Qua bảng dưới đây ta thấy doanh thu qua các năm nhất là hai năm 2008 và 2009 doanh thu tăng hơn nhiều so với năm 2007. Năm 2008 tổng doanh thu tăng 35,8% so với năm 2007 và lợi nhuận thu được tăng 150% so với năm trước. Năm 2009 doanh thu tăng 24,7% so với năm 2008 và lợi nhuận thu được tăng 28% so với năm 2008.
Chỉ tiêu Năm Tổng doanh thu Lợi nhuận sau thuế Tổng quỹ lương Tổng lao động Thu nhập bình quân đầu người
2007 28,64 tỷ 100 tr 1,07 tỷ 41 nhân sự 2,6 triệu/người 2008 38,89 tỷ 250 tr 1,37 tỷ 47 nhân sự 2,9 triệu/người 2009 48,25 tỷ 320 320 tr 1,7 tỷ 53 nhân sự 3,2 triệu/người
Bảng 3.4. Bảng số liệu kết quả kinh doanh của công ty
Về mặt tiền lương: qua 3 năm hoạt động, thu nhập bình quân đầu người của Công ty tăng từ 2,6 triệu/người năm 2007 lên 3,2 triệu/người năm 2009 (tăng 23%) điều này cũng góp phần giảm bớt gánh nặng về việc tăng tốc về giá cả sinh hoạt trong nhiều năm qua. Vì ổn định được thu nhập cho cán bộ công nhân viên thì người lao động mới gắn bó lâu dài với Công ty, góp phần vào sự tăng trưởng của Công ty.
Qua những số liệu phân tích ở trên ta thấy Công ty đã có những thành công nhất định trong việc mở rộng thị trường, duy trì, tìm kiếm khách hàng mới. Tuy là một doanh nghiệp mới chỉ nhập thị trường miền Bắc trong khi đã có những đối thủ rất mạnh là New Toyo Pulppy và giấy Bãi Bằng, nhưng với sự nỗ lực không ngừng doanh thu của Công ty đã không ngừng tăng cao trong mấy năm gần đây.
3.3.2. Thực trạng triển khai các hoạt động Logistics tại công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân. một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân.
3.3.2.1. Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng là yếu tố quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn tới doanh số bán. Khi chất lượng dịch vụ khách hàng tốt thì nó sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng vào sự lựa chọn của mình và gắn bó với sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với công TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân luôn mang tới cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao đúng với khẩu hiệu đề ra là “ Khi cần giấy nhớ lấy Sài Gòn”. Công ty đáp ứng cho khách hàng của mình với rất nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau từ giấy vệ sinh, khă ăn, khăn hộp, giấy rút… Trong các năm qua công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân đã luôn tạo niềm tin cho khách hàng vào sản phẩm của mình về chất lượng của giấy và đặc biệt là việc đáp ứng tốt nhất những đơn đặt hàng của khách. Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng ( đã hoàn tất thủ tục thanh toán theo quy định của công ty). Phòng kinh doanh sẽ ra phiếu xuất kho chuyển xuống bộ phận Logistics. Từ đây bộ phận Logistics
thực hiện việc giao hàng theo đúng số lượng, sản lượng, thời gian và địa điểm giao hàng theo yêu cầu của khách hàng.
Hình 3.2. Quy trình thực hiện đơn đặt hàng với khách hàng
Quy trình thực hiện đơn đặt hàng với khách hàng:
• Đối với những khách hàng mới (mới ký hợp đồng lần đầu) thì nhân viên kinh doanh của công ty sẽ bàn bạc với khách hàng để lên đơn đặt hàng. Sau khi thống nhất sẽ chuyển về phòng kinh doanh và thực hiện việc giao hàng như trên.
• Đối với những khách hàng đã ký hợp đồng và đang tham gia hợp tác cùng công ty thì dựa vào kế hoạch kinh doanh trong kỳ, tồn kho an toàn của khách hàng mà nhân viên kinh doanh bàn bạc cụ thể với khách hàng thống nhất đơn hàng. Từ đó chuyển về phòng kinh doanh và thực hiện việc giao hàng như trên.
3.3.2.2. Hoạt động dự trữ
Để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả thì ở mỗi giai đoạn của quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng cần phải tích luỹ lại một lượng nhất định nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, hàng hoá.
