Tiếp tục vận động quốc tế ngăn chặn chiến tranh

Một phần của tài liệu Cuộc vận động quốc tế của Việt Nam dân chủ cộng hòa trong kháng chiến chống thực dân Pháp ( Luận văn ThS. Lịch sử ) (Trang 44)

Hơn một năm sau khi ra đời, đến cuối năm 1946, thực lực của nƣớc VNDCCH đã đƣợc củng cố, tăng cƣờng về nhiều mặt. Đó là thời kỳ “đầy

45

phấn khởi” mà đại đa số ngƣời dân Việt Nam đều “quyết tâm” hi sinh, phấn đấu cho nền độc lập của mình [1, tr. 87]; đó cũng là thời kỳ mà thế giới hiểu biết hơn về nguyện vọng và ý chí độc lập của ngƣời Việt Nam. Nhƣng, khi Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, VNDCCH vẫn là một nƣớc non trẻ, thiếu và yếu về nhiều mặt, nhất là về quân sự [1, tr. 86; 62, tr. 29]; nƣớc VNDCCH vẫn không giành đƣợc sự ủng hộ thực chất, đáng kể nào từ bên ngoài. Hoạt động vận động quốc tế trong thời gian ấy càng cho VNDCCH thấy rõ hơn sự “đồng lõa” của các nƣớc lớn đối với sự trở lại Đông Dƣơng của thực dân Pháp.

Trong hoàn cảnh đó, VNDCCH tìm kiếm sự trợ giúp bên ngoài cho cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của mình. Giành ủng hộ từ Lào, Campuchia, VNDCCH tăng cƣờng hỗ trợ hai nƣớc bạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Tháng 12 năm 1946, Đảng lập Bộ Tƣ lệnh Mặt trận Lào-Miên (Mặt trận miền Tây) để giúp Lào và Campuchia kháng chiến chống Pháp từ phía Tây; giúp hai nƣớc bạn từ phía Đông, đầu năm 1947, Khu 4 lập Phòng biên chính, điều hai đội vũ trang tuyên truyền 210 và 219 sang khu vực Đông Lào; Khu 7 cử một đội 12 ngƣời sang hoạt động ở khu vực Đông Bắc Campuchia [52, tr. 545].

Cùng với việc tăng cƣờng đoàn kết chiến đấu với hai nƣớc bạn trên bán đảo Đông Dƣơng, Chính phủ Hồ Chí Minh kêu gọi sự hỗ trợ từ các nƣớc châu Á và Liên Xô. Với các nƣớc châu Á, tháng 1 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần kêu gọi Chính phủ các nƣớc Ấn Độ, Miến Điện và các nƣớc châu Á khác giúp đỡ VNDCCH về mọi mặt; với Liên Xô, tháng 2 năm 1947, đại diện VNDCCH Trần Văn Giàu gặp đại diện Liên Xô ở Thái Lan để tranh thủ sự trợ giúp của nƣớc này.

Trong khi tích cực tìm kiếm sự ủng hộ bên ngoài cho hoạt động kháng chiến của mình, VNDCCH tiếp tục nỗ lực vận động quốc tế ngăn chặn, kiềm chế bƣớc tiến của quân Pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến lâu dài. Theo đó, ngay sau Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Chính phủ Hồ

46

Chí Minh đã kêu gọi phía Pháp ngừng bắn, tiếp tục thƣơng lƣợng. Từ đầu tháng 1 đến đầu tháng 3, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi ít nhất 7 thƣ trực tiếp đến Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp đề nghị thƣơng lƣợng, chấm dứt chiến tranh. Giành ủng hộ của nhân dân Pháp và các nƣớc phƣơng Tây, trong các thƣ gửi phía Pháp và kêu gọi Liên Hợp Quốc tháng 12 năm 1946 và đầu năm 1947, Chính phủ Hồ Chí Minh luôn khẳng định Việt Nam chủ trƣơng độc lập trong khối Liên hiệp Pháp; VNDCCH muốn hợp tác về mọi mặt với tất cả các nƣớc dân chủ trên thế giới. Bên cạnh việc kêu gọi thƣơng lƣợng, Chính phủ Hồ Chí Minh cũng tiếp tục gạt bỏ những nghi ngại về chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Đầu tháng 2 năm 1947, trả lời hãng thông tấn Reuter, Chủ tịch Hồ Chí Minh phủ nhận VNDCCH là cộng sản và khẳng định “những thành viên của Việt Minh đơn giản là những ngƣời yêu nƣớc đấu tranh vì độc lập của quê hƣơng họ” [60, tr. 58]. Riêng Mỹ, để giành ủng hộ của nƣớc này, ngày 12 tháng 1, trả lời báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn Mỹ giúp đỡ Việt Nam, gồm cả giúp đỡ về vật chất [60, tr. 28- 29]; trong các cuộc trả lời báo chí và thƣ gửi phía Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam muốn đƣợc độc lập theo mẫu hình Philipin.

