Kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, lập lại hòa bìn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Cuộc vận động quốc tế của Việt Nam dân chủ cộng hòa trong kháng chiến chống thực dân Pháp ( Luận văn ThS. Lịch sử ) (Trang 82)

Nhƣ trình bày trên, xu hƣớng hòa hoãn Đông-Tây khởi phát từ giữa năm 1951. Đến giữa năm 1953, xu thế này trở nên mạnh mẽ hơn khi các nƣớc lớn của cả hai phe đều muốn giải quyết các “điểm nóng” tranh chấp bằng con đƣờng thƣơng lƣợng. Cuối tháng 7 năm 1953, hai bên tham chiến ở Triều Tiên thỏa thuận ngƣng chiến bằng việc ký Hiệp định Bàn Môn Điếm (7/1953). Sang tháng 8 năm 1953, Liên Xô và Trung Quốc cùng đề nghị giải quyết vấn đề Đông Dƣơng bằng đàm phán. Theo đề nghị đó, từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 18 tháng 2 năm 1954, bốn nƣớc Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô họp ở Berlin thống nhất triệu tập Hội nghị Giơnevơ về Đông Dƣơng với sự tham gia của Trung Quốc và các nƣớc hữu quan.

Thƣơng lƣợng trong lúc đối phƣơng vẫn chiếm ƣu thế quân sự trên chiến trƣờng hẳn không thuận lợi cho VNDCCH. Vì vậy, ban đầu, VNDCCH không hoan nghênh ý tƣởng hòa bình đó của Liên Xô và Trung Quốc. Cuối tháng 8 năm 1953, trong Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám

và ngày độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta bao giờ cũng

chủ trƣơng hòa bình. Nhƣng chúng ta biết rằng cuộc kháng chiến trƣờng kỳ và gian khổ có thắng lợi mới tranh đƣợc hòa bình. Chỉ có thống nhất và độc lập thực sự mới có hòa bình” [63, tr. 228]. Song, để tiếp tục giành sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của mình, VNDCCH cũng đi đến tán thành chủ trƣơng giải quyết vấn đề Đông Dƣơng bằng thƣơng lƣợng. Ngày 26 tháng 11 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với báo Expressen (Thụy Điển): “Nếu Chính phủ Pháp đã rút ra đƣợc bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thƣơng lƣợng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ

83

VNDCCH sẵn sàng tiếp ý muốn đó” [63, tr. 340]. Đồng thời, tại Đại hội Hòa bình thế giới ở Viên (Áo), đoàn đại biểu VNDCCH cũng tuyên bố sẵn sàng thƣơng lƣợng để giải quyết vấn đề Việt Nam. Những hành động này của VNDCCH, nhất là tuyên bố của Chủ tịch Hồ chí Minh đƣợc các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở nhiều nƣớc trên thế giới đăng tải và tác động mạnh mẽ đến dƣ luận nƣớc Pháp [123, pg. 887].

Chuẩn bị cho cuộc đàm phán ấy, VNDCCH mở cuộc tiến công chiến lƣợc Đông-Xuân 1953-1954 với trận quyết chiến chiến lƣợc Điện Biên Phủ. Tranh thủ sự ủng hộ của Lào và Campuchia cho nỗ lực quân sự ấy, QĐNDVN phối hợp với lực lƣợng kháng chiến của hai nƣớc này mở các chiến dịch vào Trung Lào, Thƣợng Lào và Đông Bắc Campuchia trong thời gian từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954.

Nỗ lực liên minh chiến đấu của VNDCCH với Lào và Campuchia đã mở rộng vùng giải phóng của hai nƣớc này. Riêng ở Lào, các đòn tiến công của liên quân Việt- Lào buộc phía Pháp phải phân tán lực lƣợng cơ động chiến lƣợc ở Bắc Bộ Việt Nam sang ứng cứu, lập các cụm cứ điểm ở Seno, Luông Phrabang và Mƣờng Sài...