Là loại sản phẩm mang tính chất tiêu dùng quanh năm cho nên việc đảm bảo dự trữ hàng hoá để cung ứng hàng hoá kịp thời cho khách là vô cùng cần thiết. Với tổng kho rộng 1000 m2 tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Tại đây, hàng hoá sẽ được dự trữ với sản lượng, số lượng từng nhãn hàng theo kế hoạch kinh doanh của công ty.
• Về sản lượng tồn kho trung bình là 4 tuần bán hàng
Giao hàng cho khách hàng
• Về nhãn hàng theo kế hoạch dự báo bán hàng của phòng kinh doanh
• Hàng được quản lý theo quy định nhập trước – xuất trước
• Hàng hoá được sắp xếp theo thứ tự các nhãn hàng, ngành hàng một cách trật tự, ngăn nắp, đảm bảo hàng hoá không bị bóp méo và chống cháy nổ.
3.3.2.3. Hoạt động vận chuyển
Vận chuyển hàng hoá là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Do đó yêu cầu về vận chuyển tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Một mặt vận chuyển bổ sung dự trữ cho mạng lưới hậu cần doanh nghiệp, mặt khác nhằm cung cấp dịch vụ khách hàng. Hơn nữa chi phí vận chuyển có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí hậu cần. Do đó vận chuyển tại doanh nghiệp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện tại công ty mới chỉ có 2 xe chuyên chở hàng hoá với các trọng khối là 1,5 tấn và 3,5 tấn. Vì vậy việc vận chuyển hàng hoá không được lớn. Khi có nhiều đơn đặt hàng của khách thì công ty phải đi thuê xe của các doanh nghiệp khác. Các đối tác chính công ty thực hiện dịch vụ thuê xe là công ty cổ phần Vận Tải Sơn Dương; công ty TNHH Giấy Đông Á; DNTN Hoàng Xuân; và một đối tác mới là công ty SimCom. Ngoài ra nếu nhà phân phối tự vận chuyển thì công ty sẽ có mức hỗ trợ vận chuyển nhất định là 2%.
Tuỳ từng trọng lượng xe, chiều dài tuyến đường, số chiều đi, về mà có từng mức chi phí thuê vận chuyển riêng. Sau đây là bảng kê chi phí thuê xe của công ty:
Đơn vị: đ/km Trọng khối xe Dưới 50km 2 chiều 50-100km 2 chiều 100-120 km 1 chiều Trên 120km 1 chiều
1,5 T
7.000 5.000 9.500 8.500
5T 8.000 6.500 11.500 10.000
Bảng 3.5. Bảng kê chi phí thuê xe vận chuyển (năm 2009)
Trong những năm qua tình hình biến động giá xăng dầu đã ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển của doanh nghiệp. Chi phí vận chuyển tại các tuyến đường tăng lên và do đó chi phí hỡ trợ vận chuyển cũng tăng lên. Tháng 12/2009 chi phí vận chuyển lên tới 66.393.229đ. Bình quân từng tháng từ 30- 40 triệu đồng. Qua đó, việc tối thiểu hoá chi phí vận chuyển là hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
3.3.2.4. Quản lý kho
Bộ phận kho nằm trong bộ phận Logistics của công ty bao gồm 16 người
Đơn vị: người
Bảng 3.6. Bảng kê nhân sự tại kho
Chức danh Số lượng
Trưởng kho 1
Nhân viên quản lý hoá đơn – chứng từ 1
Nhân viên quản lý hàng tồn kho 2
Nhân viên lái xe 3
Nhân viên phụ xe ( nhân viên giao hàng) Nhân viên bốc xếp
3 6
Nhân sự tại kho được quản lý và sắp xếp công việc theo quy định của công ty và chi tiết của trưởng kho.
Sau khi nhận được đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh:
• nhân viên quản lý hoá đơn chứng từ sẽ ra phiếu xuất kho chuyển cho trưởng kho để ra lệnh điều xe giao hàng.
• Nhân viên quản lý hàng tồn kho có nhiệm vụ quản lý hàng xuất nhập tồn tại kho.
• Trưởng kho điều xe, sắp xếp lịch giao hàng cho khách hàng
• Nhân viên lái xe và giao hàng (phụ xe) sẽ giao hàng theo lệnh điều xe của trưởng kho
• Nhân viên bốc xếp có nhiệm vụ bốc dỡ hàng hoá trong kho theo hướng chỉ đạo của trưởng kho.
3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Logistics của doanh nghiệp3.2.4.1 Môi trường bên ngoài 3.2.4.1 Môi trường bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài tác động tới công ty gồm có: khách hàng mục tiêu, chính sách pháp luật nhà nước, môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, đối thủ cạnh tranh,…