Với việc đƣợc các nƣớc phe XHCN chính thức công nhận và ủng hộ, nƣớc VNDCCH, vào đầu năm 1950, đã có một tầm vóc mới: VNDCCH là một thành viên trong phe XHCN; nƣớc VNDCCH có một hậu phƣơng rộng rãi cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của mình. Theo đó, tính hợp pháp, nền độc lập của VNDCCH đƣợc khẳng định thêm; sức chiến đấu của VNDCCH đƣợc tăng cƣờng mạnh mẽ chƣa từng có. Thực tế ấy là cơ sở để VNDCCH tăng cƣờng vận động sự ủng hộ quốc tế, nhất là các nƣớc trong phe XHCN, đồng thời đẩy mạnh kháng chiến, tiến lên giành thắng lợi quân sự trên chiến trƣờng.
Bên cạnh đó, trong nỗ lực đẩy mạnh kháng chiến “chuyển mạnh sang tổng phản công”, VNDCCH cũng gặt hái thêm thành công. Lực lƣợng cơ động chiến lƣợc của VNDCCH lần đầu tiên đông hơn đối phƣơng. Phía VNDCCH có 30 tiểu đoàn; trong khi đó, phía Pháp có 12 tiểu đoàn [41, tr. 9]; kỹ thuật tác chiến của bộ đội chủ lực đƣợc đẩy lên “trình độ công kiên”, tiến đánh đƣợc vị trí địch ở thị trấn trên chiến trƣờng Bắc Bộ (trận Phố Lu, Đông Khê) [19, tr. 446]; trên cơ sở đó, trong chiến dịch Lê Hồng Phong I (7.2-7/3/1950), VNDCCH đã phá vỡ một phần phòng tuyến Tây Bắc của đối phƣơng, giải phóng vùng đất rộng 2.000 km2 với 6.000 dân [95, tr. 223]. Có thể nói, vào đầu năm 1950, trên chiến trƣờng Đông Dƣơng đã có sự chuyển biến so sánh lực lƣợng có lợi hơn cho phía VNDCCH.
Mặc dù thế, vào lúc này, VNDCCH cũng đứng trƣớc nhiều khó khăn đe dọa sự tiến tiển của cuộc kháng chiến. Thật vậy, nhận đƣợc sự đồng tình, ủng hộ chính thức từ Trung Quốc và Liên Xô nhƣng VNDCCH vẫn bị hai nƣớc này nghi ngờ về lập trƣờng giai cấp. Về phía Liên Xô, việc ĐCS Đông Dƣơng
68
tuyên bố tự giải tán (1945), việc VNDCCH chƣa tiến hành cải cách ruộng đất và tỏ ra “trung lập” trong quan hệ Đông- Tây (khi Hồ Chí Minh trả lời báo chí năm 1949) đã khiến các nhà lãnh đạo nƣớc này nghi ngờ những ngƣời cộng sản Việt Nam mang tƣ tƣởng “quốc gia” [111, pg. 84; 10, tr. 11]. Tại Matxcơva, tháng 2 năm 1950, dù Hồ Chí Minh đã cố gắng giải thích về những vấn đề trên, nhƣng, theo Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, “quan điểm của Bác Hồ (về việc Đảng tuyên bố tự giải tán- NVT) chƣa nhận đƣợc sự ủng hộ, thƣờng là không thuận lợi” [1, tr. 61]; về vấn đề ruộng đất, Xtalin phê bình VNDCCH “trì hoãn quá lâu cuộc cải cách ruộng đất” [1, tr. 92].
Về phía Trung Quốc, tuy không chỉ trích Việt Nam về việc giải tán ĐCS Đông Dƣơng, nhƣng, họ cũng băn khoăn về lập trƣờng giai cấp của phía Việt Nam và muốn VNDCCH thể hiện rõ hơn tính chất cộng sản trong công cuộc kháng chiến kiến quốc của mình. Vì thế, Mao Trạch Đông hƣởng ứng ý kiến của Stalin về cải cách ruộng đất khi hứa giúp Việt Nam trong công tác này [39, tr. 412].
