0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Tăng cường đoàn kết chiến đấu với Lào, Campuchia và tranh thủ sự ủng

Một phần của tài liệu CUỘC VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( LUẬN VĂN THS. LỊCH SỬ ) (Trang 78 -78 )

ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới

Tranh thủ tối đa mọi nguồn lực cho cuộc kháng chiến, bên cạnh tập trung giành ủng hộ của các nƣớc trong phe XHCN, VNDCCH tiếp tục tìm kiếm sự đồng tình, ủng hộ của các nƣớc ngoài khối này. Bởi thế, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai, tháng 2 năm 1951, Đảng chủ trƣơng không cải cách ruộng đất trong kháng chiến; Đảng quyết định ra hoạt động công khai nhƣng không mang tên Đảng Cộng sản mà lấy tên Đảng Lao động Việt Nam. Trong hoạt động đối ngoại, VNDCCH tiếp tục thực hiện chính sách thân thiện với ngƣời Pháp qua việc đối xử nhân đạo với tù hàng binh. Ngày 31 tháng 7 năm

79

1950, Chính phủ nƣớc VNDCCH quyết định thả 228 tù binh ngƣời Pháp và Bắc Phi [98, tr. 579]; Chính phủ VNDCCH vẫn gửi điện thăm hỏi đến các nƣớc châu Á (Ấn Độ, Pakixtan, Inđônêxia) và vào năm 1950, Chính phủ VNDCCH cử phái viên Đặng Chấn Liêu đi vận động sự công nhận từ các nƣớc ở châu lục này [48, tr. 334]. Bên cạnh đó, VNDCCH tiếp tục nỗ lực tham gia vào các tổ chức quốc tế. Năm 1951, Chính phủ VNDCCH gửi tiếp đơn gia nhập Liên Hợp Quốc.

Trong nỗ lực giành ủng hộ từ các nƣớc ngoài khối XHCN, việc giành ủng hộ của Lào và Campuchia vẫn là mối quan tâm lớn của VNDCCH. Theo đó, VNDCCH tiếp tục điều cán bộ và bộ đội tình nguyện trợ giúp họ tổ chức chính quyền cách mạng và đẩy mạnh kháng chiến. Riêng trên chiến trƣờng Lào, năm 1950, số Quân tình nguyện Việt Nam ở nơi này đã có 8.000 ngƣời [94, tr. 196]. Sang năm 1951, lực lƣợng đó lên đến 12.000 ngƣời [33, tr. 219].

Việc gia tăng hỗ trợ cách mạng Lào, Campuchia của VNDCCH đã thúc đẩy phong trào cách mạng ở hai nƣớc này lên một bƣớc. Tháng 4 năm 1950, Chính phủ kháng chiến Campuchia và Mặt trận Itxarac đƣợc thành lập; tháng 8 cùng năm, Chính phủ kháng chiến Lào và Mặt trận Neo Lào Itxalạ ra đời. Trên cơ sở đó, tháng 3 năm 1951, đại diện của mặt trận dân tộc thống nhất ba nƣớc Việt Nam, Campuchia và Lào là: Liên Việt, Itxarac, Itxalạ thống nhất lập Mặt trận đoàn kết liên minh Việt-Miên-Lào nhằm phối hợp đánh đuổi thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, làm cho ba nƣớc hoàn toàn độc lập.

Sự phát triển của phong trào kháng chiến ở Lào và Campuchia cùng việc cách mạng ba nƣớc tăng cƣờng đoàn kết nhƣ vậy khiến thực dân Pháp phải điều thêm quân từ Việt Nam sang hai nƣớc này. Ở Campuchia, chỉ trong ba tháng đầu năm 1950, Pháp điều sang chiến trƣờng này 8.000 quân, nâng số quân của họ ở nơi này lên 20.000 ngƣời [8]. Ở Lào, Pháp cũng phải tăng quân cho chiến trƣờng này. Đến năm 1951, tổng quân số của Pháp trên địa bàn này cũng đạt con số 20.000 ngƣời [33, tr. 218].