Bên cạnh đó, tăng cƣờng giành ủng hộ từ Trung Quốc và Liên Xô cho cuộc tiến công chiến lƣợc Đông-Xuân 1953-1954, VNDCCH đề nghị hai nƣớc bạn viện trợ vũ khí, trang bị quân sự nhất là hỏa lực hạng nặng và phƣơng tiện cơ giới. Cụ thể, Việt Nam đề nghị Trung Quốc cấp 2028 tấn súng đạn, trong

đó, về sung có: 4.500 súng tiểu liên, 954 súng trung liên, 181 súng đại liên, 100

khẩu cối 82ly, 154 khẩu Bazoka 90ly, 131 khẩu DKZ 57, 102 khẩu DKZ 75, 180 khẩu trọng liên 12,7ly, 16 khẩu cối 120ly, 12 khẩu lựu pháo 105ly. Về đạn, lựu đạn và thuốc nổ, phía Việt Nam yêu cầu 880.000 đạn tiểu liên k50, 674.000 đạn trọng liên 12,7, 137.000 đạn cao xạ 37ly, 3.815 đạn cối 82, 9.740 đạn DKZ57, 3.750 đạn pháo 105ly, 1.182 đạn cối 120ly, 570.000 quả lựu đạn, 65 tấn thuốc nổ [87, tr. 71]… Đối với Liên xô, tháng 1 năm 1954, Việt Nam đề nghị nƣớc này viện trợ một số xe ô tô vận tải [138, pg. 37].

84

Giành sự tán thành cho những đề nghị đó, trong hoạt động đối nội, VNDCCH triển khai thực hiện cải cách ruộng đất. Cuối tháng 11 năm 1953, Đảng đƣa ra cƣơng lĩnh về cải cách ruộng đất. Tháng 12 năm 1953, luật cải cách ruộng đất đƣợc Quốc hội nƣớc VNDCCH thông qua và Chính phủ nƣớc VNDCCH ra sắc lệnh về cải cách ruộng đất. Theo đó, sang năm 1954, đợt cải cách đầu thực hiện ở 47 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên và 6 xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Trong hoạt động đối ngoại, VNDCCH tăng cƣờng quan hệ thân thiện với Liên Xô và Trung Quốc nhƣ tổ chức tháng hữu nghị Việt-Xô-Trung vào tháng 2 năm 1954, gửi thƣ thăm hỏi tới các lãnh đạo của hai nƣớc Liên Xô, Trung Quốc…

Việc VNDCCH “sẵn sàng” đàm phán với Pháp, về hình thức, tạo thuận lợi cho Liên Xô và Trung Quốc thực hiện ý tƣởng về việc giải quyết vấn đề Đông Dƣơng bằng cách thƣơng lƣợng. Nhƣng, quan điểm thƣơng lƣợng của VNDCCH khác căn bản với quan điểm thƣơng lƣợng của Liên Xô và Trung Quốc. Trong khi Liên Xô và Trung Quốc chủ trƣơng chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 16 để đi đến hiệp nghị ở Giơnevơ [132, pg. 18-19; 157, pg. 86], thì ngƣợc lại, VNDCCH chủ trƣơng đàm phán phải đi đến “độc lập thực sự”. Ngay trong cuộc trả lời báo Expressen nêu trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn

trọng nền độc lập thực sự của nước Việt Nam” (N.V.T nhấn mạnh)[63, tr.

340]. Cho nên, thực chất, sự tán thành thƣơng lƣợng của VNDCCH chƣa mang lại thuận lợi cho việc thực hiện ý định đàm phán của Trung Quốc và Liên Xô ở Giơnevơ.

Chính vì thế, hai nƣớc đều chủ trƣơng dùng viện trợ quân sự để ép VNDCCH có quan điểm thƣơng lƣợng gần với mình. Thế nhƣng, trận Điện Biên Phủ có quan hệ đến việc hiện thực hóa ý đồ của họ ở Giơnevơ, cho nên, thay vì từ chối hoàn toàn đề nghị của VNDCCH, hai nƣớc chủ trƣơng trợ giúp VNDCCH một cách hạn chế để vừa cho phép VNDCCH tăng cƣờng hoạt động quân sự vừa gây khó khăn buộc Chính phủ Hồ Chí Minh