Bởi những lo ngại trên, hai nƣớc chỉ ủng hộ VNDCCH một cách hạn chế, dè dặt. Về ngoại giao, Liên Xô và Trung Quốc đều không đặt quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ- cấp cao nhất, nhƣ VNDCCH đề nghị. Thay vào đó, Chính phủ VNDCCH chỉ đƣợc đặt đoàn đại biểu ở Thủ đô Bắc Kinh và cơ quan lãnh sự ở một số địa phƣơng phía Nam Trung Quốc; việc quan hệ ngoại giao giữa VNDCCH với Liên Xô phải qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Matxcơva. Về
viện trợ quân sự, trong chuyến thăm Trung Quốc và Liên Xô của Hồ Chí
Minh, phía Việt Nam đề nghị hai nƣớc bạn trợ giúp xây dựng 10 đại đoàn bộ binh, giúp về pháo binh, pháo phòng không và một số hàng quân y. Yêu cầu ấy của phía VNDCCH, nhƣ chính Stalin nói, không lớn [39, tr. 412-413]. Nhƣng, phía Liên Xô chỉ cam kết viện trợ một số thuốc quân y và một trung đoàn pháo cao xạ. Về phía Trung Quốc, trƣớc thái độ đó của Liên Xô, nƣớc này chỉ đồng ý giúp xây dựng 6 đại đoàn bộ binh cùng một trung đoàn pháo mặt đất.
69
Trong khi đó, việc VNDCCH công nhiên đứng về một bên trong Chiến tranh lạnh và việc Trung Quốc, Liên Xô cam kết hỗ trợ VNDCCH kháng chiến khiến Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây khác lo ngại hơn cho lợi ích, an ninh của mình ở châu Á Thái Bình Dƣơng. Do đó, họ gia tăng hành động chống phá cách mạng Việt Nam. Ngày 7 tháng 2 năm 1950, Mỹ và Anh cùng tuyên bố công nhận Chính phủ Bảo Đại của Quốc gia Việt Nam; tiếp đó, hai nƣớc xúc tiến vận động quốc tế ủng hộ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu. Theo bƣớc Mỹ và Anh, nhiều nƣớc, nhất là các nƣớc ngoài châu Á, đã công nhận Chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại. Đến ngày 3 tháng 4 năm 1950, Quốc gia Việt Nam nhận đƣợc thêm sự công nhận từ 17 quốc gia, đó là: Úc, Niu Dilân, Bỉ, Bradin, Hônđurat, Hàn Quốc, Thái Lan, Cu Ba, Nam Phi, Tây Ban Nha, Côxta Rica, Bôlivia, Ý, Giócđani, Lúcxămbua, Hy Lạp, Vaticăng [148, pg. 148].
Riêng Mỹ, không chỉ công nhận và thúc đẩy việc công nhận Chính phủ Bảo Đại, nƣớc này còn quyết định viện trợ thẳng cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dƣơng. Theo đó, về viện trợ quân sự, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1950, Tổng thổng Mỹ Truman quyết định viện trợ cho Đông Dƣơng 54,5 triệu đô la; trong đó có 31 triều đô la viện trợ quân sự [156, pg. 93, 96, 98].
Không chỉ đối mặt với những cản trở từ bên ngoài, vào thời điểm này, VNDCCH cũng đứng trƣớc nhiều vấn đề nan giải về kinh tế và quân sự từ chính bản thân mình. Về kinh tế, trong vùng VNDCCH kiểm soát, sự thiếu lƣơng thực từ năm 1949 trở nên trầm trọng vào giữa năm 1950 khi “hầu nhƣ có tiền cũng không mua đƣợc gạo” [41, tr. 8]. Ở nhiều nơi, “nạn đói đã bắt đầu” [28, tr. 256]. Về quân sự, sự thiếu vũ khí, trang bị làm cho tiến độ xây dựng lực lƣợng bộ đội chủ trực thuộc Bộ Tổng tƣ lệnh bị chậm. Đại đoàn 308 thành lập từ tháng 8 năm 1949, nhƣng, một phần bởi thiếu vũ khí, trang bị, đến giữa năm 1950 đơn vị này mới tổ chức xong; sự thiếu chính xác của vũ khí và yếu kém về trình độ tác chiến hiệp đồng quân binh chủng của bộ đội khiến QĐNDVN bị thƣơng vong lớn trong các trận Phố Lu, Nghĩa Đô. Hậu
70
quả là, chiến dịch mở thông đƣờng biên giới với Trung Quốc ở Tây Bắc- chiến dịch Lê Hồng Phong I không thu đƣợc thắng lợi lớn, đƣờng biên chƣa đƣợc khai thông.