ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

Một phần của tài liệu Hộc tốt ngữ văn 10 (Trang 33)

II- Quan sát, liên tƣởng, tƣởng tƣợng trong miêu tả và biểu cảm của văn bản tự sự:

ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

http://onluyen.net

A- KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc điểm rất khác nhau. HS cần nắm vững các đặc điểm của cả hai phong cách này để khi nói và viết, tránh đƣợc sự nhầm lẫn, nhất là không đƣợc “viết nhƣ nói”.

B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Luyện tập:

Bài tập 1- Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích (SGK).

Gợi ý:

HS dựa vào phần lí thuyết, mục II để chỉ ra các đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích. Cụ thể:

+ Đặc điểm 1- Ngôn ngữ viết đƣợc thể hiện bằng chữ viết và đƣợc tiếp nhận bằng thị giác...

Với đoạn trích bài viết của Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng: Đây là bài viết trên báo, không phải bài nói chuyện, ngƣời tiếp nhận bằng cách đọc (chứ không phải nghe), đúng với đặc điểm nêu trên.

+ Đặc điểm 2- Ngôn ngữ viết không có ngữ điệu, không có sự phối hợp của các yếu tố ngoài ngôn ngữ, nhƣng các yếu tố trên đƣợc thay thế bằng dấu câu.

Với đoạn trích bài viết của Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng: Các dấu câu (dấu chấm, phẩy, hai chấm, ngoặc đơn, hai chấm, chấm qua hàng...) đã thay thế cho ngữ điệu và các yếu tố ngoài ngôn ngữ.

+ Đặc điểm 3- Từ ngữ gọt giũa, ít dùng từ khẩu ngữ, từ địa phƣơng, tiếng lóng...; thƣờng viết những câu dài, ít có các từ dƣ thừa.

Với đoạn trích bài viết của Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng: Các từ ngữ đều đƣợc gọt giũa để đạt tới độ chính xác cao, hơn nữa còn có các thuật ngữ chính xác; câu văn có thể dài ngắn nhƣng cấu trúc mạch lạc và không có từ ngữ dƣ thừa; sử dụng triệt để các dấu ngặc đơn, ngoặc kép, ba chấm...

Bài tập 2- Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói đwocj ghi lại trong đoạn trích (SGK).

Gợi ý:

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và sự vận dụng phân tích đoạn trích:

+ Đặc điểm 1- Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, ngƣời nghe giao tiếp trực tiếp, luân phiên đổi chỗ cho nhau.

Trong đoạn trích: những câu đối thoại có hình thức của ngôn ngữ nói, vì đó là ngôn ngữ bằng âm thanh, không cần chữ viết, ngƣời nói và ngƣời nghe luân phiên...

+ Đặc điểm 2: Ngữ điệu rất đa dạng, có nhiều yếu tố phi ngôn ngữ .

Trong đoạn trích: Ngữ điệu đƣợc ghi lại bằng các dấu câu. Trong các lời thoại, câu cảm, câu kể, câu hỏi liên tục thay đổi, cùng với các dấu chấm, dấu phẩy liên tục, báo hiệu ngữ điệu luôn thay đổi. Các yếu tố phi ngôn ngữ kèm theo hỗ trợ thƣờng xuyên nhƣ: “Mấy cô gái lại cứ

đẩy cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ”; “Thị cong cớn”; “Tràng ngoái cổ lại, vuốt mồ hôi trên mặt cười”; “Thị liếc mắt, cười tít”...

+ Đặc điểm 3: Từ ngữ đa dạng, sinh động, chƣa gọt giũa, nhiều trợ từ, thán từ, từ đệm, đƣa đẩy đan xen; nhiều câu tỉnh lƣợc, nhƣng cũng nhiều yếu tố dƣ thừa (nhƣng cần thiết).

Trong đoạn trích: Từ ngữ trong các lời thoại có rất nhiều từ ngữ đƣa đẩy, các thán từ, hô ngữ (Kìa, đấy, thật đấy, này, nhỉ...), nhiều từ ngữ thuộc phong cách khẩu ngữ, từ địa phƣơng... (Có khối cơm trắng mấy dò đấy...); có nhiều câu tỉnh lƣợc (Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!)...