Nỗ lực vận động quốc tế những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến của VNDCCH nhận đƣợc sự đồng tình của nhiều nƣớc châu Á nhƣ Ấn Độ, Miến Điện…Trong đó, cố gắng đoàn kết chiến đấu của VNDCCH nhận đƣợc hƣởng ứng tích cực từ Lào và Campuchia. Ngày 7 tháng 1, lực lƣợng kháng chiến của Lào và Campuchia cùng Chính phủ VNDCCH gửi đơn lên Tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc kêu gọi ngăn chặn hành động chiến tranh của Pháp ở Đông Dƣơng [119, pg. 56-57]. Tiếp đó, tháng 2 năm 1947, Việt Nam cùng hai nƣớc này lập Ủy ban giải phóng Việt-Miên-Lào để đoàn kết kháng chiến chống thực dân Pháp.

Sự bùng nổ chiến tranh trên toàn lãnh thổ Việt Nam và sự đồng tình của nhiều nƣớc châu Á đối với cuộc chiến tranh này gây cho Mỹ lo ngại về lợi ích của phƣơng Tây ở khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, Mỹ liên tục thúc

47

giục Pháp thƣơng lƣợng với Chính phủ Hồ Chí Minh. Từ khi chiến tranh bùng nổ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cuối tháng 12 năm 1946, đến tháng 2 năm 1947, ít nhất phía Mỹ có 5 lần bày tỏ mong muốn phía Pháp giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thƣơng lƣợng [118, pg. 77; 119, pg. 58-59, 69-73]. Đồng thời, cuối tháng 2 năm 1947, Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ thị các quan chức của mình ở Đông Dƣơng bí mật liên lạc với phía VNDCCH để xúc tiến giải quyết vấn đề Việt-Pháp bằng thƣơng lƣợng [119, pg. 74].

Trong khi đó, nỗ lực vãn hồi hòa bình của Việt Nam cũng nhận đƣợc hƣởng ứng từ lực lƣợng cộng sản quốc tế. Giữa tháng 1 năm 1947, Bộ Ngoại giao Liên Xô thúc giục Pháp tìm cách thƣơng lƣợng để chấm dứt chiến tranh [111, pg. 64]; ở Pháp, tháng 3 năm 1947, một số đảng viên ĐCS Pháp lên tiếng yêu cầu đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh.

Tuy thế, vì lợi ích riêng, các nƣớc lớn và lực lƣợng cộng sản Pháp tiếp tục chính sách ủng hộ sự duy trì quyền kiểm soát của Pháp ở Đông Dƣơng. Cho nên, sự phản đối của họ chỉ ở mức ngoại giao thuần túy. Hơn thế, Mỹ còn tiếp tục hỗ trợ tài chính cho hoạt động ở Đông Dƣơng của Pháp. Đến đầu năm 1947, Mỹ dành cho Pháp khoản vay tín dụng 160 triệu đô la để mua máy móc và hàng công nghiệp dùng ở Đông Dƣơng [148, pg. 97; 151, pg. C46]; về phía ĐCS Pháp, cuối tháng 3 năm 1947, họ bỏ phiếu thông qua ngân sách cho cuộc tái chiếm Đông Dƣơng của Pháp.

