể hiểu nó theo cách khác: Lời hát của ngƣời con gái kiêu kì đang thách thức các chàng trai).

Nét đẹp của ngƣời con gái trong câu ca này mang màu sắc sang trọng, co quí, kiêu kì (đƣợc ví nhƣ tấm lụa đào).

+ Trong bài 2: “Thân em như củ ấu gai- Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen- Ai ơi nếm thử mà xem- Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”, nỗi đau của ngƣời con gái lại đƣợc biểu hiện trong hoàn cảnh không đƣợc đánh giá đúng mức chỉ vì hình thức bên ngoài xấu xí (nhƣ củ ấu). Sự trái ngƣợc giữa hình thức với nội dung (“Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”) khiến cho cô gái bị hiểu nhầm (Tuy nhiên, cũng có thể hiểu đây là một cách nói khiêm nhƣờng cốt để nhấn mạnh vẻ đẹp bên trong).

Nét đẹp của cô gái trong bài ca này chủ yếu nhấn mạnh vẻ đẹp nội tâm.

Bài tập 2- Bài 3:

Gợi ý:

a- Mở đầu bài ca dao (3) không dùng các từ “Thân em như…”, mà lấy việc trèo khế để gợi ra nội dung tâm tình: “Trèo lên cây khế nửa ngày- Ai làm chua xót lòng này khế ơi!”. Đại từ “ai” phiếm chỉ, nhƣng trong ngữ cảnh này, đó là từ chỉ ngƣời bạn tình.

b- Mặc dù lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững thủy chung. Điều đó đƣợc nói lên qua các cặp ẩn dụ: sao Hôm- sao Mai, mặt trăng- mặt trời (để chỉ hai ngƣời vừa đôi phải lứa); còn thể hiện qua hình ảnh so sánh: “Ta nhƣ sao Vƣợt chờ trăng giữa trời”, ý nói tình duyên tuy không thành nhƣng lòng ngƣời vẫn đơn phƣơng chờ đợi, vẫn mong có ngày gặp nhau.

Tác giả lấy các hình ảnh thiên nhiên vũ trụ để khẳng định tình yêu của mình vì 2 lí do: + Các hình ảnh thiên nhiên vũ trụ này (sao Hôm, sao Mai, sao Vƣợt, mặt trăng, mặt trời) gắn bó với cuộc sống lao động của những chàng trai, cô gái nông thôn (trong lao động, họ thƣờng phải đi sớm, về khuya, một sƣơng hai nắng…), cho nên, những hình ảnh này dễ đi vào liên tƣởng, suy nghĩ, cảm xúc của họ.

+ Các hình ảnh thiên nhiên có vẻ đẹp riêng, có thể trở thành nơi gửi tình, ngụ ý, diễn tả tâm hồn…

c- Phân tích câu cuối: “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời

+ Ý nghĩa của câu cuối: (Dẫu mình không còn nhớ đến ta, thì) ta vẫn chờ đợi tình yêu của mình không bao giờ thôi, giống nhƣ sao Vƣợt cứ đứng giữa trời đợi trăng lên.

http://onluyen.net

+ Vẻ đẹp của câu ca thể hiện trong hình tƣợng sao Vƣợt, cũng tức là nằm trong sự so sánh, liên tƣởng độc đáo: chàng trai thấy sao Vƣợt (tức sao hôm) thƣờng mọc từ khi trời chƣa tối, và khi trời mới tối xuống đã thấy sao sáng trên đỉnh trời rồi. Vì thế có nơi gọi sao Hôm là sao Vƣợt (tức vƣợt lên trên các vì sao khác). Đã có nhiều câu thơ hay viết về sao Hôm, nhƣng đây cũng là một ý thơ dân gian rất độc đáo khi nghĩ rằng, sao Vƣợt mọc sớm hơn là để lên đỉnh trời hẹn với trăng rằm, chờ trăng rằm mọc.Lấy chuyện sao và trăng để nói chuyện tình yêu nhƣ vậy quả thật là rất có duyên.

+ Vẻ đẹp của câu ca dao còn thể hiện trong tình cảm, tâm hồn tác giả: ở đây, tác giả dân gian đã thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn cao thƣợng, với tình yêu thủy chung, son sắt dẫu là đơn phƣơng.

Bài tập 3- Bài 4:

Gợi ý:

Các thủ pháp diễn tả tình thƣơng nhớ trong bài ca dao và tác dụng của chúng:

- Ẩn dụ và hoán dụ: “Khăn thƣơng nhớ ai…” (Chiếc khăn là ẩn dụ gửi gắm nỗi lòng thƣơng nhớ); “Đèn thƣơng nhớ ai…” (Chiếc đèn là ẩn dụ nói lên nỗi nhớ khôn nguôi); “Mắt thƣơng nhớ ai…” (Đôi mắt là hoán dụ nói lên nỗi lòng thao thức vì thƣơng nhớ).

- Phép lặp (Lặp từ ngữ và mô hình cú pháp):

Các từ thương, nhớ… đƣợc lặp lại nhiều lần, có tác dụng nhấn mạnh, tăng thêm nỗi nhớ thƣơng. Các từ khăn, đèn, mắt cũng đƣợc lặp lại nhiều lần để tô đậm các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, gây dấu ấn trong lòng ngƣời đọc.

