Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Eakar Đăk Lăk (Trang 54)

3.1.2.2.Tình hình huy động vốn theo thời gian Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn theo thời gian

3.2.4. Tình hình nợ quá hạn

Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn.

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNO&PTNT Huyện Eakar được thể hiện qua bảng 4.8 như sau:

Bảng 4.8: Tình hình nợ quá hạn

Chất lượng tín dụng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nhóm I 221346 184026 199375 -37320 -16,86 15349 8,34 Nhóm II 869 5682 4251 4813 553,86 -1431 -25,18 Nợ xấu 210 2856 1524 2646 1260,00 -1332 -46,64 Nhóm III 98 1956 865 1858 1895,92 -1091 -55,78 Nhóm IV 53 756 105 703 1326,42 -651 -86,11 Nhóm V 59 144 554 85 144,07 410 284,72 Tổng cộng 222425 192564 205150 -29861 -13,43 12586 6,54 (Nguồn: Phòng tín dụng) Qua bảng 4.8 ta thấy trong 3 năm qua tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNO&PTNT Huyện Eakar cụ thể như sau:

Năm 2008 nợ xấu là 210 triệu đồng chiếm 0,094% trong tổng dư nợ. Năm 2009 nợ xấu là 2.856 triệu đồng chiếm 1,48% trong tổng dư nợ. Năm 2010 nợ xấu là 1.524 triệu đồng chiếm 0,74% trong tổng dư nợ

Nguyên nhân nợ quá hạn

Đối với các hộ nông dân: sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, bị thiên tai lũ lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất, gia đình nghèo nên không có khả năng trả nợ, cần phải có thời gian để phục hồi sản xuất , khôi phục khả năng tài chính để trả nợ vay cho ngân hàng. Đối với các hộ kinh doanh cá thể: nguyên nhân do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Do cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua nên tỷ lệ nợ xấu gia tăng nhưng nhìn chung, trong 2 năm qua chi nhánh đã tích cực trong công tác xử lý và thu nợ quá hạn, điều này được thể hiện qua nợ quá hạn của hộ nông dân, cá thể đã giảm xuống và không phát sinh thêm nợ quá hạn. Mặc dù vẫn kiểm soát được tình trạng nợ quá hạn song ngân hàng cũng nên có những chính sách cụ thể để đề phòng do nền kinh tế vẫn đang hồi phục rủi ro tín dụng cao. Trên thực tế nếu người vay không trả được nợ đúng hạn thì có thể gây ra ảnh hưởng khác nhau đối với ngân hàng, giả sử ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ vay sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng ngân hàng phải thực hiện một loạt các biện pháp để thu

hẹp các tài sản có khác để cải thiện khả năng chi trả. Ngược lại, khi ngân hàng đang ứ đọng về vốn thì việc chậm trả nợ của khách hàng tạm thời không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên đây vẫn là mối nguy hại phải xử lý ngay.

Bất cứ một ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu được nợ, lãi đúng hạn khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới được xem là hoàn tất và ngân hàng mới đạt được mục đích của mình là tạo ra được lợi nhuận từ cấp tín dụng.

Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu nợ. Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Eakar Đăk Lăk (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w