0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Quan điểm vận động quốc tế của VNDCCH

Một phần của tài liệu CUỘC VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( LUẬN VĂN THS. LỊCH SỬ ) (Trang 70 -70 )

Trong bối cảnh gặp khó khăn lớn về vật chất, kỹ thuật và đối mặt với nguy cơ Mỹ gia tăng ủng hộ cuộc chiến của Pháp ở Đông Dƣơng, các nhà lãnh đạo VNDCCH coi trọng sự ủng hộ từ phía các nƣớc trong phe XHCN. Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng, Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh nhấn mạnh sự giúp đỡ của các nƣớc bạn ấy đối với VNDCCH là “không thể coi thƣờng” và khẳng định nhân dân Đông Dƣơng cần phải có sự giúp đỡ của “các lực lƣợng hòa bình dân chủ thế giới (lực lƣợng do Liên Xô lãnh đạo- N.V.T) mới có thể giành đƣợc thắng lợi cuối cùng” [28, tr. 46, 85]. Vì thế, VNDCCH xác định xây dựng liên minh với Trung Quốc, Liên Xô và các nƣớc DCND khác để tranh thủ sự ủng hộ của họ [28, tr. 14]. Thực hiện ý định này, đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật đi thăm Trung Quốc và Liên Xô; tiếp đó, tháng 2 năm 1950, Nghị quyết Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng chủ trƣơng xúc tiến ngoại giao và tuyên truyền quốc tế, củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân Đông Dƣơng với Liên Xô và các nƣớc DCND, đồng thời, tích cực tham gia và hƣởng ứng phong trào hòa bình thế giới do Liên Xô lãnh đạo [28, tr. 202, 212].

Coi trọng việc giành ủng hộ từ các nƣớc phe XHCN, nhƣng VNDCCH vẫn chủ trƣơng tìm kiếm sự ủng hộ từ các nƣớc bên ngoài hệ thống này. Tháng 1 năm 1950, trong chỉ thị của Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng, Đảng khẳng định sẵn sàng “kiến lập ngoại giao với bất cứ nƣớc nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nƣớc ta”, cũng trong thời gian này, tại Hội nghị Toàn quốc lần thứ ba, Đảng chủ trƣơng tăng cƣờng liên minh chiến đấu với Lào, Campuchia và “liên kết cuộc kháng chiến của ta với phong trào phản chiến của nhân dân Pháp” [28, tr. 14, 26, 202, 212].

Tranh thủ mọi nguồn ủng hộ nhƣng VNDCCH vẫn giữ quan điểm kháng chiến phải dựa vào sức mình là chính. Theo đó, trong các chỉ thị, nghị quyết

71

và thông cáo nội bộ đầu năm 1950, Đảng liên tục nhấn mạnh tƣ tƣởng kháng chiến trƣờng kỳ, tự lực cánh sinh, đồng thời đả phá tƣ tƣởng ỷ lại vào sự giúp đỡ bên ngoài [28, tr. 26].

Sau khi các nƣớc XHCN công nhận VNDCCH, Mỹ công khai ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp ở Đông Dƣơng. Nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Đông Dƣơng nói chung phải đƣơng đầu thêm một đối thủ có sức mạnh nhất thế giới. Bên cạnh đó, nhƣ đã trình bày, VNDCCH vẫn chƣa nhận đƣợc sự ủng hộ thực sự từ Trung Quốc và Liên Xô. Trong hoàn cảnh ấy, VNDCCH càng coi trọng việc giành sự ủng hộ từ Trung Quốc, Liên Xô và các nƣớc phe XHCN. Trong cuộc họp Hội đồng Chính phủ ngày 21 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cần hết sức tranh thủ viện trợ quốc tế” [39, tr. 418]. Và, theo tƣ tƣởng chỉ đạo ấy, giữa năm 1950, Đảng chủ trƣơng ra hoạt động công khai; trong chỉ thị Về việc chống thực dân

Pháp và bọn can thiệp Mỹ (tháng 7 năm 1950), Đảng nhấn mạnh phải “phối

hợp chặt chẽ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của ta với phong trào hòa bình dân chủ thế giới” [28, tr. 443].

Cùng với chủ trƣơng tăng cƣờng giành ủng hộ từ các nƣớc trong phe XHCN, VNDCCH tiếp tục quan tâm tranh thủ sự ủng hộ từ các nƣớc ngoài khối này. Tháng 7 năm 1950, trong Thông cáo Về việc đổi tên Đảng, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng chủ trƣơng lấy tên mới của Đảng là ĐLĐVN nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các phần tử có xu hƣớng quốc gia ở Lào, Campuchia và thuận tiện cho việc vận động sự ủng hộ của các nƣớc ở Đông Nam Á [28, tr. 367, 372].

Có thể nói, đứng trƣớc những khó khăn chồng chất, VNDCCH chủ trƣơng gia tăng cuộc vận động sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Mặc dù thế, chính trong hoàn cảnh này, VNDCCH vẫn khẳng định quan điểm kháng chiến tự lực cánh sinh của mình. Tháng 7 năm 1950, trên Tạp chí Cộng sản số 1, Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh nhấn mạnh: “Điều kiện cố gắng của ta là chính, điều kiện bên

72

ngoài giúp đỡ là phụ. Rất không nên ỷ lại vào sự giúp đỡ bên ngoài… Nhớ rằng: Các nƣớc bạn không kéo quân đến đánh thay cho quân ta đâu và sự giúp đỡ của các nƣớc đó có phải đâu là một đạo bùa “dấy âm binh” của thầy phù thủy” [19, tr. 437].

Một phần của tài liệu CUỘC VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( LUẬN VĂN THS. LỊCH SỬ ) (Trang 70 -70 )

×