85

có quan điểm đàm phán gần với quan điểm của họ hơn. Theo đó, Liên Xô chỉ sẵn sàng viện trợ cho VNDCCH hàng phi sát thương. Tháng 1 năm 1954, Liên Xô chấp thuận đề nghị trợ giúp về ôtô của VNDCCH với lí do yêu cầu đó không phải là đòi hỏi về vũ khí [138, pg. 36-37]. Về phía Trung Quốc, nƣớc này tiếp tục giúp Việt Nam trong công tác tham mƣu, cung cấp hàng quân nhu, quân lƣơng, vận tải, thông tin liên lạc… Nhƣng, về vũ khí đạn, nhìn chung, họ chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của VNDCCH. Cụ thể,

về súng, Trung Quốc đồng ý viện trợ cho VNDCCH 6.670 khẩu súng trƣờng

trong số 15.500 khẩu đề nghị; con số tƣơng ứng đối với súng trung liên là 540/954 khẩu, đại liên là 108/181 khẩu, cối 60mm là 180/287 khẩu, cối 82mm là 82/100 khẩu, Bazoka 90mm là 54/154 khẩu, DKZ 57mm là 63/131 khẩu, DKZ 75mm là 17/102 khẩu, trọng liên 12,7mm là 54/180 khẩu. Về đạn, Trung Quốc đồng ý viện trợ cho VNDCCH 33.3500 viên đạn súng trƣờng trong số 77.5000 viên yêu cầu; con số tƣơng ứng với đạn tiểu liên là 680.880/924450 viên, đạn trung liên là 432.000/763.200 viên, đạn đại liên là 216.000/362.000 viên, đạn cối 60mm là 5.400/17.220 viên, đạn cối 82mm là 2.700/6.000 viên, đạn cối 120mm là 480/960 viên, đạn Bazoka 90mm là 540/4.620, đạn DKZ 57mm là 1.440/7.860 viên, đạn DKZ 75mm là 2.160/9.180 viên, đạn trọng liên 12,7mm là 108.810/720.000 viên. Thậm chí, Trung Quốc không đáp ứng toàn bộ nhu cầu của VNDCCH về các loại vũ khí phục vụ đột kích và vũ khí hạng nặng, gồm: 4.500 khẩu súng tiểu liên, 16 khẩu súng cối 120mm, 12 khẩu lựu pháo 105mm cùng 1.200 viên đạn 105mm [87, tr. 72-73].

Không dừng lại ở đó, Liên Xô và Trung Quốc còn trì hoãn chuyển giao hàng viện trợ đã cam kết cho VNDCCH. Cho đến hết tháng 3 năm 1954, VNDCCH chƣa nhận đƣợc một chiếc ôtô viện trợ nào của Liên Xô; từ phía Trung Quốc, ngoài đạn dƣợc, hàng thông tin liên lạc, quân trang, quân lƣơng, ôtô (cho VNDCCH thuê, mƣợn), VNDCCH cũng không nhận đƣợc toàn bộ số súng mà nƣớc này đã cam kết [87, tr. 75-76].

86

Chính sách viện trợ hạn chế của Liên Xô và Trung Quốc khiến VNDCCH gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ. Thật vậy, sự thiếu thốn về phƣơng tiện phòng không khiến VNDCCH phải điều 2 trong số 4 tiểu đoàn pháo phòng không 37mm phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ làm nhiệm vụ bảo vệ các tuyến đƣờng vận tải bộ cho chiến dịch này. Do đó, tại lòng chảo Điện Biên, phía VNDCCH chỉ có 2 tiểu đoàn pháo phòng không 37mm với 24 khẩu pháo. Không chỉ vậy, trong quá trình tác chiến, nhiều khẩu trong lực lƣợng nhỏ bé này (và cả bộ phận súng máy phòng không 12,7mm) bị hƣ hại nhƣng không có phụ tùng thay thế và không thể chiến đấu liên tục. Trong đợt 1 của chiến dịch Điện Biên Phủ (từ ngày 13/3 đến ngày 17/3), có 7 trong số 24 khẩu pháo 37 mm tham chiến bị hỏng; trong đó, 1 khẩu bị loại hoàn toàn, ba khẩu khác trở lại tham chiến vào đợt hai của chiến dịch (từ ngày 31/3 đến 26/4) [93, tr. 323-324; 57, tr. 99; 34, tr. 343]. Bên cạnh đó, do không đƣợc đáp ứng về pháo 105mm và cối 120mm, VNDCCH phải bỏ ý định đồng thời đánh chiếm hai cứ điểm Him Lam và Độc Lập (để phân tán hỏa lực đối phƣơng) khi mở đầu chiến dịch [40, tr. 212]; không đƣợc đáp ứng về đạn pháo 105mm, VNDCCH phải huy động 400 viên đạn 105mm của bạn Lào [34, tr. 370]. Nhƣng, vào tháng 4 năm 1954, pháo 105mm của VNDCCH ở Điện Biên Phủ vẫn lâm vào tình trạng thiếu đạn trầm trọng (có thời điểm, mỗi khẩu pháo 105mm chỉ còn 2 đến 3 viên đạn) và buộc phải áp dụng chế độ bắn với cơ số đạn theo chỉ lệnh [56, tr. 119; 23, tr. 137; 14, tr. 783].