Mô hình câu:

“Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai…”

cũng đƣợc lặp lại nhiều lần để tô đậm cảm xúc, cảm giác liên quan đến niềm thƣơng nhớ. - Các câu hỏi tu từ đƣợc sử dụng liên tục: “Khăn thương nhớ ai- Khăn rơi xuống đất?… Đèn thương nhớ ai- Mà đèn chẳng tắt? Mắt thương nhớ ai- Mà mắt không yên?…”.

Tác dụng của những câu hỏi tu từ liên tục làm cho tình cảm đƣợc láy đi láy lại, hợp với tâm tảng bồn chồn, không yên vì thƣơng nhớ.

- Những câu thơ ngắn gồm 4 tiếng (hình thức vãn bốn) có tác dụng nhƣ một sự thôi thúc, diễn tả tâm trạng bồn chồn. Sự phối hợp với câu lục bát ở cuối càng làm nổi bật sắc thái sốt ruột trong những câu thơ bốn chữ.

Bài tập 4- Bài 5: Chiếc cầu- dải yếm là một mô-típ nghệ thuật chỉ có trong ca dao để nói lên ƣớc muốn mãnh liệt của ngƣời bình dân trong tình yêu. Phân tích vẻ đẹp độc đáo của mô típ nghệ thuật về chiếc cầu.

Gợi ý:

+ “Chiếc cầu” có ý nghĩa tƣợng trƣng cho sự nối liền khoảng cách tình cảm giữa con ngƣời với con ngƣời.

+ “Chiếc cầu- dải yếm” là một hình tƣợng độc đáo trong ca dao thể hiện khát vọng tình cảm mãnh liệt của các trang nam nữ thành niên.

+ Trong ca dao tình yêu có một số câu nói đến “chiếc cầu” nhƣng không có câu nào độc đáo bằng hình ảnh “bắc cầu dải yếm”.

Bài tập 5- Bài 6: (SGK).

Gợi ý:

+ Khi nói đến tình nghĩa, ca dao Việt Nam đã dùng hình ảnh muối và gừng bởi hai phẩm vật này có những nét đặc trƣng giống với tình cảm con ngƣời. Gừng là loại có vị cay để lại dƣ vị

http://onluyen.net

(không giống nhƣ các loại có vị cay khác nhƣ ớt, quế…); muối cũng là một loại có vị mặn có hậu (dễ chịu về sau). Nói chung, cả hai vị đều rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con ngƣời, và chúng đều mang đặc điểm chung là có dƣ vị dễ chịu. Điều đó rất thích hợp để ví với tình cảm có trƣớc có sau, sâu nặng, mặn mà…

+ Phân tích ý nghĩa biểu trƣng của gừng và muối trong bài ca dao:

Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta tình nặng nghĩa dày

Có xa nhau đi chăng nữa ba vạn sáu ngàn ngày mới xa - Muối mặn, gừng cay biểu trƣng cho tình nhgiã mạn nồng.

- Ba năm, chín tháng biểu trƣng cho sự bền lâu, vĩnh cửu.

- Ba vạn sáu ngàn ngày tức 100 năm, biểu trƣng cho suốt cuộc đời, cũng có nghĩa là vĩnh hằng.

Bài tập 6- Những biện pháp nghệ thuật thường được dùng trong ca dao? Chúng có gì khác với nghệ thuật thơ trong văn học viết?

Gợi ý:

+ Các biện pháp nghệ thuật thƣờng dùng trong ca dao (qua các bài vừa học) là: - Biện pháp so sánh (trong các bài 1, 2, 3).

- Biện pháp ẩn dụ (bài 2, 3, 4, 5, 6). - Hoán dụ (bài 4).

- Nói quá (bài 5,6)

+ Thơ trong văn học viết (gọi là thơ bác học) khác với ca dao (gọi là thơ dân gian) ở chỗ: tuy cũng sử dụng các biện pháp nghệ thuật nêu trên nhƣng các hình ảnh, câu chữ, cách ví von, so sánh…trong thơ bác học có những nét khó hiểu hơn, uyên thâm hơn; còn với thơ dân gian, các hình ảnh, câu chữ, diễn đạt… đều rất bình dân, gần gũi với đại chúng.

Luyện tập:

Câu 1- Tìm 5 bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…”.

- Thân em nhƣ miếng cau khô

Ngƣời khôn tham mỏng, ngƣời thô tham dày. - Thân em nhƣ giếng giữa đàng

Ngƣời khôn rửa mặt, ngƣời phàm rửa chân. - Thân em nhƣ tấm lụa đào

Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai. - Thân em nhƣ quế giữa rừng

Ong chƣa dám đậu muỗi đừng vo ve. - Thân em nhƣ tấm lụa điều

Đã đông kẻ chuộng lại nhiều ngƣời ƣa… - Thân em nhƣ cái sập vàng

Lũ chúng anh nhƣ tổ ong tàn trời mƣa…

Trong các bài ca dao trên không phải bài nào cũng thuộc chủ đề than thân. Các bài thứ 4, 5, 6 đều thể hiện sự kiêu kì của ngƣời con gái dẫu lúc đầu có dùng cách nói khiêm nhƣờng.

Câu 2- Bài giành cho HS khá giỏi. HS tự sƣu tầm.

Một phần của tài liệu Hộc tốt ngữ văn 10 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)