Đƣợc các nƣớc lớn dung túng và nhận đƣợc sự đồng thuận của ĐCS Pháp, thực dân Pháp bỏ qua những nỗ lực hòa bình của VNDCCH, tiếp tục cuộc chiến ở Đông Dƣơng. Không chỉ vậy, thực hiện mƣu đồ tái lập chủ quyền ở Việt Nam, họ còn triển khai việc lập chính phủ bù nhìn do Bảo Đại đứng đầu. Thực hiện ý đồ này, tháng 3 năm 1947, Pháp cử phái viên đi Hồng Kông tiếp xúc với Bảo Đại.

Trƣớc tình hình đó, VNDCCH tăng cƣờng vận động các nƣớc châu Á và lực lƣợng cộng sản quốc tế. Với các nƣớc châu Á, cuối tháng 3 năm 1947, Việt Nam cử một đoàn đại biểu, do Trần Văn Giàu đứng đầu, tham dự Hội

48

nghị Liên Á tổ chức tại Ấn Độ. Tại đây, đoàn VNDCCH đã có nhiều cuộc gặp riêng để vận động sự ủng hộ mọi mặt từ các nƣớc tham dự Hội nghị, trong đó có Ấn Độ và Miến Điện. Đặc biệt, ngày 4 tháng 4, đoàn VNDCCH cùng đoàn Inđônêxia ra bản kêu gọi các nƣớc châu Á gồm 5 điểm: “1, các nƣớc châu Á là thành viên Liên Hợp Quốc nên đƣa vấn đề chủ nghĩa thực dân nói chung và vấn đề Việt Nam nói riêng ra nghị sự của Hội đồng bảo an; 2, các nƣớc châu Á nên thừa nhận ngay chính phủ của các nƣớc Cộng hòa Inđônêxia và Cộng hòa Việt Nam; 3, các nƣớc châu Á nên phối hợp buộc quân đội các nƣớc ngoài rút khỏi các vùng đất chiến đóng ở châu Á; 4, các nƣớc châu Á hợp sức ngăn không cho Pháp và Hà Lan đƣa viện binh đến Inđônêxia và Việt Nam; 5, các nƣớc châu Á nên đƣa ngay đến các chiến trƣờng ở châu Á các đoàn cứu thƣơng và tình nguyện” [135, pg. 175-176].

Với lực lƣợng cộng sản quốc tế, tại Hội nghị Liên Á, đoàn VNDCCH bí mật đề nghị Liên Xô đƣa vấn đề Pháp xâm lƣợc Việt Nam ra Liên Hợp Quốc và trợ giúp ngay cho Việt Nam về vũ khí, trang bị và tài chính [138, pg 3]. Cùng thời gian này, ĐCS Đông Dƣơng cũng có liên lạc cấp cao qua điện đài với ĐCS Trung Quốc để thúc đẩy sự tƣơng trợ giữa cách mạng hai nƣớc [18; 155, pg. 414].

Tăng cƣờng giành ủng hộ từ các nƣớc châu Á và lực lƣợng cộng sản quốc tế nhƣng VNDCCH vẫn duy trì nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây khác. Theo đó, VNDCCH tiếp tục gạt mối nghi ngại về chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam bằng việc mở rộng chính phủ cho ngƣời ngoài Mặt trận Việt Minh tham chính. Ngày 17 tháng 3, Hoàng Minh Giám- ngƣời mà lúc đó đƣợc thế giới biết đến là thành viên của Đảng Xã hội, đƣợc bổ nhiệm làm Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao thay Hồ Chí Minh. Đồng thời, VNDCCH vẫn khẳng định quan điểm giữ liên hệ với nƣớc Pháp và phƣơng Tây. Ngày 25 tháng 3, trong cuộc Trả lời các nhà báo về cuộc tranh luận về

vấn đề Việt Nam tại Quốc hội Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ Việt Nam