Bài tập 3- Phân tích lỗi và sửa lại các câu dƣới đây cho hợp với ngôn ngữ viết (SGK).

Gợi ý:

http://onluyen.net

-Lỗi: nhầm phong cách ngôn ngữ nói với phong cách ngôn ngữ viết. Cụ thể: xem xét lại các từ thì, đã, hết ý trong câu (Dƣ thừa và không đúng phong cách).

- Có thể chữa lại là: Trong thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.

Câu b-Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.

- Lỗi: thừa các từ “nhƣ”, “thì”; sai phong cách các từ ngữ: “khai vống lên”, “vô tội vạ”. - Có thể sửa lại là: Máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai tăng lên đến mức không có giới hạn.

Câu c-Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng... thì cả ốc, tôm, cua... chúng chẳng chừa ai sất.

- Lỗi: sai nhiều, cả về từ ngữ lẫn diễn đạt. - Có thể sửa lại là:

Cá, rùa, ba ba, ếch nhái..., cả ốc, tôm, cua..., với chim ở gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng... chúng chẳng chừa thứ nào hết.

Hoặc:

Cá, rùa, ba ba, ếch nhái..., cả ốc, tôm, cua..., chim ở gần nước (như cò, vạc, vịt, ngỗng...) chẳng chừa thứ nào hết.

TUẦN 10 2

ĐỌC VĂN: CA DAO HÀI HƢỚC A- KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

1- Ca dao hài hƣớc là một bộ phận quan trọng trong kho tàng ca dao Việt Nam. Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, ca dao hài hƣớc thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sống của nhân dân lao động cho dù cuộc đời còn có nhiều gian truân.

Mục đích của ca dao hài hƣớc là tạo ra tiếng cƣời giải trí mua vui, nhƣng có nhiều trƣờng hợp dùng tiếng cƣời để chế giễu những thói hƣ tật xấu trong nội bộ nhân dân cũng nhƣ để phê phán, đả kích những hạng ngƣời xấu trong xã hội.

2- HS nắm đƣợc một số biện pháp nghệ thuật của ca dao hài hƣớc nhƣ phóng đại, đối lập, chơi chữ..., tích luỹ vốn bằng cách thuộc lòng một số bài ca dao hài hƣớc.

B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Bài tập 1- Đọc bài ca 1 trong SGK và trả lời các câu hỏi. Gợi ý:

- Việc dẫn cƣới và thách cƣới ở đây rất khác thƣờng: bên dẫn cƣới (nhà trai) đem đến “một con chuột béo” “miễn là có thú bốn chân”; còn nhà gái lại thách cƣới bằng “một nhà khoai lang”.

Trong bài ca dao này, cả chàng trai và cô gái đều tập trung trào lộng cảnh nghèo của nhà mình. Tiếng cƣời tự trào có phần chua chát, nhƣng vui vẻ, hài hƣớc và rất hóm hỉnh, thể hiện tinh thần lạc quan trong cuộc sống của ngƣời lao động.

- Bài ca sử dụng các biện pháp nói quá, đối chọi (tƣơng phản) để tạo ra tiếng cƣời giàu ý nghĩa.

Trƣớc hết là nghệ thuật tƣơng phản giữa ý định với thực tế: chàng trai có nhiều dự định cao sang trong việc dẫn cƣới, nhƣng chỉ vì nghèo nên đã đƣa ra đủ lí do để thoái thác, cuối cùng chỉ dẫn tới một thực tế hết sức trái ngƣợc: đó là dẫn cƣới chỉ bằng “một con chuột béo”. Trong lời cô gái cũng có nghệ thuật tƣơng phản: “Người ta thách lợn, thách gà- Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”.

http://onluyen.net

Biện pháp nói quá trong cả hai lời dẫn cƣới và thách cƣới. Trong thực tế chẳng có ai dẫn cƣới bằng “chuột” và cũng không có ai thách cƣới bằng “khoai lang”. Cách nói quá ở đây cốt để nhấn mạnh cái nghèo và để gây nên tiếng cƣời hóm hỉnh, đáng yêu.

Bài tập 2-Đọc các bài ca số 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi (SGK): Gợi ý:

- Tiếng cƣời trong các bài ca dao này khác với bài 1 về tính phê phán và tự trào. Bài 1 là tiếng cƣời tự trào (cƣời mình), còn với các bài sau, đối tƣợng cƣời không phải là chính mình.

