Những tồn tại trong PTTM mặt hàng điện tử điện lạnh gia dụng trên thị trường Thanh Hóa của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Lam Sơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng điện tử - điện lạnh - gia dụng của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Lam Sơn (Trang 33)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG ĐIỆN TỬ ĐIỆN LẠNH – HÀNG GIA DỤNG TRÊN THỊ

2.3.2 Những tồn tại trong PTTM mặt hàng điện tử điện lạnh gia dụng trên thị trường Thanh Hóa của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Lam Sơn.

trường Thanh Hóa của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Lam Sơn.

Trong những năm qua, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Công ty vẫn còn nhiều điều vướng mắc trăn trở. Như việc xây dựng đại lý, phân phối còn yếu kém, cụ thể là việc xây dựng cải tạo các khu đại lý, phân phối là khá chậm. Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, mới chỉ tập trung vào các khách hàng truyền thống. Chưa khai thác hết các thị trường tiềm năng. Cụ thể như sau:

Về quy mô: Mặc dù quy mô sản xuất của doanh nghiệp đã được mở rộng nhưng vẫn còn hạn chế: tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận không ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng về vốn. Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Mới chỉ đạt được từ 2.4 – 3.2 % chưa khai thác tối đa nguồn lực tài chính. Trong khi đó, do tăng vốn cho hoạt động kinh doanh nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại không tăng mà có xu hướng giảm dù doanh thu thu được hàng năm đều tăng.

Về cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường: Cơ cấu sản phẩm kinh doanh còn kém đa dạng, cơ cấu thị trường còn chênh lệch nhiều, chú trọng vào Thành phố Thanh Hóa trong khi các huyện khác có diện tích khá rộng lớn và nhiều tiềm năng thì chưa được tập trung khai thác.

Về công tác nghiên cứu thị trường: Sự thiếu kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu thị trường. Công tác này đòi hỏi phải được tiến hành liên tục, thường xuyên và khoa học thì mới đảm bảo dược hiệu quả lâu dài và bền vững. trong khi Công ty lại thiếu rất nhiều nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực này dẫn đến kết quả là nhiều khu vực huyện ngoại thành mặc dù nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Hoạt động xúc tiến thương mại của công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa thực sự chú trọng đến các khâu xúc tiến thương mại. Tỷ lệ nhân viên có trình độ marketing chưa nhiều, hình thức quảng cáo sản phẩm chưa thực sự thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Về nguồn nhân lực của công ty: Công ty có đội ngũ cán bộ có bằng cấp tuy nhiên vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là công tác nghiên cứu thị trường. Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng thêm cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên bán hàng của Công ty, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trong các khâu phân phối. Họ có thể cung cấp những thông tin chính xác nhất cho công tác nghiên cứu thị trường của Công ty. Đây là một việc làm cần thiết do trình độ nhân viên bán hàng còn thấp và các chính sách marketing chưa thực sự hiệu quả.

Nguyên nhân của những hạn chế

Yếu tố cản trở phát triển thị trường tiêu thụ

.Công ty hoạt động trong cơ chế thị trường ngày càng khắc nghiệt, cạnh tranh gay gắt. Vì vậy công ty phải chịu nhiều sức ép cũng như nhiều tác động của trị trường như quy luật cung - cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh…đòi hỏi công ty phải giải quyết cùng một lúc nhiều vấn đề. Môi trường kinh doanh có nhiều biến động khó khăn, lạm phát tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, lãi suất tăng khiến chi phí đầu vào tăng, mọi chi phí đều tăng và có khi tốc độ tăng cao hơn doanh thu khiến lợi nhuận của công ty giảm.

Công tác nghiên cứu thị trường là một hoạt động quan trọng để phát triển thị trường và cần có một đội ngũ nhân viên có chuyên môn, lên kế hoạch dự thảo và thực hiên. Tuy nhiên công ty chỉ mới thực hiện công tác nghiên cứu thị trường một cách chủ quan và chưa có kế hoạch cụ thể. Việc nghiên cứu thị trường phải dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được thường xuyên, liên tục song trong lĩnh vực này công ty chưa khảo sát thị trường một cách hệ thống khoa học, chủ yếu là chờ thông tin từ doanh số công ty để điều

chỉnh, chưa có sự đầu tư về nghiên cứu thị trường. Do vậy các thông tin phản hồi đến chậm và không đầy đủ, các sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường.

Nguồn kinh phí cho hoạt động phát triển thị trường còn khá cao. Trong khi đó nguồn vốn đi vay của doanh nghiệp hạn chế. Nếu khoản phí đầu tư cho hoạt động phát triển thị trường quá cao so với các hoạt dộng khác thì công ty cần phải tính toán cẩn thận trước khi quyết định. Do đó, đôi khi đã gây cản trở hoạt động phát triển thị trường.

Yếu tố cản trở khai thác nguồn lực của doanh nghiệp

Về việc khai thác nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đang còn yếu. Công ty mới chỉ tập trung vào các ngân hàng và các nguồn vay thường xuyên, chưa khai thác được những nguồn vốn mới để đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân là do khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao nên giảm sức thu hút đầu tư của các nhà đầu tư vào công ty. Các khoản nợ của khách hàng còn chưa được thanh toán đúng thời hạn dẫn đến việc thực hiện trả nợ cho các tổ chức tín dụng chậm trễ, làm giảm uy tín của doanh nghiệp.

Công ty chưa chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ nói riêng và chiến lược phát triển chung của toàn Công ty.

Yếu tố cản trở thuộc về môi trường vĩ mô

Những bất ổn của thị trường nói chung và tình hình lạm phát ngày càng tăng có ảnh hưởng đến giá cả các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, giá nhân công, giá vận chuyển … làm giá thành của các hàng hóa sản xuất tăng lên trong đó có các mặt hàng điện tử - điện lạnh. Lạm phát gia tặng khiến một bộ phận người dân thắt chặt chi tiêu dẫn đến việc kinh doanh của công ty cũng gặp phải đôi chút khó khăn.

Hệ thống quản lý Nhà nước của nước ta còn nhiều bất cập điển hình là các văn bản pháp luật và nhiệm vụ của các bộ ngành liên quan còn chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Đó là những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong hoạt động phát triển thương mại mặt hàng điện tử - điện lạnh - gia dụng trên thị trường Thanh Hóa. Để tháo gỡ những khó khăn trên cần phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất của tất cả các doanh nghiệp trong ngành, bên cạnh đó là sự quan tâm và tạo điều kiện cho phát triển thương mại mặt hàng điện tử - điện lạnh - gia dụng của các cấp quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng điện tử - điện lạnh - gia dụng của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Lam Sơn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w