49

Mỹ, để vận động nƣớc này thúc đẩy Pháp thƣơng lƣợng, một mặt, VNDCCH trực tiếp bày tỏ với Mỹ mong muốn thƣơng lƣợng, vãn hồi hòa bình của mình. Ngày 17 tháng 4, Phạm Ngọc Thạch, phái viên của VNDCCH, gửi cho Chính phủ Mỹ tập tài liệu; trong đó, phía VNDCCH vạch rõ âm mƣu tái chiếm Đông Dƣơng bằng vũ lực của thực dân Pháp và đề nghị phía Pháp tiếp tục thƣơng lƣợng. Mặt khác, VNDCCH tiếp tục trấn an phía Mỹ về chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dƣơng. Ngày 24 tháng 4, đại diện Phạm Ngọc Thạch khẳng định với các nhà ngoại giao Mỹ: “ĐCS ở Đông Dƣơng đang dồn tâm sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và đối với hầu hết mọi ngƣời, chủ nghĩa cộng sản chỉ là phƣơng tiện để giành độc lập”. Tăng cƣờng thuyết phục Mỹ ủng hộ những nguyện vọng của mình, trong cuộc gặp này, Phạm Ngọc Thạch nhấn mạnh: “Mỹ là nƣớc duy nhất có khả năng chặn đứng cuộc chiến tranh ở Đông Dƣơng” [119, pg. 87-88, 92].

Nỗ lực giành ủng hộ từ các nƣớc châu Á và Liên Xô của VNDCCH tiếp tục thu đƣợc kết quả khích lệ. Tại Hội nghị Liên Á, ngày 2 tháng 4, đại biểu nhiều nƣớc tham dự Hội nghị yêu cầu Chủ tịch Ban tổ chức không cho phép Đặng Ngọc Châu-đại biểu của Chính phủ Nam kỳ tự trị, phát biểu trong phiên bế mạc [22, Phụ lục 1]. Sau Hội nghị Liên Á, ngày 6 tháng 4, lãnh tụ đảng Quốc đại Ấn Độ Gandhi tuyên bố: “Tôi hoàn toàn tán đồng với sự nghiệp mà ngƣời Việt Nam đang tranh đấu” [102, pg. 91]. Tiếp đó, Tiến sỹ Ba Maw, Cựu Quốc trƣởng Miến Điện, gửi thƣ cho Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tôi có thể đảm bảo với ngài rằng, cùng với đại đa số nhân dân Miến Điện, chúng tôi coi cuộc đấu tranh của Việt Nam nhƣ một phần cuộc đấu tranh của chính mình” [22, Phụ lục 2]. Cũng trong thời gian này, Chính phủ Thái Lan đồng ý cho Chính phủ VNDCCH mở cơ quan đại diện ở Thủ đô Băng Cốc. Về phía Liên Xô, tại Hội nghị Liên Á (4/1947), nƣớc này nhất trí tiếp tục tổ chức các cuộc gặp với phía VNDCCH [10, tr. 9].

Song, trái với thái độ ủng hộ Việt Nam của một bộ phận thế giới trên đây, về phía Mỹ, nƣớc này lại nhìn nhận cách mạng Việt Nam tiêu cực hơn.

50

Ngày 13 tháng 5 năm 1947, trong điện gửi Đại sứ của mình ở Pari, Bộ Ngoại giao Mỹ lo ngại Việt Nam là tâm điểm của phong trào chống phƣơng Tây ở châu Á và cuộc đấu tranh này làm lợi cho phe cộng sản trên thế giới. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách Mỹ nhất trí rằng: “Việc nƣớc Pháp và Liên hiệp Pháp gắn kết với nhau không chỉ có lợi cho những ngƣời liên quan mà còn có lợi cho Mỹ” và “ngƣời Việt Nam, trong một thời gian nhất định, vẫn cần sự hỗ trợ về trang bị và kỹ thuật của ngƣời Pháp” [119, pg. 96]. Trên lập trƣờng đó, ngày 9 tháng 5 năm 1947, Bộ trƣởng Ngoại giao Mỹ chỉ thị cho Phó lãnh sự Mỹ ở Hà Nội ngừng dự định tiếp xúc với đại diện VNDCCH ở Thái Lan [119, pg. 93].

Tranh thủ thái độ trên của Mỹ, giữa tháng 5 năm 1947, phía Pháp không chỉ tiếp tục gạt bỏ đề những nghị thƣơng lƣợng của VNDCCH mà, qua phái viên Paul Mus, còn đƣa yêu sách đòi phía VNDCCH đầu hàng.