- Trong bài ca dao số 2, 3 đối tƣợng đáng cƣời là chàng trai yếu đuối; mục đích cƣời là để chế giễu sự yếu hèn của chàng trai; thái độ cƣời: thân ái, vui đùa. Trong bài ca dao số 4, đối tƣợng cƣời là tình yêu mù quáng của anh chồng đối với vợ. Vì quá yêu nên xấu cũng thành đẹp. Mục đích chế giễu sự mù quáng trong thẩm mĩ của những cặp vợ chồng vì quá yêu nhau. Thái độ phê phán: thân mật.

- Nét riêng về nghệ thuật của mỗi bài ca dao:

+ Bài số 2 sử dụng lối nói ngƣợc (“Làm trai cho đáng sức trai” mà lại chỉ “gánh hai hạt vừng”), nói quá (ai lại “gánh hai hạt vừng”?).

+ Bài số 3 sử dụng biện pháp tƣơng phản (giữa “chồng ngƣời” với “chồng em”), và cũng có cả biện pháp nói quá (có ông chồng nào hèn yếu đến nỗi chỉ biết “ngồi bếp” để “sờ đuôi con mèo”?)

+ Bài số 4 cũng dùng biện pháp nói quá nhƣng là 2 lần nói quá (đồng nói quá): vừa nói quá về cái xấu của cô vợ, lại vừa nói quá về tình yêu mù quáng của ông chồng. Cái hấp dẫn của màn hài hƣớc này là ở chỗ sự cƣờng điệu diễn ra song hành, không có điểm dừng, cho thấy tình yêu của anh chồng cũng mù quáng không có điểm dừng.

Bài tập 3- (SGK)

Gợi ý:

Ca dao hài hƣớc thƣờng sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhƣ: đối chọi (tƣơng phản), nói ngƣợc (phản ngữ), nói quá (cƣờng điệu)...

Luyện tập:

Bài tập 1- Nêu cảm nghĩ về lời thách cƣới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”, từ đó cho biết tiếng cƣời tự trào của ngƣời lao động trong cảnh nghèo đáng yêu và đáng trân trọng ở chỗ nào?

Gợi ý:

+ Lời thách cƣới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang” có thể gợi cho em một nụ cƣời cảm thƣơng, vừa hài hƣớc vừa chua chát: buồn thƣơng cho sự nghèo khó của gia đình cô gái, nhƣng cũng rất trân trọng vì sự thông minh, hóm hỉnh trong cách nói hài hƣớc của cô.

+ Tiếng cƣời tự trào của ngƣời lao động rất đáng yêu và đáng trân

trọng, bởi nó thể hiện sự lạc quan, đồng thời biểu hiện sự thông minh, sắc sảo, hóm hỉnh của những tiếng cƣời.

Bài tập 2- Sƣu tầm những bài ca hài hƣớc phê phán thói lƣời nhác, lê la ăn quà, nghiện ngập rƣợu chè, tệ tảo hôn, đa thê...

Gợi ý:

HS có thể sƣu tầm trong các sách tục ngữ, ca dao- dân ca hoặc tìm hiểu những ngƣời lớn hiểu biết và có vốn văn học dân gian.

LÀM VĂN: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ A- KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

http://onluyen.net

1- Đoạn văn trong văn bản tự sự bao gồm nhiều loại tùy thuộc chức năng, nhiệm vụ của mỗi đoạn. Đoạn văn trung tâm của văn bản tự sự kể lại những diễn biến của câu chuyện, với các tình tiết, nhân vật, mâu thuẫn và xung đột .

2- Kĩ năng viết các đoạn văn tự sự: bắt đầu bằng việc hình dung câu chuyện, rồi lần lƣợt kể lại theo trình tự (có thể theo trình tự thời gian); trong khi kể phải biết nhấn mạnh các chi tiết quan trọng, tô đậm các hình ảnh, nhân vật, cảm xúc... để câu chuyện đƣợc sinh động. Chú ý viết những câu văn, đoạn văn chuyển tiếp để các đoạn văn đƣợc liên kết, và ý văn đƣợc mạch lạc.

B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Một phần của tài liệu Hộc tốt ngữ văn 10 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)