Trong hoàn cảnh đó, một mặt, VNDCCH tích cực tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn trên mặt trận Điện Biên phủ. Mặt khác, VNDCCH tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô cho sự nghiệp kháng chiến của mình. Theo đó, cuối tháng 3 năm 1954, nhận lời mời của Trung Quốc và Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật sang hai nƣớc này. Tƣ liệu đầy đủ, chính thức về kết quả của cuộc gặp bí mật cấp cao ba nƣớc trên đây cho đến nay vẫn chƣa đƣợc công bố. Nhƣng chúng ta đƣợc biết rằng, trong

87

cuộc gặp này, giải pháp chia cắt Việt Nam cho cuộc thƣơng lƣợng sắp tới và việc tăng cƣờng trợ giúp VNDCCH là những vấn đề đƣợc đƣa vào nghị sự. Khi bàn về vấn đề viện trợ cho VNDCCH, Trung Quốc-ngƣời “tài trợ” chính cho VNDCCH, đã thẳng thừng loại bỏ khả năng công khai trợ giúp VNDCCH về quân sự khi cuộc chiến tranh ở Đông Dƣơng mở rộng với sự tham chiến của Mỹ [132, pg. 23].

Thái độ hòa nghị của các đồng minh, nhất là của Trung Quốc, là điều mà VNDCCH không thể không tính đến trong việc giành sự ủng hộ của họ. Vì thế, VNDCCH tỏ ra sẵn sàng nhượng bộ ở mức độ nào đó để thúc đẩy giải

pháp thương lượng cho vấn đề Đông Dƣơng. Ngày 1 tháng 5 năm 1954, trong

một hƣớng dẫn nội bộ về Hội nghị Giơnevơ, VNDCCH chủ trƣơng: “Ta không đánh giá quá cao Hội nghị Giơnevơ nhƣng không nên bỏ lỡ cơ hội, phải tranh thủ làm cho Hội nghị Giơnevơ có thể bắt đầu để đi đến các cuộc gặp gỡ khác” [11, tr. 141]. Nhƣng, với thế thắng trên chiến trƣờng, nhất là ở mặt trận Điện Biên Phủ, hẳn VNDCCH không muốn đổi thay quan điểm đàm phán. Quả vậy, ngày 14 tháng 5 năm 1954, trả lời câu hỏi của hãng thông tấn Inđônêxia Antara, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khẳng định lập trƣờng đàm phán của VNDCCH là: “Thực sự độc lập, thống nhất và dân chủ tự do”

(N.V.T nhấn mạnh)[63, tr. 475].

Việc VNDCCH chủ trƣơng thúc đẩy giải pháp thƣơng lƣợng cho vấn đề Đông Dƣơng làm cho Liên Xô và Trung Quốc cởi mở hơn trong chính sách viện trợ của mình. Không chỉ là việc chuyển giao ôtô đã cam kết trợ giúp, Liên Xô còn quyết định viện trợ vũ khí cho VNDCCH, trong đó có 20 dàn hỏa tiễn phóng loạt sáu nòng, 32 khẩu pháo cao xạ 37mm. Về phía Trung Quốc, nƣớc này cũng quyết định tăng cƣờng giúp về vũ khí cho VNDCCH khi “tái chuẩn y” một số loại vũ khí mà họ vốn không đồng ý viện trợ nhƣ pháo lựu 105mm, súng cối 120mm, súng tiểu liên 7,62mm. Song, để tiếp tục ép VNDCCH có quan điểm đàm phán gần với mình hơn nữa, hai nƣớc vẫn chủ trƣơng hạn chế cấp vũ khí cho VNDCCH- Một VNDCCH suy yếu sau