Không nhận đƣợc sự ủng hộ từ Mỹ và phải đối mặt với thái độ trịnh thƣợng, ngoan cố của phía Pháp, nhƣng, giữa năm 1947, VNDCCH vẫn tìm kiếm sự ủng hộ của phƣơng Tây cho cuộc đấu tranh của mình. Theo đó, trong các thƣ gửi nhân dân Pháp, nhân dân thế giới và trong những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nƣớc ngoài từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 1947, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định Việt Nam muốn độc lập trong Liên hiệp Pháp; VNDCCH không chủ trƣơng “đấu tranh giai cấp” và sẵn sàng hợp tác kinh tế với tƣ bản nƣớc ngoài [60, tr. 183-184, 199]. Đồng thời, tháng 7 năm 1947, Chính phủ VNDCCH tiếp tục mở rộng với sự tham gia của nhiều nhân sĩ, trí thức, điền chủ và quan chức thuộc chính quyền cũ. Nhà trí thức Tạ Quang Bửu đƣợc bổ nhiệm giữ chức Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng, Bác sĩ Vũ Đình Tụng giữ chức Bộ trƣởng Bộ Thƣơng binh và Cựu binh... Trong nỗ lực giành sự ủng hộ của phƣơng Tây, VNDCCH vẫn chú trọng giành ủng hộ của Mỹ và Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, tháng 8 năm 1947, VNDCCH cử một phái đoàn sang nƣớc này tranh thủ sự giúp đỡ [135, pg. 177-178]. Đối với Mỹ, ngày 9 tháng 7 năm 1947, phái viên Phạm Ngọc Thạch trao cho đại diện

51

ngoại giao nƣớc này ở Băng Cốc bản câu hỏi; trong đó, phía VNDCCH tỏ ý muốn Mỹ can thiệp để ngăn chặn cuộc chiến ở Đông Dƣơng và muốn Mỹ giúp về kinh tế, tài chính. Thể hiện rõ hơn sự coi trọng Mỹ và không đối lập với phƣơng Tây trong chính sách đối ngoại của mình, trong bản câu hỏi trên, VNDCCH tham vấn Mỹ về việc đƣa vấn đề Việt Nam lên Liên Hợp Quốc, về việc lập Liên đoàn Đông Nam Á [119, pg. 109]. Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ, ngày 2 tháng 9 năm 1947, Hồ Chí Minh gửi thƣ tới Hội hữu nghị Việt-Mỹ bày tỏ mong muốn Mỹ giúp đỡ VNDCCH.

Cùng với việc cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ từ phƣơng Tây, VNDCCH cũng tăng cƣờng giành sự giúp đỡ về mọi mặt từ các nƣớc châu Á và lực lƣợng cộng sản quốc tế. Theo đó, với các nƣớc châu Á, trong hè năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kêu gọi các nƣớc châu Á ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp về tinh thần và vật chất; đồng thời, Chính phủ VNDCCH vận động lập Liên đoàn Đông Nam Á để đoàn kết trong công cuộc giải phóng và xây dựng hòa bình ở khu vực. Với lực lƣợng cộng sản quốc tế, trong mùa hè năm 1947, phái viên Phạm Ngọc Thạch đã tiếp xúc với đại diện các ĐCS ở một số nƣớc Đông Nam Á, đại diện ĐCS Pháp và đại diện của Liên Xô ở Thụy Sỹ. Tại cuộc gặp đại diện Liên Xô ở Thụy Sỹ ngày 20 tháng 9 năm 1947, Phạm Ngọc Thạch thông báo những khó khăn về kinh tế, quân sự mà VNDCCH gặp phải trong kháng chiến, trong nỗ lực vận động quốc tế và thái độ quốc tế đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, trong cuộc gặp này, Phạm Ngọc Thạch khẳng định ĐCS Đông Dƣơng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam và VNDCCH chƣa giành đƣợc sự ủng hộ của Mỹ trong cuộc kháng chiến này [144].

Những cố gắng vận động quốc tế của VNDCCH trong hè 1947 tiếp tục nhận đƣợc sự đồng tình, hƣởng ứng tích cực từ một số nƣớc châu Á và Liên Xô. Chính phủ Thái Lan, lực lƣợng kháng chiến Lào và Campuchia tán thành

Một phần của tài liệu Cuộc vận động quốc tế của Việt Nam dân chủ cộng hòa trong kháng chiến chống thực dân Pháp ( Luận văn ThS. Lịch sử ) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)