80

Trái với kết quả tích cực nhận đƣợc từ Lào và Campuchia, việc Đông Dƣơng chính thức trở thành chiến trƣờng của Chiến tranh lạnh đã khiến cho VNDCCH gặp khó khăn hơn trong việc tranh thủ sự ủng hộ của nhiều nƣớc ngoài hệ thống XHCN. Ấn Độ, Inđônêxia không công nhận Chính phủ Bảo Đại nhƣng cũng khƣớc từ những nỗ lực vận động ủng hộ của VNDCCH. Hơn thế, về phía Thái Lan, Chính phủ nƣớc này còn thể hiện thái độ đối lập với cách mạng Việt Nam khi công nhận Chính phủ Bảo Đại và sang năm 1951, họ không cấp phép cho phái đoàn đại diện của VNDCCH hoạt động trên lãnh thổ của mình. Về phía ngƣời Pháp, theo cuộc điều tra dƣ luận tháng 10 năm 1950, có 44% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng cuộc chiến ở Đông Dƣơng là cuộc chiến giữa hai bên trong Chiến tranh lạnh; trong khi đó chỉ có 24% ý kiến cho rằng cuộc chiến này là cuộc chiến tranh giải phóng khỏi phƣơng Tây. Do đó, số ngƣời ủng hộ tiếp tục chiến tranh ở Đông Dƣơng vào thời điểm này lên 27%, cao hơn thời điểm tháng 8 năm 1949 là 19%. Và đƣơng nhiên, số ngƣời ủng hộ thƣơng lƣợng với VNDCCH cũng chỉ ở mức 24%. Sang năm 1951, thắng lợi của quân dân Việt Nam trên mặt trận quân sự làm cho số ý kiến muốn rút quân khỏi Đông Dƣơng tăng lên. Nếu nhƣ vào tháng 8 năm 1949 có 18% số ngƣời đƣợc hỏi muốn rút quân khỏi Đông Dƣơng thì vào tháng 4 năm 1951 số ý kiến đó đã chiếm 26%. Nhƣng, ý kiến muốn rút quân khỏi Đông Dƣơng vẫn thấp hơn ý kiến muốn tăng quân tiếp tục chiến tranh ở bán đảo này - 32% [142, pg. 337-338].

Trƣớc thực tế trên, để đẩy mạnh kháng chiến toàn diện, sang năm 1952, VNDCCH tăng cƣờng vận động sự ủng hộ của nhân dân Lào, Campuchia. Tháng 4 năm 1952, tại Hội nghị Trung ƣơng lần thứ ba, Đảng chủ trƣơng xúc tiến giúp đỡ phong trào kháng chiến của Miên và Lào [30, tr. 71]. Thực hiện chủ trƣơng này, tháng 6 năm 1952, Hội nghị Liên minh nhân dân Việt-Miên- Lào lần thứ hai đƣợc tổ chức để tăng cƣờng phối hợp cách mạng ba nƣớc với nhau và để VNDCCH giúp hai nƣớc bạn hiệu quả hơn. Sau hội nghị này, cán bộ và bộ đội Tình nguyện của Việt Nam ở Lào và Campuchia nỗ lực bám sát

81

cơ sở quần chúng, giải thích đƣờng lối đoàn kết quốc tế của VNDCCH và vạch ra những âm mƣu phá đoàn kết giữa các dân tộc ở Đông Dƣơng của Pháp. Đặc biệt, để phân tán lực lƣợng địch, nối thông căn cứ kháng chiến của Lào với vùng giải phóng của VNDCCH ở Bắc Bộ, tháng 4 năm 1953, QĐNDVN phối hợp với bộ đội Pathet Lào mở chiến dịch Thƣợng Lào.

Bên cạnh đó, tiếp tục nỗ lực giành sự ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, một mặt, VNDCCH vẫn chú ý duy trì tính ôn hòa, thân thiện với ngƣời Pháp nhƣ thực hiện tiếp một đợt thả tù binh Âu-Phi vào cuối năm 1952. Mặt khác, VNDCCH lên tiếng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Đầu năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên tiếng ủng hộ sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân thuộc địa Pháp ở Bắc Phi và nhân dân Kênia.

Chính sách thân thiện, nhân đạo cùng những thắng lợi trên chiến trƣờng của VNDCCH đã làm cho nhân dân Pháp quan tâm và phản đối cuộc chiến tranh ở Đông Dƣơng hơn. Theo điều tra dƣ luận Pháp tháng 5 năm 1953, 38% số ngƣời Pháp đƣợc hỏi muốn chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dƣơng. Tƣơng ứng với đó, số ngƣời ủng hộ tăng quân tới bán đảo này giảm xuống 19% [142, pg. 338].

Bên cạnh đó, những nỗ lực giúp đỡ Lào, Campuchia của VNDCCH đã góp phần đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở hai nƣớc này. Ở Campuchia, vào đầu năm 1953, nhiều cơ sở quần chúng ở vùng Đông Bắc đƣợc khôi phục lại sau những trận càn của đối phƣơng; phong trào chống gom dân, bắt lính ở vùng Tây Nam nổi lên mạnh mẽ [2, tr. 1-35]. Ở Lào, trong chiến dịch Thƣợng Lào, nhân dân Lào đã tích cực phối hợp giúp bộ đội Việt Nam truy kích quân Pháp và tay sai, giành thắng lợi lớn- Một vùng rộng lớn gồm toàn bộ tỉnh Sam Neua, một phần tỉnh Xieng Khouang và Phong Saly nằm dƣới sự kiểm soát của lực lƣợng kháng chiến Lào. Vùng giải phóng của Lào ở khu vực này đƣợc nối liền với các vùng giải phóng của Việt Nam ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

82

Chiến thắng này của liên quân Việt-Lào buộc phía Pháp phải điều 12 tiểu đoàn cơ động Âu-Phi từ Bắc Bộ Việt Nam sang bảo vệ các vị trí trong yếu ở Thƣợng Lào [14, tr. 680].

Một phần của tài liệu CUỘC VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( LUẬN VĂN THS. LỊCH SỬ ) (Trang 78 -78 )

×