88

trận Điện Biên Phủ hẳn sẽ dễ dàng hơn cho Trung Quốc và Liên Xô trong việc hiện thực hóa ý định thỏa hiệp ở Giơnevơ. Theo đó, từ tháng 4 cho đến đầu tháng 5 năm 1954, ngoài những hàng quân sự phi sát thƣơng và đạn dƣợc, Trung Quốc và Liên Xô chỉ chuyển cho VNDCCH hai loại vũ khí là súng không giật DKZ 75mm và hỏa tiễn phóng loạt 6 nòng Cachiusa (H6). Cụ thể, súng DKZ 75mm có 19 khẩu, hỏa tiễn H6 có 14 dàn. Trong khi đó, hai nƣớc

vẫn “treo” lƣợng lớn vũ khí đã cam kết viện trợ cho VNDCCH trên đất

Trung Quốc. Tính đến ngày 20 tháng 5 năm 1954, ở Nam Ninh và Bình Tƣờng (Trung Quốc) lƣợng hàng (tính riêng súng) chƣa chuyển giao cho VNDCCH là 90,5 tấn, gồm 38 khẩu lựu pháo 105mm, 16 khẩu cối 120mm, 32 khẩu pháo cao xạ 37mm, 6 dàn hỏa tiễn H6, 27 khẩu trọng liên 12,7mm, 6 khẩu DKZ 75mm, 63 khẩu DKZ 57mm, 36 khẩu súng đại liên, 1.000 khẩu súng tiểu liên 7,62mm…. [87, tr. 75-76].

Nhƣ thế, chuẩn bị cho Hội nghị Giơnevơ, VNDCCH đã nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của hai nƣớc láng giềng Lào, Campuchia và hai nƣớc lớn trong khối XHCN-Trung Quốc, Liên Xô. Nếu nhƣ nỗ lực vận đông Lào và Campuchia giành đƣợc hƣởng ứng nhiệt tình thì cố gắng giành hỗ trợ từ Trung Quốc và Liên Xô chỉ đƣợc đáp lại hạn chế. Bởi sự khác biệt về quan điểm đàm phán giữa VNDCCH với hai nƣớc này nên hàng quân sự mà VNDCCH nhận đƣợc từ họ chủ yếu là đạn dƣợc, hàng hậu cần và cơ giới. Tính từ đầu năm 1954 đến ngày 20 tháng 5 năm 1954, VNDCCH nhận đƣợc từ Liên Xô và Trung Quốc 2.778 tấn hàng, trong đó vũ khí chỉ có 22,5 tấn [80, tr. 102]. Sự thiếu thốn về vũ khí hạng nặng và đạn dƣợc đi cùng loại vũ khí này là một trong những yếu tố khiến phía VNDCCH chịu nhiều thiệt hại trong trận Điện Biên Phủ. Riêng về ngƣời, trong trận này, phía VNDCCH bị thiệt hại tới 13.930 ngƣời, trong đó phần nhiều là quân chủ lực cơ động [14, tr. 799]. Sự suy giảm sức mạnh đó khiến VNDCCH bƣớc vào Hội nghị Giơnevơ với tƣ cách là ngƣời chiến thắng nhƣng không thực sự vững vàng.

89

Hô ̣i nghi ̣ về Đông Dƣơng chính thƣ́c đƣợc khai ma ̣ c ngày 8 tháng 5 năm 1954 tại Giơnevơ (Thụy Sỹ). Theo đề nghị của Liên Xô, VNDCCH đƣợc tham dự Hội nghị với tƣ cách là một trong số chín bên chính thức tham gia đàm phán.

Giành ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, nhất là sự ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô trong cuộc đàm phán này, một mặt, VNDCCH bày tỏ ý nguyện hòa bình trong các cuộc họp báo quốc tế và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng của mình. Mặt khác, tại Giơnevơ, VNDCCH thực hiện chủ trƣơng thúc đẩy đàm phán đã đƣa ra ngày 1 tháng 5. Theo đó, ngày 17 tháng 5, đoàn VNDCCH chấp nhận đề nghị (của đoàn Liên Xô) xem xét vấn đề quân sự trƣớc thay cho đề nghị mà mình nêu ta trƣớc đó- xét đồng thời vấn đề quân sự và chính trị khi giải quyết vấn đề Đông Dƣơng. Hơn thế, ngày 25 tháng 5, đoàn VNDCCH còn đề nghị: Tập kết quân của hai bên vào những vùng (N.V.T nhấn mạnh) do Hội nghị quyết định, đƣờng phân

Một phần của tài liệu Cuộc vận động quốc tế của Việt Nam dân chủ cộng hòa trong kháng chiến chống thực dân Pháp ( Luận văn ThS. Lịch sử ) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)